Nhà ở cách đường điện cao thế bao nhiêu mét

Việc mua đất, xây nhà ở gần đường dây điện cao thế không phải là câu chuyện mới, nhưng gần đây lại trở thành đề tài bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn bất động sản, mạng xã hội.

Nhất là mới đây, một vụ việc thương tâm đã xảy ra trên địa bàn xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Khi 3 công nhân khi đang hàn phần khung inox thuộc lan can tầng 2 một ngôi nhà cho hộ dân thì đường dây điện 22kV ở ngay gần đó phóng điện, khiến 3 người bị bỏng nặng. Nguyên nhân dẫn đến vị việc trên là hộ dân thi công công trình nhà ở vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện, mặc dù đã được nhắc nhở tháo dở phần vi phạm nhưng gia chủ không chấp hành.

Vụ việc trên đã giống lên hồi chuông cảnh báo xây dựng nhà ở gần đường dây điện cao thế và sự bất an cho các thành viên gia đình khi sống trong một môi trường nguy hiểm đang rình rập.

Dưới đây là những lưu ý người dân cần biết khi mua hoặc xây nhà gần đường dây dẫn điện cao thế.

Không tồn tại nhà ở gần đường dây điện áp từ 500kV

Điện cao áp được xác định từ 1kV trở lên. Điện áp này được tăng lên nhằm mục đích truyền tải đi xa. Hiện nay chúng ta đang ứng dụng các điện áp như 500kV, 220kV, 110kV...

Tuy nhiên, theo Khoản 3, Điều 51 Luật điện lực 2004 có quy định: Không cho phép tồn tại nhà ở và công trình có người thường xuyên sinh sống, làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp từ 500 kV trở lên, trừ những công trình chuyên ngành phục vụ vận hành lưới điện đó.

Do đó, trước khi giao dịch mua bán nhà đất, người mua cần tìm hiểu đường dây điện gần ngôi nhà dự định mua có điện áp bao nhiêu kV.

Xây dựng nhà phải có thỏa thuận bằng văn bản với đơn vị quản lý lưới điện

Theo Khoản 2 Điêu 51quy định: Trước khi cấp phép cho tổ chức, cá nhân xây dựng mới hoặc cơi nới, cải tạo nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, cơ quan cấp phép phải yêu cầu chủ đầu tư xây dựng nhà ở, công trình thoả thuận bằng văn bản với đơn vị quản lý lưới điện cao áp về các biện pháp bảo đảm an toàn đường dây dẫn điện trên không và an toàn trong quá trình xây dựng, cơi nới, cải tạo, sử dụng nhà ở, công trình này.

Theo quy định này, khi xây dựng, cải tạo hoặc cơi nới công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng nhà ở cần có văn bản thỏa thuận đảm bảo an toàn với đơn vị quản lý lưới điện cao áp tại địa phương đó.

Kiểm tra khoảng cách an toàn phóng điện

Theo Điều 13, Nghị định số 14/2014/NĐ-CP có quy định khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn điện gần nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:

Điện áp Đến 35kV 110kV 220kV
Khoảng cách 3,0m 4,0m 6,0m

Bảng khoảng cách an toàn phóng điện

Tức khoảng cách từ một điểm [có khoảng cách gần nhất với đường dây dẫn điện] của ngôi nhà đến đường dây dẫn điện cho từng loại điện áp khác nhau được quy định theo bảng trên.

Nhà ở gần đường dây điện áp 200kV phải đáp ứng đủ điều kiện

Ngoài kiểm tra khoảng cách an toàn phóng điện, nhà ở gần đường dây điện áp 200kV cần đáp ứng đủ điều kiện được quy định tại Điều 13 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP như sau:

1. Mái lợp và tường bao phải sử dụng vật liệu không cháy để xây dựng.

2. Không gây cản trở đường ra vào để kiểm tra, bảo dưỡng, thay thể các bộ phận công trình lưới điện cao áp.

3. Cường độ điện trường nhỏ hơn 5 kv/m tại điểm bất kỳ ờ ngoài nhà cách mặt đất 1m và nhỏ hơn hoặc bằng 1 kv/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất 1m.

Đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp 220 kv, ngoài đáp ứng các điều kiện trên, các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình còn phải được nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất theo quy định chi tiết về phạm vi, kỹ thuật nối đất do Bộ Công thương ban hành.

>> Mua nhà có ma - Có nên hay không khi giá rẻ?

Ảnh hưởng của điện từ trường đến sức khỏe, sinh hoạt

Thực tế, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào khẳng định sự ảnh hưởng của điện từ trường có liên quan đến bệnh ung thư, thần kinh… Tuy nhiên kết quả nghiên cứu do Hội an toàn vệ sinh lao động Việt Nam công bố cho thấy có nhiều chỉ tiêu về sức khỏe con người cao hơn bình thường do ảnh hưởng của điện từ trường.

Kết quả nghiên cứu 151 công nhân trạm biến áp, 222 công nhân đường dây 500kV, với các chỉ tiêu không giống nhau đã cho những kết quả cũng rất khác nhau.

Theo đó, chỉ tiêu tần suất tế bào có vi phân ở các công nhân trạm cao hơn  bình thường; ở chỉ tiêu tỷ lệ các bệnh mắc phải thì cho kết quả nhóm được điều tra có các bệnh gan mật cao hơn bình thường. Trong khi đó, các triệu chứng chủ quan thì nhóm công nhân này cũng có tỉ lệ suy nhược thần kinh cao hơn…

Còn theo một kết quả nghiên cứu khác được tiến hành với hơn 31 hộ dân ở TP.HCM và 44 hộ dân tại tỉnh Hòa Bình [sống gần và xa đường dây điện 500kV] cũng cho thấy, tỉ lệ các bệnh về lao phổi cao hơn bình thường.

Kết quả này cũng cho thấy, những người dân sống gần đường dây điện cao thế khi trời mưa thì bị điện giật nếu chạm vào angten, mái nhà…

Để hạn chế những rủi ro bị bỏng do dòng điện cao thế, người dân cần lưu ý những điểm sau:

Thứ nhất, trong quá trình xây dựng tránh để thanh thép dưới đường điện cao thế, chạm vào đường dây điện hoặc gần đường dây điện cao thế bởi chúng sẽ gây ra hiện tượng phóng điện.

Thứ hai, không đặt dây phơi quần áo hay các cột ăng ten ti vi trên trần nhà, bởi chúng sẽ trở thành mối hiểm họa.

Trong một bài chia sẻ với báo chí, PGS.TS Lê Văn Doanh, nguyên trưởng Khoa điện, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng: “Xung quanh dây điện cao thế có dòng từ trường bao quanh. Khi người đứng gần sẽ trở thành vật dẫn. Nếu dòng điện cao hơn dòng điện trong người gây nên hiện tượng phóng và nhiễm điện. Vì thế, người đứng càng gần dòng điện cao thế càng có nguy cơ cao”.

Không chỉ vậy, mặc dù xây nhà cách đường dây điện gần 15 – 20m nhưng nhiều hộ dân sống gần đường dây điện cho rằng ti vi luôn bị nhiễu sóng do bị nhiễm điện từ trường và người thì luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải...

Những ngôi nhà, thửa đất có vị trí như vậy thường được rao bán với giá rẻ hơn thị trường, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, người mua cần tỉnh táo để bảo vệ an toàn cho chính bản thân và gia đình mình.

Nếu là bạn, bạn có mua nhà ở gần đường dây điện cao thế không? Hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

>> Méo mặt ôm hận ‘ở khổ, bán khó’ vì trót ham rẻ mua nhà xây sẵn

Thảo Uyên [TH]

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi Ngày hỏi

Ngày hỏi:24/01/2019

 Đường dây điện  Công trình xây dựng

Vợ chồng tôi có mua một miếng đất dưới quê, tính xây dựng nhà ở thì bên cán bộ phường có nói là vì gần đường dây dẫn điện trên không nên khi xây nhà phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật để an toàn cho người thường xuyên sinh sống trong nhà. Nhưng tôi vẫn chưa rõ những điều kiện đó là gì? Ban biên tập cung cấp thông tin giúp tôi được không? Xin cảm ơn rất nhiều và chúc Ban biên tập một ngày làm việc hiệu quả.

Quốc Tuấn [tuan***@gmail.com]

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

Không cho phép tồn tại nhà ở và công trình có người thường xuyên sinh sống, làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp từ 500 kV trở lên, trừ những công trình chuyên ngành phục vụ vận hành lưới điện đó.

Do đó, trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp từ 500 kV trở lên sẽ không được phép xây dựng nhà ở và công trình có người thường xuyên sinh sống, làm việc.

Trường hợp xây dựng nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định 14/2014/NĐ-CP, cụ thể:

- Mái lợp và tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy.

- Không gây cản trở đường ra vào để kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận công trình lưới điện cao áp.

- Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn điện gần nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:

Điện áp

Đến 35 kV

110 kV

220 kV

Khoảng cách

3,0 m

4,0 m

6,0 m


- Cường độ điện trường nhỏ hơn 5 kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất một [01] mét và nhỏ hơn hoặc bằng 1 kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất một [01] mét.

- Đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp 220 kV, ngoài đáp ứng các điều kiện trên, các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình còn phải được nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất tại Điều 12 Thông tư 31/2014/TT-BCT. Cụ thể:

+ Cọc tiếp đất được làm bằng thép tròn đường kính không nhỏ hơn 16 mm hoặc thép vuông có tiết diện tương đương hoặc thép góc có kích thước không nhỏ hơn [40x40x4]mm; chiều dài phần chôn trong đất ít nhất 0,8 m [theo phương thẳng đứng], một đầu cọc nhô lên khỏi mặt đất [không cao quá 0,15 m]; nơi đặt cọc tiếp đất không được gây trở ngại cho người sử dụng nhà ở, công trình. Không được sơn phủ các vật liệu cách điện lên bề mặt cọc tiếp đất. Tại những nơi dễ bị ăn mòn, các cọc tiếp đất phải được mạ đồng hoặc mạ kẽm.

+ Dây nối đất có thể được làm bằng thép tròn đường kính không nhỏ hơn 6 mm hoặc thép dẹt kích thước không nhỏ hơn [24x4]mm hoặc dây đồng mềm nhiều sợi tiết diện không nhỏ hơn 16 mm2; nếu dây nối đất làm bằng thép thì phải được mạ kẽm hoặc sơn chống gỉ.

+ Dây nối đất được bắt chặt với phần nổi trên mặt đất của cọc tiếp đất và kết cấu kim loại cần nối đất bằng bu lông hoặc hàn.

+ Trường hợp nhà ở, công trình đã có nối đất đang được sử dụng thì không cần phải làm thêm cọc tiếp đất mà chỉ cần bắt chặt dây nối đất vào nối đất đó bằng bu lông hoặc hàn.

Ban biên tập thông tin đến Anh/Chị!

Trân trọng!


Video liên quan

Chủ Đề