Nguyên nhân biến màu ở khoai lang

Lợi ích tuyệt vời của khoai lang tím với sức khỏe 

Khoai lang tím thuộc loài thân thảo dạng dây leo sống lâu năm, lá mọc so le hình trái tim hay xẻ thùy chân vịt. Khoai lang tím được trồng nhiều ở các huyện Tam Bình, Bình Tân... tỉnh Vĩnh Long. Đây là thực phẩm được nhiều người ưa thích bởi hương vị bở bùi, ngọt nhẹ tự nhiên và mang lại những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời.  

Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể 

Khoai lang tím là thực vật giàu vitamin A, B, C, E, protein, tinh bột, acid amin và rất nhiều các loại nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magie, kẽm… giúp hỗ trợ cải thiện thị lực, tốt cho da, tóc và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Hàm lượng chất xơ hòa tan trong khoai lang tím còn có công dụng giúp no lâu, phòng tiêu chảy và các rối loạn đường tiêu hóa do loạn khuẩn, đồng thời góp phần làm giảm cholesterol xấu trong máu.

Nguyên nhân biến màu ở khoai lang

Khoai lang tím – thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.

Tốt cho hệ tim mạch  

Theo nghiên cứu của David Heber, Đại học Harvard (Mỹ), chất anthocyanin trong khoai lang tím có thể hỗ trợ giảm được cơn đau tim, giảm thiểu các tổn thương não liên quan đột quỵ và ngăn cản sự tạo thành các cục máu đông trong lòng mạch máu (nguyên nhân dẫn đến tắc mạch, gây tai biến mạch máu não và những cơn nhồi máu cơ tim đột ngột), hạn chế sự suy giảm sức đề kháng. 

Phòng chống ung thư 

Khoai lang tím có chứa hàm lượng lớn Anthocyanin - là loại sắc tố tạo ra màu tím ở rau củ. Chất này có khả năng hỗ trợ giảm nguy cơ ung thư, hỗ trợ chống lão hóa và chống oxy hóa.

Thí nghiệm khi tiêm một lượng nhỏ anthocyanin chiết xuất từ khoai lang tím vào các tế bào ung thư ruột kết, chất này đã chứng tỏ khả năng hỗ trợ ngăn chặn tế bào ung thư phát triển. Đồng thời, sự biến đổi về cấu trúc của các phân tử anthocyanin cũng làm tăng khả năng hỗ trợ chống ung thư của chúng. 

Giảm huyết áp 

Theo nhiều nghiên cứu, khoai lang tím có tác dụng trong việc hỗ trợ phòng ngừa bệnh cao huyết áp nhờ hàm lượng kali dồi dào. Vì kali và natri là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ huyết áp, nếu cơ thể tiêu thụ kali, nó sẽ thúc đẩy sự bài tiết natri dư thừa, đồng thời giúp thúc đẩy cân bằng khoáng chất trong cơ thể, và cuối cùng đạt được hiệu quả trong tác dụng hạ huyết áp. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 lý do khiến cho ăn các loại hạt giúp giảm cân hiệu quả.

Khoai lang nhật là một loại cây hiện nay được trồng phổ biến nhiều vùng, cây cho năng suất cao. Tuy nhiên trong quá trình chăm sóc khoai lang thường bị sâu bệnh hại ngay từ giai đoạn cây con. Khoai lang thường bị các nhóm bệnh hại như: Bệnh ghẻ, bệnh sẹo đen, bệnh héo vàng, bệnh héo xanh do vi khuẩn, bệnh do virus, bệnh tím đỏ lá non, xoăn lá non…

Trong các nhóm bệnh trên thì bệnh héo xanh vi khuẩn (héo rũ khoai lang) và bệnh tím lá, xoăn ngọn khoai xảy ra tương đối phổ biến và gây hại trên nhiều giống khoai lang khác nhau. Bệnh tím lá khoai lang xuất hiện rất sớm ngay từ khi mới trồng từ 15-25 ngày. Do đó trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ chia sẽ nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp phòng trị 2 nhóm bệnh này.

1.Bệnh héo xanh khoai lang nhật (còn gọi là bệnh héo rũ khoai lang)

Nguyên nhân gây bệnh héo xanh, héo rũ khoai lang: Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra. Bệnh phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện mưa ẩm và có nắng xen kẽ, nhiệt độ tối tích để vi khuẩn phát triển thuận lợi 20-25oC. Nguồn bệnh có thể phát sinh từ hom giống, trong đất chúng có thể tồn tại vài năm, khi gặp điều kiện thuận lợi vi khuẩn phát triển mạnh và gây bệnh.

