Nguyên nhân sự khác biệt thiên nhiên vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc

Khái quát về sự phân hóa theo Đông – Tây của thiên nhiên nước ta

Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt:

Thứ nhất: Vùng biển và thềm lục địa

– Vùng biển nước ta lớn gấp 3 lầ diện tích đất liền. Độ nông – sâu, rộng – hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kề bên và có sự thay đổi theo từng đoạn bờ biển.

– Thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có, tiêu biểu cho thiên nhiên vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa.

Thứ hai: Vùng đồng bằng ven biển

– Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay đổi tùy nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với đất đồi núi phía tây và vùng biển phía đông.

– Đồng bằng Bắc Bộ và Đông Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông; phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi, thay đổi theo mùa.

– Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu; các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm pha khá phổ biến; thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ nhưng giàu tiềm năng du lịch và thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển.

Thứ ba: Vùng đồi núi

– Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi.

– Trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, ở vùng núi cao Tây Bắc cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.

1. Đặc điểm của thiên nhiên vùng núi Đông Bắc

– Đồi núi thấp chiếm ưu thế; hướng vòng cung của các dãy núi; các thung lũng sông lớn và đồng bằng mở rộng. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh làm hạ thấp đai cao cận nhiệt đới với nhiều loại thực vật phương Bắc và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa.

– Thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa.

– Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp bằng phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quẩn đảo. Vùng biển có đáy nóng, tuy nhiên vẫn có vịnh nước sâu thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.

2. Đặc điểm của thiên nhiên vùng núi Tây Bắc

Đây là khu vực có địa hình cao nhất nước ta, nằm ở phía Tây của miền núi trung du phía Bắc, nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

- Địa hình chủ yếu ở đây là các dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

- Phía đông có dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ, có đỉnh Phanxipang cao 3143 mét.

- Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt Lào.

- Ở giữa là các cao nguyên và sơn nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.

- Xen giữa các núi là các thung lũng sông: Sông Đà, sông Mã, sông Chu.

- Các đỉnh núi cao của vùng Tây Bắc là: Phanxipang 3143 mét; PusiLung 3076 mét; Pu Trà 2504 mét; Phu Luông 2445 mét…

Đặc điểm đó đã tạo nên sự phân hóa khí hậu của vùng:

- Sự phân hóa khí hậu theo chiều Đông - Tây: giữa vùng với vùng Đông Bắc mà ranh giới là dãy Hoàng Liên Sơn.

- Tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao: điển hình là những khu vực có địa hình núi cao, như: dãy Hoàng Liên Sơn, các dãy núi chạy dọc biên giới Việt Lào...

- Ngoài ra còn tạo nên kiểu khí hậu thung lũng núi cao phân bố dọc theo các thung lũng sông Hồng, sông Đà.

=> Đây là vùng núi cao nhất ở nước ta với nhiều dãy núi cao đồ sộ. Vì vậy, khí hậu lạnh ở đây chủ yếu là do độ cao của địa hình.

Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm gì?

6 Tháng Mười Hai, 2021 0 Thu Trà

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới thiên nhiên ở nước ta có sự phân hóa đa dạng và tiêu biểu là vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Vậy, thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm nào, hãy cùng Kiến thức Tổng hợp đi tìm hiểu nhé!

Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm nào?

Trắc nghiệm Địa lí Bài 12 có đáp án - Thiên nhiên phân hóa đa dạng [tiếp theo]

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng [tiếp theo] có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 12.

1 108 lượt xem Tải về
Trang trước
Chia sẻ
Trang sau

Trắc nghiệm Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng [tiếp theo]

I. Nhận biết

Câu 1: Hệ sinh thái đặc trưng của khu vực cực Nam Trung Bộ nước ta là

A. xa van cây bụi.

B. rừng thưa nhiệt đới khô.

C. rừng nhiệt đới.

D. rừng thường xanh trên đá vôi.

Đáp án: A

Hệ sinh thái đặc trưng của khu vực cực Nam Trung Bộ nước ta là xa van cây bụi.

