Nguyên nhân lẫy muộn

         Lẫy là một kỹ năng đặc biệt quan trọng bởi đây là bước đầu tiên giúp bé có thể tự mình dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác. Một số bé biết lẫy khi mới 3 tháng tuổi, số khác trễ hơn vào 4-5 tháng tuổi và các bé sinh non có thể biết lẫy muộn hơn hẳn. Tuy nhiên, cũng có một số bé bỏ qua luôn giai đoạn này để chuyển sang biết ngồi, biết bò.

         Bé biết lẫy không chỉ giúp tăng vận động tự lập mà còn hỗ trợ cho bé học ngồi, đứng về sau. Đây là điều rất có lợi cho quá trình phát triển của con, vì lúc này, bé sẽ có thể nhìn mọi thứ xung quanh theo một cách hoàn toàn mới, tầm nhìn được mở rộng hơn, có khả năng quan sát môi trường xung quanh với nhiều góc độ khác nhau. Không những vậy, quá trình lẫy sẽ giúp tránh được chứng bẹp đầu, vì khi bé nằm quá nhiều, chứng bẹp đầu là điều khó tránh khỏi. Do đó, các mẹ cần lưu ý để nhận biết thời điểm trẻ tập lẫy và có cách dạy con lẫy đúng cách và hiệu quả.

          Những lưu ý khi cho trẻ tập lẫy

Nguyên nhân lẫy muộn

– Để giúp các trẻ tập lẫy đúng với độ tuổi quy định, các mẹ nên thường xuyên cho con tập dần các bài tập phát triển cơ bằng cách cho con thực hiện tummy times (mẹ nên cho bé nằm sấp mỗi ngày). Bài tập này rất quan trọng bởi vì nó giúp cho bé yêu phát triển các cơ xương cổ, cơ xương đầu và xương sống. Ngoài cách này ra, mẹ có thể ôm bé ngang hông của mình, để mặt của bé hướng lên trên.

– Mỗi bé đều có thời điểm lẫy khác nhau, bởi sẽ có nhiều yếu tố tác động riêng biệt đến khả năng của từng bé như: cân nặng, tính cách, sức khỏe. Do đó khi thấy con chưa biết lẫy sớm, các mẹ cũng không nên quá hoảng loạn. Tuy nhiên, khi con được 3 tháng tuổi trở đi, mẹ tuyệt đối không nên để bé nằm một mình trên giường, trên ghế sofa hoặc những nơi cao. Mẹ nên biết rằng chỉ cần một một cú lẫy bất ngờ của con lúc này có thể gây ra tại nạn rất lớn. Sau khi bé biết lẫy, cha mẹ cũng hết sức lưu ý đến điều này, hạn chế tối đa việc để bé một mình mà không có người lớn bên cạnh.

– Khi trẻ bắt đầu tập lẫy, các mẹ không nên cho con tập trong thời gian dài, mỗi ngày mẹ nên dành khoảng 20 phút cho bé tập lẫy, chia nhỏ thành nhiều lần tập trong ngày và mỗi lần chỉ nên cho bé tập khoảng 2 – 3 phút.

– Khi trẻ vừa ăn no xong, mẹ không nên cho trẻ tập lẫy, việc nãy có thể ảnh hưởng đến dạ dày của bé. Hơn thế nữa, khi mẹ nhận thấy bé có dấu hiệu không thoải mái hoặc đang mệt mỏi, quấy khóc mẹ cũng không nên Không nên cho bé tập lẫy, nếu không bé sẽ hình thành tâm lý phản kháng lại việc tập lẫy và không tỏ ra hợp tác với mẹ. Mẹ nên để bé thấy học lẫy là một hoạt động vui vẻ, chớ vội vàng và ép buộc bé khi con không thích.

– Mẹ có thể khuyến khích bé học lẫy thông qua trò chơi. Sau khi bé đã biết lẫy và vươn tay về phía đồ vật mình muốn, mẹ có thể đặt đồ chơi ở cách xa bé một chút để bé có ý thức phải lăn lại gần với đồ chơi. Đây là cách hữu hiệu để giúp bé lẫy thành thạo và biết trườn nhanh hơn.

– Mẹ cũng có thể nằm nghiêng về một bên và quan sát bé lật người để đến gần mẹ hơn. Hãy vỗ tay, mỉm cười khen ngợi những cố gắng của con.

– Khi trẻ tập lẫy, mẹ nên để bé nằm trên sàn nhà có không gian rộng rãi và thoải mái. Không nên để bé tập lẫy trên giường cao, tránh trường hợp người lớn không để ý khiến con ngã.

Chúc mẹ và bé thành công

Lật là một bước đệm đầu tiên để các bé có thể tự mình dịch chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. Ông bà xưa có câu nói “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò”, vì vậy, 4 tháng tuổi chưa biết lật khiến nhiều mẹ cảm thấy lo lắng. Liệu tình trạng này có bất thường hay không? Sau đây, nhà mình sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn tại sao bé 4 tháng chưa biết lật nhé!

  • 1. Những nguyên nhân khiến bé 4 tháng chưa biết lật
  • 2. Các biện pháp giúp cho các mẹ làm khi bé 4 tháng chưa biết lật
    • 2.1. Các bé 4 tháng có khả năng lật tự nhiên
    • 2.2. Các bé 4 tháng cần luyện tập để lật người
  • 3. Dấu hiệu mà khi bé chưa biết lật
  • Lời kết

1. Những nguyên nhân khiến bé 4 tháng chưa biết lật

Lật tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhưng trước tiên là ở sự cứng cáp của bé. Những bé sinh non thường có xu hướng chậm phát triển. Không bắt kịp tốc độ phát triển so với những bé sinh đủ ngày. Cho thấy, sự cứng cáp của bé sinh non chưa được phát triển nhiều hơn. Vì vậy, trẻ 4 tháng chưa biết lật khi được sinh non thì phát triển chậm hơn.

Nguyên nhân lẫy muộn
Những nguyên nhân khiến bé 4 tháng chưa biết lật

Cơ cánh tay, cơ cổ diễn ra chậm hơn sẽ làm bé 4 tháng tuổi chưa biết lật. Cũng như trọng lượng cơ thể là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tập lật của bé. Những bé bụ bẫm thường biết lật muộn hơn và những bé nhỏ người thường biết lật sớm hơn.

Hay là các bé rất ít được mẹ kích thích cho lật, bé nào mà ít được cho nằm ngửa sẽ khiến cho quá trình phát triển của bé 4 tháng tuổichậm biết lật hơn.

Có thể bạn thấy khó tin nhưng tính cách cũng ảnh hưởng đến việc bé biết lật sớm hay muộn. Những bé hiền lành, trầm tính thường biết lật chậm hơn so với những bé năng động, hướng ngoại.

Các bé chưa được phát triển dinh dưỡng tốt, sự tăng trưởng của trẻ đang hạ xuống chính vì vậy dẫn đến tình trạng thiếu canxi và thiếu các vitamin D nên các xương chưa phát triển chắc khỏe nên là bé nhà sẽ có tình trạng lật trễ hơn.

2. Các biện pháp giúp cho các mẹ làm khi bé 4 tháng chưa biết lật

2.1. Các bé 4 tháng có khả năng lật tự nhiên

Nguyên nhân lẫy muộn
Khả năng lật tự nhiên của bé

Nhiều bé 4 tháng chưa biết lật. Hoặc không có dấu hiệu hay tín hiệu gì để cho các mẹ thấy rằng là bé sắp lật. Nhưng một lúc nào đó bé yêu có thể bất ngờ thực hiện cú lật mình đầu tiên trong đời khiến cho các mẹ bất ngờ. Vì vậy, các mẹ không nên để bé nằm sát mép giường, không cho bé nằm trên bề mặt không an toàn.

Nếu các mẹ thấy bé tự lật thì mẹ hãy tập cho trẻ 4 tháng chưa biết lật lặp lại hành động này bằng cách đặt món đồ chơi bé yêu thích theo góc nghiêng so với thân hình để bé có thể lật lại lần nữa.

2.2. Các bé 4 tháng cần luyện tập để lật người

Một số bé 4 tháng chưa biết lật cần trải qua các bài tập thì bé mới biết lật. Các bài tập thể chất sẽ là tiền đề cho những kỹ năng vận động sau này của bé như bò, ngồi, đứng …Từ những bài tập đó, thì bé mới tự chập chững cơ thể để di chuyển.

Nguyên nhân lẫy muộn
Các bé 4 tháng cần luyện tập để lật người

Khi nằm cạnh bé nhà, các mẹ hãy nằm nghiêng người để bé có thể lật mình theo. Nếu thấy bé lật người thành công, các mẹ hãy vỗ tay hào hứng để khuyến khích các bé. Để từ đó, bé cảm thấy hào hứng tiếp tục làm lại những lần nữa.

Những ngày đầu mẹ nên tập cho bé nằm sấp 5 phút/ngày. Khi bé quen rồi mẹ hãy điều chỉnh tăng thời gian lên. Thời gian nằm sấp khoảng 15-20 phút, tập bé con 3-4 lần/ngày.

Mẹ hãy cho bé bú mẹ đầy đủ. Mẹ hãy xem xét lại khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng của bản thân mình. Để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho các hoạt động thể chất của trẻ.

Các mẹ hãy massage cho bé thường xuyên giúp các mạch máu lưu thông, thúc đẩy quá trình vận động. Và mang lại cho bé cảm giác thư giãn và thoải mái.

Nguyên nhân lẫy muộn
Massage cho bé thường xuyên

Cho trẻ tắm nắng trước 9h giờ sáng để bổ sung vitamin D, giúp hệ xương và răng của bé phát triển tốt hơn. Để có thể chắc xương hơn trong việc di chuyển mà không may bị té ngã.

3. Dấu hiệu mà khi bé chưa biết lật

Bước qua giai đoạn bé đã hơn 4 tháng tuổi nếu con vẫn không biết lật và không đạt được các kỹ năng khác như bé chậm biết ngồi, tỏ vẻ không thích thú và không hứng thú với mọi thứ xung quanh, không thích chuyển động … Dù các kỹ năng ở mỗi bé là khác nhau. Một số bé lật khá nhanh trong khi một số bé khác muộn hơn hoặc có bé không lật. Nhưng nếu bé không đạt được những kỹ năng đó. Lúc này mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa để xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời.

Ngoài ra, trẻ chậm phát triển là đã qua 4 tháng nhưng vẫn chưa biết lật. Vì cổ con chưa cứng, ở tháng thứ 15 con vẫn chưa thể đứng được. Mẹ lưu ý những dấu hiệu này của khi chăm sóc trẻ 4 tháng chưa biết lật nhé. Và nên nhớ, những bé sinh non thường đạt kỹ năng kém hơn bé sinh đủ ngày.

Nguyên nhân lẫy muộn
Dấu hiệu mà khi bé chưa biết lật

Trên đây là nguyên nhân và biện pháp mà nhà mình cung cấp cho mẹ khi bé 4 tháng chưa biết lật. Rất hiệu quả có thể giúp mẹ chăm sóc bé yêu một cách hoàn hảo. Để bé phát triển toàn diện theo đúng chuẩn khoa học nhất. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh, hạnh phúc. Còn các bé yêu thì sẽ luôn ngoan ngoãn và ăn chóng lớn mỗi ngày. Hy vọng, mẹ luôn đồng hành cùng nhà mình để biết thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Xem thêm: Trẻ 4 tháng ăn được gì và cách cho trẻ ăn dặm đúng cách