Triệu chứng bệnh héo xanh khoai lang:

Triệu chứng đặc trưng cơ bản của bệnh là thân lá bị héo rũ trong khi màu sắc vẫn còn xanh. Trên một luống khoai có thể bị lác đác một vài cây, sau đó bệnh có xu hướng lây nhiễm (nhờ nước, gió và một số côn trùng chích hút).

Vi khuẩn bắt đầu xâm nhiễm từ phần gốc rễ qua các lỗ khí khổng hoặc vết thương cơ giới, côn trùng chích hút. Khi xâm nhiễm vào mạch dẫn, tại đây chúng tiết ra một số loại enzyme đặc hiệu làm hoại sinh các tế bào mạch dây của thân, phá hủy cấu trúc tế bào. Vi khuẩn phá hủy mạch dẫn, làm giảm hoặc ngưng vận chuyển dinh dưỡng và nước nuôi thân lá do đó thân lá thường bị héo xanh, héo rũ đột ngột. Sau khi xâm nhiễm từ  5-10 ngày triệu chứng bệnh héo xanh bắt đầu biểu hiện. Lấy thân dây bị nhiễm bệnh, dùng kéo cắt ngang thân dây sẽ thấy dịch khuẩn có màu nâu đến nâu đen chảy ra. Những cây bị bệnh nhẹ vẫn có thể sống và sinh trưởng, tuy nhiên chúng thường bị còi cọc, thân lá nhỏ. Những cây bị nhiễm bệnh nặng thường bị héo rũ và chết không thể phục hồi.

Giải pháp phòng trị bệnh héo xanh vi khuẩn trên khoai lang:

Phòng bệnh héo xanh chủ động trên cây khoai lang nhật:

+ Xử lý đất trước khi trồng: Sau khi lên luống, bón phân lót, trước khi trồng 1-2 ngày dùng 500ml chế phẩm nano bạc đồng super kết hợp 500ml nano đồng oxyclorua pha với 200-300 lít nước phun ẩm đất.

+ Xử lý hom giống: Dùng 500ml chế phẩm nano bạc đồng super kết hợp 500ml nano đồng oxyclorua và 400-500ml nano SiO2 pha với 200 lít nước phun ướt đều hom giống trước khi trồng (hoặc nhúng toàn bộ hom giống vào hỗn hợp dung dịch nano đã pha ở trên).

+ Sau trồng 10-25 ngày: Dùng 500ml chế phẩm nano bạc đồng super kết hợp 500ml nano đồng oxyclorua pha với 300 lít nước phun ẩm đều thân lá và gốc. Nếu có điều kiện hoặc có hệ thống tưới tự động nên pha loãng tưới gốc ít nhất 2 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày.

Đặc trị bệnh héo xanh vi khuẩn trên khoai lang nhật

Khi thấy cây bị bệnh héo xanh cần nhanh chóng nhổ bỏ và tiêu hủy những cây bị bệnh nặng. Sau đó dùng 500ml chế phẩm nano bạc đồng super kết hợp 500ml nano đồng oxyclorua pha với 200-300 lít nước phun ẩm/tưới gốc 2 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 7 ngày. Kết hợp dùng 500ml chế phẩm nano AKH super plus pha với 400-500 lít nước phun đều thân lá, phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.

Khi hiện tượng lây nhiễm bệnh có dấu hiệu ngưng thì chuyển qua công thức phun phòng bệnh như trên đã hướng dẫn.

Công dụng chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua:

2.Bệnh tím lá và xoăn ngọn, co biến dạng ngọn lá khoai lang

Khoai lang sau khi trồng 15-25 ngày đã có thể bị nhiễm bệnh tím lá ngọn.

Triệu chứng tím lá ngọn khoai lang có nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên về cơ bản nguyên nhân chính là do virus dòng SPF. Virus lây lan qua nước mưa, gió và đặc biệt là côn trùng chích hút (rệp họ Aphididae). Về cơ bản trên khoai lang thường bị nhiễm 2 nhóm virus. Nhóm 1 gây bệnh khảm lá (do virus CMV - giống trên cây dưa chuột). Nhóm 2 gây bệnh tím lá, co ngọn (do virus SPF). Điểm chung của 2 loài virus này là đều gây hại trực tiếp phần đỉnh sinh trưởng (bộ phận còn non).

Nguyên nhân biến màu ở khoai lang

Triệu chứng điển hình của bệnh tím lá ngọn trên khoai lang:

Triệu chứng cơ bản của bệnh là các lá non ở đỉnh sinh trưởng bị biến dạng, mo lại, lá có thể hơi dày lên hoặc dị dạng. Phần phiến lá chuyển sang màu tím (tím huyết dụ). Tính từ mép lá trở vào thì màu tím thường đậm hơn so với bên trong, sau một thời gian phần thịt lá tím hoàn toàn. Đa phần triệu chứng tím huyết dụ thường biểu hiện ở thịt lá, trong khi gân lá hầu như không bị tím. Virus xâm nhiễm qua các lỗ khí khổng, vết thương hở hoặc côn trùng chích hút. Sau khi xâm nhiễm 3-5 ngày virus tiết độc tố, đâm xuyên qua màng tế bào, khi chúng tấn công vào trong các tế bào sẽ làm mất diệp lục của lá, khiến lá có màu xanh nhạt, rồi đến tím huyết dụ, các lá non có biểu hiện co lại và biến dạng (mo lá). Mép lá có những vết khảm màu tím (không phải khảm vàng như virus CMV). Gân lá có màu bình thường hoặc màu vàng lá mạ. Ngoài ra lá già còn có biểu hiện là các vết đốm hoại tử. Bệnh xuất hiện ở giai đoạn hình thành củ sẽ tạo ra các vành đai bao quanh củ, củ có thể bị nứt tạo ra vết chân chim màu nâu đỏ, phần thịt củ có dạng sợi bấc sau đó chết hoại.

Giải pháp phòng trị bệnh tím lá, khảm tím lá trên khoai lang:

Phòng bệnh tím lá khoai lang:

+ Chọn giống sạch bệnh.

+ Trước khi trồng nên xử lý hom giống bằng chế phẩm nano kháng virus theo công thức sau: Dùng 500ml nano bạc đồng super kết hợp với 500ml nano đồng oxyclorua 29000ppm pha với 200 lít nước phun đậm lên hom hoặc ngâm xử lý hom trong thời gian 30 giây đến 1 phút.

+ Xử lý đất trước khi trồng: Sau khi lên luống, bón phân lót, trước khi trồng dùng 500ml nano bạc đồng super kết hợp với 500ml nano đồng oxyclorua pha với 300 lít nước phun ẩm lên luống trồng.

+ Chăm sóc thời kỳ phát triển thân lá: Sau trồng 15 -20 ngày, dùng 500ml nano bạc đồng plus kết hợp với 500ml nano đồng oxyclorua pha với 300 lít nước phun đều thân lá, định kỳ 10-15 ngày/lần (phun kỹ thân, lá và gốc). Lưu ý thời kỳ cây mẫn cảm bệnh nên phun 7 ngày/lần (một vụ khoai lang kéo dài 5 tháng ít nhất phun 4-5 đợt).

Nguyên nhân biến màu ở khoai lang

Đặc trị bệnh tím lá khoai lang:

Thời kỳ cây nhiễm bệnh, đã có biểu hiện triệu chứng bệnh rõ ràng. Bà con sử dụng công thức phun trị bệnh, ngưng lây lan và kiểm soát chủ động, hạn chế tối đa dịch bệnh như sau:

Dùng 500ml nano bạc đồng super kết hợp với 500ml nano đồng oxyclorua và thêm 500ml nano bạc đồng plus pha với 200-300 lít nước phun đều toàn bộ thân lá, phun kỹ dạng sương mù, phun bao phủ toàn bộ, định kỳ 5-7 ngày/lần. Phun ít nhất 2 đợt, mỗi đợt phun kép 2 lần (tổng 4 lần). Các lần phun tiếp theo nên phun theo công thức phun phòng bệnh như trên đã hướng dẫn.

Nguyên nhân biến màu ở khoai lang

Sau khi kiểm soát được bệnh bà con dùng 500ml nano Silic SHT kết hợp 500ml nano AKH super plus pha với 300-400 lít nước phun toàn bộ thân lá, phun 2-3 lần, cách nhau 7-10 ngày/lần.

Nguyên nhân biến màu ở khoai lang

Lưu ý: Muốn khoai lang tăng năng suất, củ to đều vào thời điểm sau trồng 30-45 ngày dùng 500ml nano canxi super kết hợp 500ml nano AKH super plus pha với 400 lít nước phun/tưới ẩm gốc, mỗi lần cách nhau 20-30 ngày.

https://nanobacsuper.com/cong-dung-co-ban-che-pham-nano-bac-dong-super-nano-bac-dong-super-chuyen-dung-dac-tri-virus-nam-khuan-gay-benh-tren-cay-trong

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: