Nhạc sĩ đỗ nhuận được nhà nước truy tặng giải thưởng hồ chí minh về văn học nghệ thuật đúng hay sai

Bộ tem “Kỷ niệm 100 năm sinh nhạc sĩ Lưu Hữu Phước” được cung ứng trên mạng lưới bưu chính từ ngày 12/9/2021 đến 30/6/2023

[Stxdd.thanhuytphcm.vn] - Âm nhạc là một trong những vũ khí lợi hại cổ vũ tinh thần tranh đấu của nhân dân trong các chặng đường cách mạng. Trên mặt trận đấu tranh bằng âm nhạc, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã có đóng góp quan trọng, to lớn, là một trong những “cánh chim đầu đàn” cho sự nghiệp xây dựng nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Những sáng tác của ông thấm đẫm khí thế thời đại, thúc giục mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của toàn dân.

Lưu Hữu Phước sinh ngày 12/9/1921 tại quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ [nay là thành phố Cần Thơ]. Từ nhỏ, ông đã tự học lý thuyết âm nhạc và chơi một số nhạc cụ. Khi lớn lên, với lòng yêu nước nồng nàn, ông biến âm nhạc thành vũ khí sắc bén trong công cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của đất nước. Với nhiều bút danh như Huỳnh Minh Siêng, Long Hưng, Anh Lưu, Hồng Chí…, các sáng tác của người nhạc sĩ - chiến sĩ này đều mang “hơi thở” của thời đại.

Trong giai đoạn 1940 - 1944, còn là sinh viên, các sáng tác của ông đã thể hiện tinh thần tranh đấu mạnh mẽ với những ca từ đanh thép. Bạch Đằng Giang “hùng dũng của nòi giống Tiên Rồng”, Ải Chi Lăng “vì nước tuốt gươm xông pha/Lòng trung, cứu dân lầm than”, Lên đàng “Kết đoàn hùng tráng/Danh lừng Bạch Đằng/tiếng vang Chi Lăng/Đồng tâm noi dấu anh hùng” đến Hờn sông Gianh “Bình minh sáng soi/Toàn dân ước mong một sáng ngày mai”. Hay Hát giang trường hận [sau đổi tên là Hồn tử sĩ] với nhịp điệu trầm hùng “Lấy máu nóng cứu dân khỏi hồi nguy nan/Chí hiên ngang/Bao năm công đức/Xây đắp nên non nước nhà”…

Thành viên Nhóm Hoàng Mai Lưu. Từ trái sang: Huỳnh Văn Tiểng, Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ. [Ảnh tư liệu]

Cùng với 3 người đồng tác giả là Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ và Đặng Ngọc Tốt, Lưu Hữu Phước đã cho ra 3 bài hát Xếp bút nghiên, Mau về NamvàGieo ánh sáng cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào “xếp bút nghiên” nhằm kêu gọi sinh viên từ bỏ việc học giỏi đỗ cao để làm quan cho Pháp, thay vào đó “Xếp bút nghiên lên đường tranh đấu. Xếp bút nghiên coi thường công danh, như phù vân; sơn hà xao xuyến. Tiến! Ta tiến! Một lòng yêu non sông, vì dân ta liều thân...”. Phong trào này đã góp phần khơi gợi mạnh mẽ lòng yêu nước của thanh niên trước và trong Cách mạng tháng Tám. Năm 1944, khi ở trong tù, Lưu Hữu Phước còn cho ra đời Khúc khải hoàn với niềm tin thắng lợi của cách mạng. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã viết trong cuốn Lưu Hữu Phước - Con người và sự nghiệp [Nhà xuất bản Trẻ, 1989]: “Nét nhạc của Lưu Hữu Phước vừa khỏe vừa tươi tắn, mang đậm chất dân tộc và màu sắc Nam bộ, không thể lẫn. Những bài hát ấy đã vang vọng trên các đường phố Sài Gòn cuồn cuộn hàng chục vạn người khởi nghĩa tháng Tám năm 1945”.

Trong kháng chiến chống Pháp [1945 - 1954] và chống Mỹ [1954 - 1975], những bài hát của Lưu Hữu Phước tiếp tục tiếp lửa cho nhiều thế hệ và thúc giục toàn dân hăng hái đấu tranh bằng lời ca mang tính chiến đấu mạnh mẽ. Đó là lời hiệu triệu: “Vùng lên! Nhân dân miền Nam anh hùng - Vùng lên! Xông qua vượt qua bão bùng/Thề cứu lấy nước nhà, thề hy sinh suốt đời/Cầm gươm, ôm súng xông tới...” trong Giải phóng miền Nam [Lưu Hữu Phước cùng với Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, thường được gọi là Nhóm Hoàng Mai Lưu,sáng tác]. Đó là bài Giải phóng quân giục người dân đứng lên khi “lũ giặc giày xéo quê nhà”: “Tổ quốc ơi vì nước gian lao nào sá/Cùng tiến có nghe trời đang sấm vang rền muôn nơi/Cùng tiến chúng ta cùng đi giải phóng miền Nam”. Đặc biệt, nói về nhạc cách mạng trong thời kỳ chống Mỹ, nhiều người nhớ ngay đến Tiến về Sài Gòn. Lời bài hát: “Nơi thành đô trong ánh điện quang tiếng nấc nghẹn câu cười. Khu nhà tranh năm cánh ngoại ô rên xiết đêm ngày. Sài Gòn ơi ta đã về đây, ta đã về đây…” vang vọng trong ngày giải phóng 30/4/1975, thế nhưng ít người biết rằng ca khúc đó được Lưu Hữu Phước viết vào năm 1966.

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước [bên trái] cùng các nhà văn Nguyễn Văn Bổng và Lý Văn Sâm trong kháng chiến chống Mỹ. [Ảnh tư liệu]

Lưu Hữu Phước là người viết rất nhiều hành khúc. Với đặc điểm của thể loại hành khúc là nhịp điệu mạnh, tiết tấu vững chắc, tạo nên khí thế sục sôi, các bài hát của ông có tính thôi thúc hành động. Năm 1964, phong trào “Ba sẵn sàng” được Trung ương Đoàn Thanh niên phát động, các bài hát Sẵn sàng chiến đấu, Thanh niên ba sẵn sàng của ông với giai điệu trẻ trung, náo nức đã góp phần không nhỏ trong việc thu hút thanh niên tham gia các hoạt động kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Ở nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, dường như mỗi bài hát đều mang một sứ mệnh ứng với từng thời kỳ lịch sử. Điểm chung của các bài hát này là đều có tính nhạy bén chính trị và chiến đấu cao, lời lẽ hàm súc và khái quát, thể hiện sự thúc giục, hiệu triệu mạnh mẽ. Một số ca khúc đã được lựa chọn trở thành bài hát chính thức của các tổ chức. Trong đó, Giải phóng miền Nam là bài hát chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Lên đàng là bài hát chính thức của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Còn Hồn tử sĩ được dùng trong các lễ tang theo nghi thức nhà nước và các buổi tưởng niệm của nước ta nhiều năm qua.

Ngoài ra, Lưu Hữu Phước còn ghi dấu ấn với nhiều sáng tác thể hiện tình quân, dân một lòng, niềm tin của toàn dân đối với Đảng, với lãnh tụ Hồ Chí Minh như: Dưới cờ Đảng vẻ vang, Ca ngợi Hồ Chủ tịch, Tình Bác sáng đời ta... Vượt thời gian, những ca khúc này vẫn giữ vị trí gần như không thể thay thế trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam.

Bên cạnh vai trò “người viết sử bằng âm nhạc”, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước còn có những cống hiến to lớn khác cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Ông đã tham gia thành lập Trường Âm nhạc Việt Nam [nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam], Trường Múa, Trường Sân khấu - Điện ảnh, Nhà hát Giao hưởng Hợp xướng Nhạc vũ kịch Việt Nam… Những cống hiến trên được ghi nhận trong giai đoạn 1954 - 1965 khi Lưu Hữu Phước giữ chức Trưởng ban Nghiên cứu Nhạc - Vũ thuộc Vụ Nghệ thuật [Bộ Văn hóa], rồi Vụ trưởng Vụ Âm nhạc và Múa; Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam...

Từ tháng 2/1965, ông làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng, sau đó là Bộ trưởng Bộ Thông tin - Văn hóa của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam ViệtNam. Sau giải phóng, ông tiếp tục giữ những chức vụ quan trọng như Viện trưởng Viện Nghiên cứu Âm nhạc [1978 - 1989], Chủ tịch Hội đồng Âm nhạc Quốc gia, Thành viên Hội đồng Âm nhạc Quốc tế, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Giáo dục của Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam... Trong giai đoạn này, ông cùng các cộng sự nghiên cứu và giới thiệu đàn đá Khánh Sơn – nhạc cụ độc đáo của đồng bào dân tộc Raglaiở Khánh Hòa.

Ông từ trần ngày 8/6/1989. Với những đóng góp to lớn trong suốt sự nghiệp cách mạng, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lậphạng Nhất [năm 1987], Giải thưởng Hồ Chí Minhvề văn học nghệ thuật đợt 1 [năm 1996].

Đến nay, nét đặc trưng âm nhạc “thấm đẫm chất thời đại”, thể hiện “hào khí dân tộc” trong những ca khúc của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước vẫn giữ vẹn nguyên giá trị lịch sử. Ông xứng đáng là “một trong những cánh chim đầu đàn trong sự nghiệp xây dựng nền âm nhạc các mạng Việt Nam. Cả đời anh gắn bó với đấu tranh giải phóng dân tộc, âm nhạc của anh đã có mặt trong những bước ngoặt quyết định của vận mệnh dân tộc” như nhận xét của nhạc sĩ Trọng Bằng, Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Namtrong bài Lưu Hữu Phước: Người viết sử cách mạng bằng âm nhạc đăng trên Tin tức Thông tấn xã Việt Nam ngày 8/9/2012.

Nguyễn Trần

Tin liên quan

1. Nhạc sĩ Đỗ Nhuận[ 1922- 1991]

- Đỗ Nhuận sinh ngày 10/12/1922, quê ở Cẩm Bình, Hải Dương.Ông sinh ra tại Hải Dương nhưng lớn lên ở thành phố Hải Phòng.. Ông là một trường hợp khá đặt biệt của nền âm nhạc nước nhà. Ông không chỉ được biết đến như tác giả cảu các hành khúc, tráng ca,,mà còn là người đầu tiên sáng tác theo thể loại ca kịch.

. Ông là tổng thư ký đầu tiên của hội NSVN khóa I và II,1957-1983. Ông tham gia cách mạng từ khi còn rất trẻ, và đã có đông gopx cho nền âm nhạc VN hiện đại

- Tác phẩm nổi tiếng như : Nhớ chiến khu, du kích ca, Du kích sông thao, Chiến thắng Điện Biên, Việt Nam quê hương tôi .Nhạc kịch Cô sao của ông là vở nhạc kịch đầu tiên của nền âm nhạc được ông viết và dựng vào năm 1964

- Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học Nghệ thuật.

. Bài hát: Hành quân xa

- Bài hát Hành quân xa được ông sáng tác năm 1954 trong khi tham gia chiễn dịch Điện Biên Phủ lịch sử. . Cấu trucsaam nhạc của bài hát : 1 đoạn đơn: gồm 2 câu. Nội dung bài hát nói lên tinh thần bất khuất quật cường của các chiến sĩ bộ đội đã vượt qua bao nhiêu gian nan vất vả vẫn không sờn lòng. Quyết chí đánh thắng kẻ thù giành đọc lập tự do cho tổ quốc

2.Nhạc sĩ Hoàng việt

- Hoàng Việt [1928 - 1967]. Tên khai sinh là Lê Chí Trực. Quê ở xã An Hựu, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

- Là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng như : Lên ngàn, Lá xanh, Tình ca Tác phẩm Quê hương của ông là bản giao hưởng nhiều chương đầu tiên của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại. Ông đã hy sinh năm 1967 ở miền Nam, trên đường đi công tác trong kỳ chống mỹ cứu nước. .

Năm 1996, Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng về vhnt

Bài hát NHạc rừng ra đơig 1953 ở Nam bộ, trong thời kỳ kc chống thực dân pháp. Viết ở nhịp 3/4

3. Nhạc sĩ Nguyễn đức Toàn:

- Ông sinh ngày 10- 3- 1929 ông quê ở Hà Nội.- Ông mất ngày 7/10/2016 tại Hà nội

Ông tham gia cm từ tháng 8/1945. Suốt cuộc đời hoạt động trong quân đội . Âm nhạc của ông phóng khoáng, tươi trẻ và đậm chất trử tình mềm mại, sâu sắc

- Ông sáng tác nhiều bài hát giàu tính chiến đấu và ngợi ca: Biết ơn Võ Thị Sáu; Noi gương Lý Tự Trọng; Nguyễn Viết Xuân; Đào Công sự; Tình em biển cả; Hà Nôi - trái tim hồng.

- Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ chí Minh về văn học nghệ thuật.

. Bài hát biết ơn võ thị Sáu.

Chị võ thị Sáu sinh năm 1936 và hi sinh ngày 23/1/ 1952 trong cuộc kháng chiến chống pháp.

- Năm 1958 nhạc sĩ Nguyễn đức Toàn đã sáng tác ra bài hát này khi đất nước tạm thời bị chia cắt .

Bài hát đã ghi một dấu ấn sâu đậm trong đời sống âm nhạc của nhân dân ta. Bài hát gồm 3 đoạn a-b-a’. Hình tượng Chị Sáu được tác giả khắc họa từ một mùa hoa lê ki ma ở miền đất đỏ. Tác phẩm gây xú động cho người nghe về tấm gương anh dũng của người con gái trẻ tuổi, quyết không khuất phục trước mủi súng của quân thù

* Tính chất: Giai điệu nhẹ nhàng mềm mại, lúc vút cao sáo động, trên một nét nhạc chủ đạo được phát triển khéo léo tinh tế.

- bài hát có sức sống lâu bền cùng năm tháng.

4.Nhạc sĩ Văn Cao[1923-1995]

- Sinh năm 1923- mất năm 1995

Là nhạc sĩ đầu tiên của nền âm nhạc Vn

- Bài hát tiêu biểu: suối mơ, Thiên thai, Đàn chim việt, thăng long hành khúc ca

- Bài quốc ca còn có tên gọi là: Tiến quân Ca sáng tác năm 1944.

Ông đã được nhà nước truy tặng giải thưởng về VHNT

.Bài hát Làng Tôi.

- Bài hát ra đời năm 1947.Bài hát được viết o nhịp 6/8. Đó là một bài hát có giá trị, và sức sống lâu bền trong đời sống âm nhạc của nhân dân ta.Âm nhạc nhịp nhàng , sâu lắng , giài tình cảm. Bố cục gọn gàng chặt chẻ. Nét nhạc chủ đạo phỏng theo nhịp điệu đung đưa của tiếng chuông nhà thờ . Bài hát có 3 lời, như một câu chuyện kể có mở đầu, có dẫn dắt tinh tế và có phần kết thúc đầy lạc quan, tinh tưởng .

Mô tả cảnh làng quê yên vui thanh bình thì giặc kéo đến tàn sát, đốt phá. Quân và dân ta đã dũng cảm chiến đấu bảo vệ quê hương

5. Nhạc sĩ Huy Du

- Ông sinh ngày 01/12/1926 Quê ở huyện Tiên Du Tỉnh Bắc Ninh sinh ra ở 1 vùng quan họ, ngay từ nhỏ âm nhạc dân gian đã có dấu ấn trong tâm hồn của ông. mất ngày 17/12/2007 tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô, thọ 82 tuổi.

- Năm 1944 Ông tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Tác phẩm tiêu biểu:

Ba vì năm xưa, sẽ về thủ đô, Anh vẫn hành quân, nổi lửa lên em....

- Ca khúc của ông tràn đầy khí thế hào hùng đậm chất trữ tình cách mạng.

- Ông Được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

. Bài hát: Đường chúng ta đi

- Ra đời năm 1968 khi cuộc chiến tranh chống mĩ cứu nước đang diễn ra ác liệt.

- Bài hát có sức sống lâu bền

- Bài hát viết nhịp 4/4 chia làm 3 đoạn.

Đoạn 1 với nét nhạc dàn trải, mô tả đát nước tươi đẹp của chúng ta khi cuộc chiến tranh còn nhiều gian nan , vất vả nhưng toàn dân vaavx tin tưởng vào sự lảnh đạo của Đảng và Bác Hồ, hướng vrrf ngày mai tươi sáng của dân tộc

Đoạn 2 với tiết tấu sôi động, dồn dập như thúc giục quân và dân ta nhanh bước trên con đường giải phóng quê hương

Đoạn 3 trở lại không khí âm nhạc tương tự như đoạn 1. Ở đây giai điệu mang tính kiêu gọi, thôi thúc toàn dân tộc vững bước tới ngày toàn thắng. Có thể nói bài hát là một trong số những bài hát hay nhất được sáng tác trong thời kỳ kc chống mỹ cứu nước

Nội dung: Bài hát diễn tả niềm tin niềm tự hào về cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.

6.Nhạc sĩ Trần Hoàn

Tên thật là Nguyễn Tăng Hích [bút danh là Hồ Thuận An]sinh năm 1928 tại triệu Hải Tỉnh bình trị thiên[ Hải lăng- quảng trị].mất ngày 23/11/2003 tại Hà Nội

- Ông hoạt động trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mĩ

- Tác phẩm tiêu biểu: Sơn nữ ca, Lời người ra đi,lời ru trên nương, lời bác Dặn trước lúc đi xa.

- Ông đã được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ chí minh về Văn học nghệ thuật.

.Bài hát: Một mùa xuân nho nhỏ

Bài thơ Một mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải được Nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc vào năm 1980.

Bài hát với chất liệu trữ tình của dân ca huế.bai hát như một bức tranh xuân đầm ấm và tràn đầy tình cảm. Bài hát viết theo nhịp 6/8 với giai điệu phóng khoáng, trong sáng và sâu lắng . bài hát chia làm 2 đoạn. Đoạn 1 Mọc giữa..hòa ca , viết ở giọng La thứ , giai điệu mềm mại , duyên dáng. Đoạn 2 từ Mùa xuân đến nhịp phách tiền chuyển sang giọng La trưởng , giai điệu đẩy dần lên cao trào rồi đọng lại như khăc họa mooyj mùa xuân với nhiều cảm xúc chan chưa tình người.

Nội dung: bài hát như khắc họa một mùa xuân với nhiều cảm xúc chứa chan tình người.

7.Nhạc sĩ Hoàng Vân.

- Tên thật là Lê Văn Ngọ[ bút danh là Yna. Sinh ngày 24.7.1930 tại Hà Nội ,Ông tham gia kc chống thực dân pháp từ khi còn ít tuổi sáng tác tiêu biểu trong thời kì này là Hò kéo pháo

- Tác phẩm tiêu biểu : Quảng Bình quê ta ơi, Tôi là người thợ mỏ, Bài ca xây dựng...

- Ông còn là nhạc sĩ của tuổi thơ với ca khúc," em yêu trường em, con chim vành khuyên, mùa hoa phượng nở.

- Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ chí Minh về văn học nghệ thuật.

.Bài hát Hò kéo Pháo.

- Bài hát sáng tác vào năm 1954 trong chiến dịch điện biên phủ, Khi thấy được những gian nan vất vả của bộ đội ngày đêm phải đưa những cổ pháo nặng hành tấn vượt qua trận địa.

8.Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước

- Lưu Hữu Phước sinh ngày 12-9-1921 tại Ômôn – Cần Thơ, nhưng mất tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 12-6- 1989.

- Ông biết soạn nhạc từ khi mới 15, 16 tuổi.

- Các tác phẩm tiêu biểu của ông là : Lên đàng, Khải hoàn ca, Ca ngợi Hồ Chủ tịch, Giải phóng miền Nam, Tiến về Sài Gòn Ông còn là nhạc sĩ của tuổi thơ với nhiều ca khúc như : Reo vang bình minh, Thiếu nhi thế giới liên hoan, Múa vui

Ngoài sáng tác , ông còn là 1 nhà nghiên cứu âm nhạc, một nhà hoạt động chính trị, xã hội nổi tiếng. Ở cần thờ có công viên lớn mang tên ông và huyện Ô Môn có 1 trường phổ thông mang tên ông . ông dc nhà nước truy tặng giải thưởng hcn về vht

.Bài hát: Lên Đàng

- Sáng tác năm 1944.

- Bài hát là lời kêu gọi mạnh mẽ, thức giục thế hệ trẻ tham gia cách mạng cứu nước

- Ông đã được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật.

9.Nhạc sĩ Phong Nhã.

- Nhạc sĩ Phong Nhã sinh ngày 4- 4- 1924, quê ở duy tiên hà Nam.

- Ông được ghi nhận là nhạc sĩ của tuổi thơ.

- Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng về văn học nghệ thuật.

- Các tác phẩm tiêu biểu của ông là : Cùng nhau ta đi lên, Kim đồng, nhanh bước nhanh nhi đồng, Đi ta đi lên.....

.Bài hát: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.

- Sáng tác năm 1945 khi ông mới 21 tuổi.đây là một trong những bài thiếu nhi hay nhất.

- Bài hát nói lên tình cảm kính yêu của thiếu nhi việt Nam với Bác Hồ kính yêu.

10.Nhạc sĩ Nguyễn văn Chung[1914-1984]

- Tên khai sinh là : Mai Văn chung sinh ngày 20-6-1914, quê ở Tiên lữ, hưng Yên.

- Âm nhạc của ông trong sáng, đậm đà

âm điệu dân gian.

- Tác phẩm tiêu biểu: Đếm sao, Lì và sáo, Trăng theo em

rước đèn, lượn tròn lượn khéo

. Bài hát Lượn tròn, lượn khéo

Bài hát ra đời sau năm 1954, bài hát gợi lên những cánh chim bồ câu bay liệng trên bầu trời xanh như muốn vui cùng đôi tay múa mềm mại của những em bé.

11. Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát[ 1910- 1993]

- Nhạc sĩ

Nguyễn Xuân Khoát sinh 11/2/1910

ở Hà Nội, là vị chủ tịch đầu tiên và

duy nhất của Hội nhạc sĩ Việt Nam.

Được mệnh danh là người anh cả

của nền âm nhạc mới Việt Nam.

- Các tác phẩm tiêu biểu : Con voi, Thằng bờm, Lúa thu, Tiếng chuông nhà thờ, Hát mừng bộ đội chiến thắng

. Bài hát " Lúa Thu"

- bài hát ông sáng tác năm 1958, với giai điệu vui tươi, trong sáng, bài hát vẽ nên bức tranh phong cảnh đồng quê mùa thu lúa chín. gợi tả nỗi niềm mong đợi ngày thống nhất đất nước của tuổi thơ việt Nam.

12. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý

- Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý sinh ngày 05/03/1925 tại Vinh – Nghệ An, quê gốc tại Phú Cường, Sóc Sơn, Hà Nội.Ông là một nhạc sĩ có khối lượng tác phẩm khá lớn trong đó có nhiều ca khúc nổi tiếng, được luu truyên rộng rãi.

+ Âm nhạc của ông giàu chất trữ tình, giai điệu mượt mà, đậm đà bản sắc dân tộc với lời ca trau chuốt, tinh tế.

- Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật.

* Tác phẩm tiêu biểu:

  • Dư âm, Mẹ yêu con
  • Tấm áo chiến sỹ mẹ vá năm xưa, Bài ca phụ nữ Việt Nam
  • Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh
  • Người đi xây hồ Kẻ Gỗ
  • Dáng đứng Bến Tre
  • Mùa xuân cô nuôi dạy trẻ
  • Màu áo chú bộ đội

Bài hát Mẹ yêu Con

- Bài hát “Mẹ yêu con” ra đời vào năm 1956. Từ âm điệu của lời ru, nhạc sĩ đã phát triển hết sứ khéo léo để tạo nên một khúc ru trìu mếm, thiết ta, bay bổng, đậm tình mẹ con. Bài hát mẹ yêu con khong còn là khúc ru của riêng một người mẹ nào mà trở thành tiếng nói chung của bà mẹ đất nước. Đây là một ca khúc nghệ thuật được mọi nguowig meenmsmooj, được nhiều ca sĩ biểu diễn.

13. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.

Ông sinh ngày 11/11/1924, quê ở Đà Nẵng. Còn có bút danh là Huy Quang.

Ông mất ngày 29/6/2015

Giai điệu của ông trau chuốt, trử tình, mang hơi thở của thời đại và đậm đà bản sắc dân tộc

- Ông bắt đầu sáng tác từ trước cách mạng tháng 8/1945.

- Là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng như : Đoàn vệ quốc quân, Những ánh sao đêm, Anh ở đầu sông,em cuối sông, Thuyền và biển Những bài hát thiếu nhi như Đội kèn tí hon, Nhớ ơn Bác

- Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học Nghệ thuật.

Bài hát Bóng cây Kơ-nia

- Bài hát Bóng cây Kơ-nia được ông sáng tác năm 1971 .Thời kì này đất nước cong bị chia cắt làm 2 miền cuộc chiến đấu giải phóng miền nam đang khó khăn gian khổ, đồng bào miền nam nhất là đồng bào Tây nguyên đang rên xiết dưới achs kìm kẹp của bọn Mĩ-ngụy. Hình anh cô gái và người mẹ ngày ngày lên nương rẫy nhìn thấy bóng cây kow nia lại nhớ tới người thân của mình đi xa, đã phản ánh đúng tâm trạng của cả đồng baomiền nam đang hướng ra miền bác chờ đợi người thân của mình trở về giải phóng quê hương .Từ lời thơ do Ngọc Anh phỏng dịch dân ca Hree, Nhạc sĩ đã dùng chất liệu âm nhạc dân gian Tây Nguyên tạo nên một ca khúc sâu lắng, trử tình, lúc tha thiết nhớ nhung[ đoạn đầu], lúc thôi thúc dồn dập[ đọa sau], lúc vang vọng nhắn nhỏ[ đoạn kết] làm rung động biết bao người nghe. Tác phẩm có sức sống lâu bền trong đời sống âm nhạc của nhân dân ta

- Nội dung: Bài hát Phản ánh tâm trạng của cả đồng bào miền Nam đang hướng ra miền Bắc chờ đợi người thân của mình trở về giải phóng quê hương. Bài hát có sức sống lâu bền trong đời sống âm nhạc của nhân dân ta.

Video liên quan

Chủ Đề