Câu 2: Khí hậu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm nào sau đây?

A. Nóng, ẩm quanh năm.

B. Tính chất cận xích đạo.

C. Tính chất ôn hòa.

D. Khô hạn quanh năm.

Đáp án: B

Do vị trí nằm gần đường xích đạo hơn nên khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm cơ bản là cận xích đạo gió mùa.

Câu 3: Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A. Cảnh quan cận xích đạo gió mùa.

B. Cảnh quan nhiệt đới nóng quanh năm.

C. Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa.

D. Cảnh quan giống như vùng ôn đới núi cao.

Đáp án: C

Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc nước ta có đặc điểm là cảnh quan mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa. Do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đem lại một mùa đông lạnh.

Câu 4: Đặc trưng của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là

A. mùa mưa lùi dần về mùa thu - đông.

B. gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh.

C. chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

D. phân chia hai mùa mưa, khô sâu sắc.

Đáp án: C

Đặc trưng của khí hậu ở Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc, có một mùa đông lạnh với 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C.

Câu 5: Sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao ở nước ta biểu hiện rõ qua các thành phần

A. khí hậu, đất đai, sinh vật.

B. sông ngòi, đất đai, khí hậu.

C. sinh vật, đất đai, sông ngòi.

D. khí hậu, sinh vật, sông ngòi.

Đáp án: A

Sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao ở nước ta biểu hiện rõ qua các thành phần khí hậu, đất đai, sinh vật.

Câu 6: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt ở nước ta không phải là loại rừng

A. thường xanh trên đá vôi ở phía Bắc.

B. cây bụi gai nhiệt đới khô trên đá vôi.

C. ngập mặn trên đất mặn ven biển.

D. tràm trên đất phèn ở Nam Bộ.

Đáp án: B

Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt ở nước ta không phải là loại rừng cây bụi gai nhiệt đới khô trên đá vôi.

Câu 7: Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta có đặc điểm là

A. các tháng đều có nhiệt độ trên 28°C.

B. không có tháng nào nhiệt độ dưới 25°C.

C. không có tháng nào nhiệt độ trên 25°C.

D. chỉ có 2 tháng nhiệt độ trên 25°C.

Đáp án: C

Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: khôngcótháng nàonhiệtđộtrên250C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng. Từ 600-700m đến 1600-1700m khí hậu mát mẻ và độ ẩm tăng. Từ 1600-1700m đến 2600mnhiệtđộ thấp hơn.Đaiônđới gió mùa trên núi:cócác loài thực vật ônđớinhư đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam,…

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng về sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao của nước ta?

A. Nhóm đất feralit chiếm phần lớn diện tích đai nhiệt đới gió mùa.

B. Ranh giới đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi miền Bắc thấp hơn miền Nam.

C. Các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya chỉ có ở độ cao trên 2600m.

D. Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Đáp án: C

Phát biểu không đúng về sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao của nước ta là Các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya chỉ có ở độ cao trên 2600m.

Câu 9: Đặc điểm nổi bật của thiên nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta là

A. khí hậu cận xích đạo gió mùa với nền nhiệt độ cao quanh năm.

B. đồi núi thấp chiếm ưu thế với các dãy núi có hướng vòng cung.

C. địa hình cao, các dãy núi xen thung lũng sông có hướng tây bắc - đông nam.

D. gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, tạo nên mùa đông lạnh nhất ở nước ta.

Đáp án: C

Đây là miền duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam với đủ 3 đai cao. Địa hình cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc – đông nam với dải đồng bằng thu hẹp.

Câu 10: Đặc điểm thiên nhiên nổi bật của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta là

A. khí hậu cận xích đạo gió mùa với nền nhiệt độ cao quanh năm.

B. địa hình có các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan.

C. địa hình cao, các dãy núi xen kẽ thung lũng sông hướng tây bắc - đông nam.

D. gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, tạo nên mùa đông lạnh nhất ở nước ta.

Đáp án: D

Đặc điểm thiên nhiên nổi bật của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta là gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, tạo nên mùa đông lạnh nhất nước ta.

