Đặt một câu nói về việc học tập của một bạn với cặp từ biểu thị quan hệ tương phản

I. Nhận xét

1. Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới.

Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm : xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.

Tuy bốn mùa là vậy nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cỏ mục. Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá mực. Mùa thu của Hạ Long là mùa trắng biển và tôm he…

 -Gạch dưới câu ghép trong hai đoạn văn.

- Dùng gạch xiên [ / ] ngăn cách các vế câu trong câu ghép. Khoanh tròn cặp quan hệ từ nối các vế câu ghép.

2. Đặt một câu ghép, trong đó hai vế câu có quan hệ tương phản.

…………………………………

Phương pháp giải:

1] Câu ghép là câu có nhiều hơn một cụm chủ - vị.

Em hãy phân tích cấu tạo của các câu trên để tìm câu ghép có trong đoạn.

2] 

- Đặt những vế câu có quan hệ tương phản về nghĩa.

- Sử dụng các quan hệ từ biểu thị mối quan hệ tương phản: tuy, mặc dù, tuy ... nhưng...., mặc dù ... nhưng ..., ......

Lời giải chi tiết:

1] Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm : xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.

[Tuy] bốn mùa là vậy / [nhưng] mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cỏ mục. Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá mực. Mùa thu của Hạ Long là mùa trắng biển và tôm he…

2] 

- Tuy nhà xa nhưng Nam vẫn luôn đi học đúng giờ.

- Mặc dù trời mưa to nhưng cuộc họp vẫn diễn ra bình thường.

II. Luyện tập

1. Phân tích cấu tạo của hai câu ghép sau bằng cách thực hiện các yêu cầu ở dưới.

a] Mặc dù giặc Tây hung tàn nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu học tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ.

b] Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.

- Dùng gạch xiên [ / ] ngăn cách các vế câu trong từng câu ghép.

- Khoanh tròn quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ nối các vế câu.

- Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong từng vế câu.

2. Viết thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản :

a] Tuy hạn hán kéo dài............................

b] …………………………nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng ruộng.

3. Đọc mẩu chuyện vui sau và thực hiện yêu cầu ở dưới.

Chủ ngữ ở đâu ?

Cô giáo viết lên bảng một câu ghép :

"Mặc dù tên cướp rất hung hăng, gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8."

Rồi cô hỏi :

- Em nào cho cô biết chủ ngữ của câu trên ở đâu ?

Hùng nhanh nhảu :

- Thưa cô, chủ ngữ đang ở trong nhà giam ạ.

a] Dùng gạch xiên [ / ] ngăn cách các vế câu của câu ghép trong mẩu chuyện trên.

b] Khoanh tròn cặp quan hệ từ nối các vế câu.

c] Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong từng vế câu.

Phương pháp giải:

1] Em phân tích các thành phần chủ vị trong câu.

2] 

- Em tìm một vế câu tương phản về ý nghĩa với vế câu đã cho.

- Bổ sung thêm một quan hệ từ để bắt cặp với quan hệ từ đã được cho trong bài.

3]

- Em tìm các câu ghép có trong mẩu chuyện.

- Phân tích cấu tạo ngữ pháp của từng câu ghép vừa tìm được.

Lời giải chi tiết:

1] 

a] [Mặc dù] giặc Tây [CN] / hung tàn [VN] [nhưng] chúng [CN] / không thể ngăn cản các cháu học tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ. [VN]

b] [Tuy] rét [CN] / vẫn kéo dài,[VN] mùa xuân [CN] vẫn đến bên bờ sông Lương. [VN]

2] 

a] Tuy hạn hán kéo dài nhưng người dân quê em không hề lo lắng.

b] Mặc dù trời rét đậm nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng ruộng.

3] 

 Loigiaihay.com

Câu hỏi:Đặt một câu nêu hoạt động của em ở trường

Trả lời:

- Ở trường, em chăm chú nghe thầy cô giáo giảng bài.

- Giờ ra chơi, em đến thư viện trường cùng các bạn.

- Ở lớp, em chăm chỉ phát biểu xây dựng bài.

- Chúng em chơi đá cầu vào giờ ra chơi.

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm các kiến thức về câu nhé!

Các kiểu câu trong Tiếng Việt gồm nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên được phân chia thành 2 kiểu câu lớn đó là câu đơn và câu ghép. Cùng tìm hiểu kiến thức về những loại câu này ngay sau đây.

1. Kiểu câu đơn

a. Khái niệm:

Câu là 1 tập hợp các từ ngữ được kết hợp với nhau theo một quy tắc nhất định, diện đạt 1 ý tương đối trọn vẹn và dùng để thực hiện 1 mục đích nói năng nào đó.

