Ngữ văn 9 chương trình địa phương phần tiếng việt

Câu 1. Tìm từ ngữ địa phương trong các đoạn trích sách giáo khoa trang 97 - 98 [Trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng] và chuyển những từ ngữ địa phương đó sang từ ngữ toàn dân tương ứng.

  • Từ địa phương: thẹo - sẹo, dễ sợ - sợ lắm, lặp bặp - lập bập, ba - cha, bố.
  • Từ địa phương: kêu - gọi, đâm - trở nên, đũa bếp - đũa cả, nói trổng - nói trống không, vô - vào.
  • Từ địa phương: bữa sau - hôm sau, lui cui - cắm cúi, lúi húi, nhắm - ước chừng, cho là, dáo dác - nháo nhác, giùm - giúp.

Câu 2.Đối chiếu các câu sau đây [trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng], cho biết từ kêu ở câu nào là từ địa phương, từ kêu ở câu nào là từ toàn dân. Hãy dùng cách diễn đạt khác hoặc dùng từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác nhau đó.

  1. Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:

– Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! – Nó lại nói trổng.

  1. – Con kêu rồi mà người ta không nghe.
  • Từ "kêu" ở [a] là từ toàn dân, đồng nghĩa với "nói to".
  • Từ "kêu" ở [b] là từ địa phương, tương đương với từ toàn dân "gọi".

Câu 3. Trong hai câu đố sau, từ nào là từ địa phương? những từ đó tương đương với những từ ngữ nào trong ngôn ngữ toàn dân?

a.

Không cây không trái, không hoa

Có ăn lá được đố là lá chi?

b.

Kín như bưng lại kêu là trống

Trống hổng trống hảng lại kêu là buồng?

  • Các từ địa phương là "trái" [tương đương với từ toàn dân quả], "chi” [gì], "kêu" [gọi], "trống hổng trống hảng" [trống huểch trống hoác].

Câu 4.Hãy điền những từ địa phương tìm được ở các bài tập 1,2,3 và các từ toàn dân tương ứng vào bảng tổng hợp theo mẫu sau đây:

Từ địa phương Từ toàn dân

Kêu

Bữa sau

Lui cui

Giùm

Dáo dác

Đâm

Đũa bếp

Trống hổng trống hảng

Chi

Thẹo

Dễ sợ

Lặp bặp

Ba

Nói trổng

Trái

Vào

Gọi

Hôm sau

Cắm cúi, lúi húi

Giúp

Nháo nhác

Trở nên

Đũa cả

Trống huếch trống hoác

Sẹo

Sợ lắm

Lập bập

Cha, bố

Nói trống không

Quả

Câu 5. Đọc các đoạn trích ở bài tập 1 và bình luận về cách dùng từ ngữ địa phương bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây:

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Chương trình địa phương [phần Tiếng Việt, trang 175]. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo.

Soạn văn 9: Chương trình địa phương [phần Tiếng Việt, trang 175]

Chương trình địa phương phần Tiếng Việt - Mẫu 1

I. Bài tập trong SGK

Câu 1. Hãy tìm trong phương ngữ em đang sử dụng hoặc trong một phương ngữ mà em biết những từ ngữ:

  1. Chỉ các sự vật, hiện tượng… không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.

Một số từ như:

- Móm: lá cọ non, phơi tái dùng để gói cơm nắm, thức ăn các loại.

- Đước: cây mọc ở vùng ngập mặn Tây Nam Bộ, rễ chùm lớn, hạt nảy mầm ngay trên cây.

  1. Đồng nghĩa nhưng khác nhau về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.

Phương ngữ Bắc

Phương ngữ Trung

Phương ngữ Nam

mẹ

mạ

bố

bọ

tía

  1. Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc ngôn ngữ toàn dân.

Phương ngữ Bắc

Phương ngữ Trung

Phương ngữ Nam

hòm: đồ vật dùng để đựng

hòm: áo quan dùng để khâm liệm người chết

hòm: áo quan dùng để khâm liệm người chết

bổ: có ích

bổ: ngã

bổ: té

Câu 2. Cho biết vì sao những từ ngữ địa phương như ở bài tập 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân. Sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện tính đa dạng về điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trên các vùng miền của đất nước ta như thế nào?

- Có những từ ngữ địa phương như ở bài tập 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân vì có những sự vật chỉ xuất hiện ở riêng địa phương đó.

- Sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện nước ta có sự khác biệt giữa các vùng miền về các điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán… Nhưng sự khác biệt đó lại không quá lớn, nên các từ ngữ đó không có quá nhiều.

Câu 3. Quan sát hai bảng mẫu ở bài tập 1 và cho biết những từ ngữ nào [ở trường hợp b] và cách hiểu nào [ở trường hợp c] được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân.

Các từ và cách hiểu được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân trong các trường hợp trên là:

  • Trường hợp b: bố, mẹ
  • Trường hợp c: hòm [đồ vật có dạng hình hộp, có nắp đậy, dùng để đựng đồ]

\=> Chủ yếu là các từ thuộc phương ngữ Bắc bộ.

Câu 4. Chỉ ra những từ ngữ địa phương có trong đoạn trích. Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào? Việc sử dụng những từ ngữ địa phương trong đoạn thơ có tác dụng gì?

- Các từ ngữ địa phương: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ

- Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ Trung Bộ, [cụ thể là thuộc vùng Bắc Trung Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế].

- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương: Bài thơ “Mẹ suốt” của nhà thơ Tố Hữu viết về một người mẹ Việt Nam anh hùng sống ở vùng đất Quảng Bình. Với những từ ngữ địa phương trên đã góp phần diễn tả chân thực hình ảnh người mẹ với những suy nghĩ, tình cảm của một người mẹ trên vùng quê ấy.

II. Bài tập ôn luyện thêm

Câu 1. Tìm các từ ngữ địa phương trong các câu sau:

a.

“Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:

- Thì má cứ kêu đi.

Mẹ nó đâm nổi giận, quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:

- Vô ăn cơm!

Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:

- Cơm chín rồi! - Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:

- Con kêu rồi mà người ta không nghe.”

[Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà]

b.

“Ai về thăm mẹ quê ta Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm… Bầm ơi có rét không bầm! Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn”

[Bầm ơi, Tố Hữu]

Gợi ý:

  1. Các từ ngữ địa phương là: má, ba, nói trổng, vô, kêu
  1. Các từ ngữ địa phương: bầm

Câu 2. Tìm các từ ngữ toàn dân tương ứng với các từ ngữ địa phương sau:

- vô

- ghe

- đậu phộng

- kiếng

- la, rầy

Gợi ý:

- vô: vào

- ghe: thuyền

- đậu phộng: lạc

- kiếng: kính

- la, rầy: mắng

Chương trình địa phương phần Tiếng Việt - Mẫu 2

Câu 1. Hãy tìm trong phương ngữ em đang sử dụng hoặc trong một phương ngữ mà em biết những từ ngữ:

  1. Chỉ các sự vật, hiện tượng… không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.

Nhút : Món ăn làm bằng xơ mít với một số thứ khác, được dùng phổ biến ở Nghệ An - Hà Tĩnh.

  1. Đồng nghĩa nhưng khác nhau về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.

Phương ngữ Bắc

Phương ngữ Trung

Phương ngữ Nam

quả dứa

trái gai

trái thơm

dọc mùng

ráy

bạc hà

quả quất

trái hạnh

trái tắc

  1. Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc ngôn ngữ toàn dân.

Phương ngữ Bắc

Phương ngữ Trung

Phương ngữ Nam

mắc: hành động treo lên

mắc: bận

mắc: đắt

Câu 2. Cho biết vì sao những từ ngữ địa phương như ở bài tập 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân. Sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện tính đa dạng về điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trên các vùng miền của đất nước ta như thế nào?

- Những từ ngữ địa phương ở bài tập 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân vì không có hoặc không phổ biến ở nơi khác.

- Sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện nước ta có sự khác biệt giữa các vùng miền về các điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán…

Câu 3. Quan sát hai bảng mẫu ở bài tập 1 và cho biết những từ ngữ nào [ở trường hợp b] và cách hiểu nào [ở trường hợp c] được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân.

Các từ và cách hiểu được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân trong các trường hợp trên là:

  • Trường hợp b: bố, mẹ
  • Trường hợp c: hòm [đồ vật có dạng hình hộp, có nắp đậy, dùng để đựng đồ]

\=> Chủ yếu là các từ thuộc phương ngữ Bắc bộ.

Câu 4. Chỉ ra những từ ngữ địa phương có trong đoạn trích. Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào? Việc sử dụng những từ ngữ địa phương trong đoạn thơ có tác dụng gì?

- Các từ ngữ địa phương: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ

- Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ Trung Bộ, [cụ thể là thuộc vùng Bắc Trung Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế].

- Tác dụng: Bài thơ “Mẹ suốt” của nhà thơ Tố Hữu viết về một người mẹ Việt Nam anh hùng sống ở vùng đất Quảng Bình. Với những từ ngữ địa phương trên đã góp phần diễn tả chân thực hình ảnh người mẹ với những suy nghĩ, tình cảm của một người mẹ trên vùng quê ấy.

Chủ Đề