Câu 11: Đặc điểm thiên nhiên nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta là

A. khí hậu cận xích đạo gió mùa với nền nhiệt độ cao quanh năm.

B. đồi núi thấp chiếm ưu thế với các dãy núi có hướng vòng cung.

C. địa hình cao, các dãy núi xen thung lũng sông có hướng tây bắc - đông nam.

D. gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, tạo nên mùa đông lạnh nhất ở nước ta.

Đáp án: A

Đặc điểm thiên nhiên nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta là khí hậu cận xích đạo gió mùa với nền nhiệt độ cao quanh năm.

Câu 12: Cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô được hình thành nhiều nhất ở vùng nào?

A. Ven biển Bắc Trung Bộ.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Nam Bộ.

Đáp án: C

Cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô được hình thành nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên.

II. Thông hiểu

Câu 1: Miền Bắc ở độ cao trên 600 - 700 m, miền Nam phải trên độ cao 900 - 1000 m mới có khí hậu cận nhiệt đới chủ yếu vì

A. nhiệt độ trung bình miền Nam cao hơn.

B. địa hình miền Bắc cao hơn.

C. miền Bắc giáp biển nhiều hơn miền Nam.

D. miền Bắc mưa nhiều hơn.

Đáp án: A

Miền Nam có nền nhiệt TB cao hơn miền Bắc nên phạm vi đai nhiệt đới gió mùa được mở rộng lên đến độ cao 900m [miền Bắc là 600 – 700m]. Miền Nam phải lên đến độ cao 1000 m mới bắt đầu xuất hiện đai khí hậu á nhiệt đới.

Câu 2: Đai cao cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc hạ thấp hơn so với miền Nam chủ yếu vì

A. có nền nhiệt độ thấp hơn.

B. có nền nhiệt độ cao hơn.

C. có nền địa hình thấp hơn.

D. có nền địa hình cao hơn.

Đáp án: A

Chú ý từ khóa “đai cận nhiệt đới gió mùa bị hạ thấp”Đai cận nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc nằm ở độ cao từ 600 – 700m đến 2600m [hạ thấp hơn so với miền Nam]
=> Nguyên nhân do miền Bắc vào mùa đông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ trung bình bị hạ thấp hơn so với miền Nam nên đai cận nhiệt đới gió mùa hạ thấp hơn.

Câu 3: Mùa khô ở các tỉnh ven biển cực Nam Trung Bộ kéo dài nhất cả nước chủ yếu là do

A. hoạt động của gió phơn khô nóng.

B. ảnh hưởng của Tín phong đông bắc.

C. địa hình bờ biển không đón gió mùa.

D. địa hình núi dốc đứng về phía biển.

Đáp án: C

Nước ta có 2 mùa gió thổi theo hướng đông bắc và tây nam. Vị trí của vùng cực Nam Trung Bộ lại song song với hướng gió, không đón gió nên mùa khô kéo dài nhất cả nước.

Câu 4: Ở nước ta, thiên nhiên vùng núi Tây Bắc khác với Đông Bắc ở đặc điểm nào sau đây?

A. Mùa đông đến sớm hơn ở vùng núi thấp.

B. Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn.

C. Mùa mưa đến sớm và kết thúc muộn hơn.

D. Khí hậu lạnh chủ yếu do gió mùa Đông Bắc.

Đáp án: B

Do đặc điểm địa hình và vị trí lãnh thổ nên vùng núi Đông Bắc là nơi đầu tiên và trực tiếp đón gió mùa đông bắc của nước ta, khu vực có mùa đông lạnh và kéo dài nhất cả nước: mùa đông lạnh đến sớm và kết thúc muộn hơn. Trong khi vùng núi Tây Bắc có mùa đông bớt lạnh và thời gian ngắn hơn nhờ bức chắn địa hình là dãy Hoàng Liên Sơn.

Câu 5: Dạng thời tiết nắng nóng, kèm theo mưa dông xuất hiện vào cuối mùa khô ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là do ảnh hưởng của

A. Tín phong bán cầu Bắc.

B. Tín phong bán cầu Nam.

C. gió mùa mùa hạ đến sớm.

D. áp thấp nóng phía tây lấn sang.

Đáp án: C

Gió mùa mùa hạ [gió hướng Tây Nam] đến sớm chính là nguyên nhân làm xuất hiện thời tiết nắng nóng kèm mưa dông lớn vào cuối mùa khô ở miền Nam Trung Bộ.

Câu 6: Vùng phía Nam nước ta không có đai ôn đới gió mùa trên núi vì

A. nằm kề vùng biển rộng.

B. không có độ cao trên 2600m.

C. không có gió mùa Đông Bắc hoạt động.

D. nằm gần xích đạo.

Đáp án: B

Đai ôn đới gió mùa trên núi hình thành ở độ cao trên 2600m.

=> Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không có đai ôn đới gió mùa trên núi do vùng này không có các ngọn núi cao trên 2600m.

Câu 7: Đai cao cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Nam lên cao hơn so với miền Bắc chủ yếu vì

A. có nền nhiệt độ thấp hơn.

B. có nền nhiệt độ cao hơn.

C. có nền địa hình thấp hơn.

D. có nền địa hình cao hơn.

Đáp án: A

Nước ta, đai cao cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc hạ thấp hơn so với miền Nam, vì miền Bắc có nền nhiệt thấp hơn miền Nam. Miền Bắc có nền nhiệt độ ở chân núi thấp thì chỉ cần lên tới 600-700m là nhiệt độ đã giảm đạt tiêu chuẩn đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi. Miền Nam có nền nhiệt độ ở chân núi cao thì cần lên tới 900-1000m, nhiệt độ mới giảm đạt tiêu chuẩn đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi.

Câu 8: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có các loài thực vật ôn đới chủ yếu là do

A. ảnh hưởng mạnh gió mùa Đông Bắc.

B. có nhiều núi và cao nguyên đồ sộ.

C. có địa hình núi cao từ 2600m trở lên.

D. có mạng lưới sông ngòi dày đặc.

Đáp án: C

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có các loài thực vật ôn đới là do có địa hình núi cao [từ 2600m trở lên]. Ở độ cao này xuất hiện đai ôn đới gió mùa trên núi và các loài động – thực vật ôn đới như rêu, địa y,…

Câu 9: Hệ sinh thái nào sau đây không thuộc đai nhiệt đới gió mùa chân núi?

A. rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.

B. rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá.

C. rừng cận nhiệt đới trên đất feralit có mùn.

D. rừng nhiệt đới thường xanh trên đá vôi.

Đáp án: C

Hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới trên đất feralit có mùn không thuộc đai nhiệt đới gió mùa chân núi

Câu 10: Đặc điểm không phải của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là

A. khí hậu cận xích đạo.

B. hai mùa mưa và khô.

C. sông Cửu Long có giá trị thủy điện lớn.

D. Ít loại khoáng sản, nhiều dầu khí, bôxit.

Đáp án: C

Đặc điểm không phải của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là sông Cửu Long có giá trị thủy điện lớn.

Câu 11: Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta vì

A. đồi núi thấp chiếm chủ yếu diện tích lãnh thổ.

B. Nước ta nằm trong khu vực gió mùa.

C. nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.

D. Nước ta nằm tiếp giáp với Biển Đông.

Đáp án: A

Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta vì địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi, đồi núi thấp chiếm 60% diện tích lãnh thổ.

Câu 12. Vùng nào sau đây có đầy đủ 3 đai cao?

A. Đông Bắc.

B. Tây Bắc.

C. Trường Sơn Bắc.

D. Trường Sơn Nam.

Đáp án: B

Tây Bắc là nơi duy nhất có đầy đủ 3 đai cao ở nước ta do địa hình có núi cao nhất cả nước.

III. Vận dụng

Câu 1: So với miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ, khí hậu miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có

A. mùa đông lạnh hơn.

B. mùa hạ muộn hơn.

C. tính chất nhiệt đới tăng dần.

D. tính chất nhiệt đới giảm dần.

Đáp án: C

So với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc yếu hơn, nhờ bức chắn địa hình dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản bớt ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc về phía Tây và phía Nam.

Câu 2: Địa hình vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc khác nhau ở đặc điểm cơ bản nào sau đây?

A. Độ cao và hướng địa hình.

B. Độ cao.

C. Hướng địa hình.

D. Hướng nghiêng địa hình.

Đáp án: A

Sự khác biệt rõ rệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là độ cao và hướng núi. Vùng núi Đông Bắc chủ yếu là núi trung bình và núi thấp, địa hình núi hướng vòng cung chiếm ưu thế. Vùng núi Tây Bắc có các dãy núi cao đồ sộ nhất cả nước, địa hình núi hướng Tây Bắc – Đông Nam là chủ yếu.

Câu 3: Ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, sự hạ thấp đai cao cận nhiệt đới chủ yếu do

A. đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

B. ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam.

C. hoạt động mạnh của gió mùa Đông Bắc.

D. hướng vòng cung của các dãy núi.

Đáp án: C

Nguyên nhân làm hạ thấp đai cận nhiệt đới ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là do miền này chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc làm nền nhiệt hạ thấp vào mùa đông, miền có mùa đông lạnh và kéo dài nhất cả nước.

Câu 4: Đặc điểm địa hình nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là

A. gồm nhiều cao nguyên badan xếp tầng.

B. các khối núi cao chiếm phần lớn diện tích.

C. các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi đồ sộ.

D. hướng núi phổ biến là tây bắc - đông nam.

Đáp án: A

Đặc điểm địa hình nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là gồm nhiều cao nguyên badan xếp tầng.

Câu 5: Rừng cây họ Dầu ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ phát triển mạnh mẽ chủ yếu là do

A. đất phèn, mặn chiếm diện tích lớn.

B. khí hậu cận xích đạo, mùa khô rõ rệt.

C. mưa nhiều, nhiệt độ quanh năm cao.

D. nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ.

Đáp án: B

Rừng cây họ Dầu ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta phát triển mạnh mẽ chủ yếu là dokhí hậu cận xích đạo, mùa khô rõ rệt.

Câu 6: Tính nhiệt đới ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ tăng dần về phía Nam không phải là do

A. ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc bị giảm sút.

B. càng gần xích đạo nên lượng bức xạ càng tăng.

C. ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam khô nóng.

D. Tín phong Đông Bắc thổi ổn định quanh năm.

Đáp án: D

Tính chất nhiệt đới của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ tăng dần so với miền Bắc và Bắc Trung Bộ chủ yếu là do càng xuống phía Nam ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc càng giảm sút và nhiệt độ càng tăng dần do góc nhập xạ càng lớn. Như vậy đáp án tín phong đông bắc thổi ổn định quanh năm là không chính xác.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên có đáp án

Trắc nghiệm Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai có đáp án

Trắc nghiệm Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta có đáp án

Trắc nghiệm Bài 17: Lao động và việc làm có đáp án

Trắc nghiệm Bài 18: Đô thị hóa có đáp án

Xem thêm các loạt bài Trắc nghiệm lớp 12 khác:

  • Trắc nghiệm Toán lớp 12 có đáp án
  • Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án
  • Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án
  • Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 có đáp án
  • Trắc nghiệm Tiếng anh lớp 12 có đáp án
  • 1 108 lượt xem
    Tải về
    Trang trước
    Chia sẻ
    Trang sau

    Xem nhanh chương trình Trắc Nghiệm

    Video liên quan

    Bài Viết Liên Quan

    Chủ Đề