-Dấu hiệu nhận biết câu: Khi nói câu phải có ngữ điệu khi kết thúc và khi viết cuối câu phải có dấu chấm câu như: dấu chấm, dấu hỏi hay dấu chấm than.

b. Phân loại câu đơn

- Câu kể hay còn gọi là câu trần thuật là những câu dùng để kể, tả hoặc giới thiệu về một sự vật, sự việc. Nói lên ý nghĩa, tâm tư hay tình cảm và cuối câu có đặt dấu chấm.

- Câu kể là câu chỉ có 1 cụm chủ ngữ – vị ngữ tạo thành.

Ví dụ: Tôi rất thích đi học tiếng Anh

- Các kiểu câu kể gồm có:

+ Câu kể ai làm gì?

+ Câu kể ai thế nào?

+ Câu kể ai là gì?

2. Kiểu câu ghép

a. Khái niệm

Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại, mỗi vế câu lại được cấu tạo bởi một cụm chủ ngữ – vị ngữ giống như câu đơn. Giữa các vế của câu ghép có những mối quan hệ nhất định.

b. Phân loại câu ghép

Câu ghép đẳng lập: là loại câu ghéo được nối với nhau bằng cách sử dụng cách nối trực tiếp. Câu đẳng lập có thể tách các mệnh đề thành những câu đơn mà không ảnh hưởng tới nội dung của câu.

Câu ghép chính – phụ: là câu ghép được nối các vế với nhau bằng cách sử dụng quan hệ từ “hoặc” hoặc cặp từ hô ứng.

Ví dụ: Nếu em học giỏi thì ba mẹ em sẽ rất vui.

Câu đặc biệt: Là câu thường không có chủ- vị

Ví dụ như: Ôi! Căn phòng đẹp quá!

c. Mối quan hệ giữa các vế của câu ghép

Quan hệ Nguyên nhân- kết quả: Dùng để thể hiện nguyên nhân- kết quả giữa 2 vế của câu ghép và thường sử dụng các quan hệ từ như: vì, do, nên, cho nên…Và các cặp quan hệ từ như: bởi vì…cho nên hay vì…nên.

VD: Vì trời mưa to nên lớp em không tới lớp.

-Quan hệ: điều kiện – kết quả hoặc giả thiết – kết quả: Để thể hiện điều kiện – kết quả hoặc giả thiết – kết quả giữa 2 vế trong câu ghép. Có thể sử dụng

+Quan hệ từ: hế, nếu, giá, thì, …

+Cặp quan hệ từ: nếu … thì …; hễ .. thì …; giá … thì …; hễ mà … thì …; …

VD: Nếu Nam chăm học tập thì cậu ấy có thể trở thành học sinh hỏi.

– Quan hệ tương phản: Để thể hiện sự tương phản giữa 2 vế của câu ghép và thường sử dụng:

+Quan hệ từ: tuy, dù,nhưng, mặc dù …

+Cặp quan hệ từ như: tuy … nhưng …, mặc dù … nhưng, dù … nhưng …,….

VD: Tuy bị đau chân nhưng bạn Nam vẫn đi học.

– Quan hệ tăng tiến: Dùng để thể hiện sự tăng tiến giữa các vế của câu ghép. Câu này thường sử dụng những quan hệ từ như: Không những … mà còn hay không chỉ … mà còn..

VD: Không những bạn Nam học giỏi mà bạn ấy còn hát hay.

-Quan hệ mục đích: Dùng để biểu thị quan hệ mục đích giữa những vế câu trong câu ghép. Sử dụng quạn hệ từ như: để, thì…

Ví dụ: Chúng em cố gắng học tập tốt để bố mẹ vui lòng.

Tóm lại: Các kiểu câu trong Tiếng Việt được phân chia thành 2 kiểu câu lớn đó là: câu đơn và câu ghép. Trong mỗi câu lại được phân chia thành nhiều loại câu khác nhau, dựa vào dấu hiệu nhận biết như dấu chấm câu hoặc từ nối để phân biệt chúng.

A . Đặt 1 câu có cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ nguyên nhân - kết quả

.....................................................................

B . Đặt 1 cây có cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ điều kiện [ giả thiết ] kết quả

............................nếu bạn chăm học thì bạn sẽ học giỏi..........................................

C . Đặt 1 câu có cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ tương phản

............................mặc dù trời mưa nhưng em vẫn đi học đúng giờ..........................................

D . Đặt 1 cây có cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ tăng tiến

............................ko những học giỏi mà bạn Linh còn rất ngoan ngoãn............. ...... .......................

Đọc tiếp...

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề