Nguyên nhân nguyên phát là gì

Tăng huyết áp nguyên phát

và nguyên nhân bệnh tăng huyết áp

BS. LÊ THỊ DIỆU HỒNG

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾSÀI GÒN

1. Tăng huyết áp nguyên phát:

Hay còn gọi là tăng huyết áp vô căn là loại tăng huyết áp phổ biến nhất, chiếm đến 95% số trường hợp và biến chứng dần theo thời gian. Gọi là nguyên phát hay vô căn vì bác sĩ không thể xác định nguyên nhân trực tiếp gây tăng huyết áp. Thay vào đó, nghiên cứu chỉ cho thấy sợi dây liên kết giữa tăng huyết áp nguyên phát với một số yếu tố nguy cơ như sau:

  • Tuổi già:
    Khi cơ thể chúng ta già đi theo thời gian, mạch máu cũng sẽ mất dần độ đàn hồi và đưa đến nguy cơ tăng huyết áp. Phụ nữ từ 60 tuổi trở lên có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn so với nam giới trong cùng nhóm tuổi.
  • Di truyền
    Nhiều người cho rằng tăng huyết áp chỉ xuất hiện ở người trưởng thành nhưng trên thực tế, số lượng trẻ em mắc căn bệnh này đang ngày một gia tăng. Sở dĩ có hiện tượng như vậy là do 2 yếu tố: tiền sử gia đình và tác động di truyền.
  • Đái tháo đường và béo phì:
    Lối sống hiện đại với chế độ dinh dưỡng mất cân đối và thói quen ít vận động thể lực đang gia tăng số lượng người mắc bệnh tiểu đường và béo phì. Hai căn bệnh này là nhân tố quan trọng làm tăng tỷ lệ bị tăng huyết áp.
  • Hấp thụ quá nhiều muối:
    Gần 1/3 số trường hợp bị tăng huyết áp nguyên phát có liên hệ đến tình trạng hấp thụ quá nhiều muối. Muối làm tăng giữ nước dẫn đến tăng huyết áp.
  • Có gốc gác từ Châu Phi hoặc vùng Caribe:
    Cả yếu tố di truyền và tác động từ môi trường xung quanh đều khiến người mang dòng máu Châu Phi hoặc Caribbean có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Họ thường bị tăng huyết áp ở độ tuổi trẻ hơn và dễ biến chứng sang các loại bệnh hiểm nghèo như bệnh tim, mù lòa.

2. Tăng huyết áp thứ phát:

Tăng huyết áp thứ phát chiếm 5 10% số trường hợp được chẩn đoán. Khác với tăng huyết áp nguyên phát, bác sĩ luôn xác định được nguyên gây ra tăng huyết áp thứ phát.

Nhiều căn bệnh khác nhau có thể biến chứng thành tăng huyết áp thứ phát trong đó phải kể đến:

  • Các rối loạn hooc-môn ở tuyến thượng thận [tiêu biểu là hội chứng Cushing]
  • Các bệnh lý về thận như suy thận, U thận hay tắc mạch máu vùng thận
  • Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giảm đau, thuốc giảm cân hoặc liệu pháp thảo dượng.
  • Chứng rối loạn hô hấp trong lúc ngủ.
  • Thai phụ mang thai lần đầu tiên và những biến chứng như bệnh tiền sản giật
  • Một khiếm khuyết bẩm sinh gọi là bệnh hẹp eo động mạch chủ

Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì sớm phát hiện bệnh sẽ giúp cho quá trình điều trị tăng huyết áp nguyên phát và thứ phát trở nên đơn giản hơn. Thông thường bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn thay đổi lối sống và sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp [Antihypertensive] để điều chỉnh các yếu tố nguy cơ và ổn định mức huyết áp. Đôi khi người bệnh tăng huyết áp thứ phát cũng cần dùng thêm thuốc đặc trị và tiến hành một số phẫu thuật cần thiết.

Cần ghi nhớ:

  • Tăng huyết áp được chia thành tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát
  • Không có nguyên nhân cụ thể trong khi tăng huyết áp thứ phát có thể xác định được nguyên nhân.
  • Là thể phổ biến nhất, chiếm đến 95% số trường hợp và có liên hệ đến một số yếu tố nguy cơ [tuổi già, di truyền, béo phì, hấp thụ nhiều muối ]
  • Cả hai thể tăng huyết áp đều có thể điều trị thông qua việc thay đổi lối sống và sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp.

Khi cần Tư vấn và hướng dẫn y tế về bệnh lý huyết áp, Bạn có thể tìm đến các Bác sĩ chuyên khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc TếSài Gònđể được khám chữa bệnh tận tình.

BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG SÀI GÒN
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ SÀI GÒN

1

Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn:
1 3 Trịnh Văn Cấn, P. Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Tp. HCM

2

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn - Quận 1:
9-11-13-15 Trịnh Văn Cấn, P. Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Tp. HCM

3

Trung tâm Sức khỏe Doanh nghiệp:
6 8 Trịnh Văn Cấn, P. Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Tp. HCM

4

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn - Quận 7:
441 Lê Văn Lương, P. Tân Phong, Quận 7, Tp. HCM

Đặt hẹn khám:
//taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

//taimuihongsg.com/

028.38.213.456 - Chọn phím "0" để gặp Bộ phận Chăm Sóc Khách Hàng

Kiến thức về bệnh

Video liên quan

Chủ Đề