Lazy eye là gì

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thái Hưng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Bệnh nhược thị [mắt lười] dẫn đến suy giảm thị lực, nếu không điều trị sớm, khả năng làm việc của mắt có thể bị mất thị lực vĩnh viễn, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, làm việc, học tập...

Nhược thị [hay còn gọi là mắt lười, tên tiếng anh là amblyopia, hay lazy-eye] là tình trạng thị lực suy yếu, thường xảy ra ở một bên mắt do sự phát triển bất thường của thị giác trong những năm đầu đời. Mắt bị nhược thị có xu hướng hơi lệch vào bên trong hoặc hướng ra ngoài.

Tình trạng nhược thị thường bắt đầu xuất hiện trong khoảng thời gian từ khi trẻ sinh ra cho đến 7 tuổi. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực không hồi phục ở trẻ em. Hiện tượng này hiếm khi ảnh hưởng đến cả hai mắt.

Chẩn đoán và điều trị nhược thị từ sớm giúp ngăn ngừa các biến chứng mất thị lực không hồi phục đối với thị lực của trẻ, hạn chế nguy cơ mù lòa. Để cải thiện thị lực của bên mắt yếu hơn, bác sĩ có thể cho bé sử dụng thuốc nhỏ mắt, đeo kính thông thường, kính áp tròng hoặc dùng miếng che mắt.

Các dấu hiệu và triệu chứng của nhược thị bao gồm:

  • Một bên mắt hơi lệch vào trong hoặc ra ngoài;
  • Hai mắt gần như không hoạt động một cách đồng bộ;
  • Thị lực giảm, không thể nhìn xa;
  • Phải nheo mắt hoặc nhắm mắt khi nhìn xa;
  • Phần đầu hơi nghiêng;
  • Kết quả đo thị lực bất thường.

Đôi khi không thể nhận biết được tình trạng giảm thị lực rõ ràng nếu không đi khám mắt.

Phụ huynh nên đưa con đi khám bác sĩ nếu nhận thấy hai mắt của bé có vẻ không đồng đều vài tuần sau khi sinh. Kiểm tra thị lực đặc biệt quan trọng với trẻ nếu gia đình có tiền sử bị tật khúc xạ hoặc các bệnh lý khác về mắt.

Nói chung tất cả trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi nên được kiểm tra mắt tổng quát để phát hiện sớm những bệnh lý liên quan đến thị lực.

Thị lực suy yếu, không thể nhìn xa có thể là dấu hiệu của nhược thị

Nhược thị xảy ra do sự phát triển bất thường về thị lực ngay từ những năm đầu đời của trẻ, làm thay đổi đường dẫn truyền thị giác từ võng mạc đến não và bên trong não. Do đó, một bên mắt của bệnh nhân nhược thị sẽ nhận được ít tín hiệu thị giác hơn. Não không thể nhận biết được đầy đủ những hình ảnh truyền về từ bên mắt yếu hơn. Cuối cùng, khả năng làm việc cùng nhau của mắt giảm đi đáng kể.

Bất cứ tác nhân nào làm suy giảm thị lực của trẻ hoặc dẫn đến loạn thị [mắt lé] đều có thể là nguyên nhân gây ra nhược thị. Trong đó, phổ biến nhất là những nguyên nhân bao gồm:

  • Mất cân bằng cơ mắt: Nguyên nhân phổ biến nhất của nhược thị là sự mất cân bằng trong các cơ định vị tại mắt. Sự mất cân bằng này khiến cho mắt bị lệch vào trong hoặc ra ngoài, hậu quả hai mắt dần dần hoạt động không đồng đều với nhau;
  • Sự khác biệt về độ rõ trong khả năng nhìn giữa hai mắt [nhược thị khúc xạ]: Sự khác biệt đáng kể trong khả năng nhìn của hai mắt có thể dẫn đến nhược thị. Hiện tượng này thường do viễn thị gây ra, đôi lúc do cận thị hoặc đường cong bề mặt của mắt không đều [loạn thị]. Để khắc phục các vấn đề khúc xạ này, bác sĩ thường sẽ cho trẻ đeo mắt kính hoặc kính áp tròng. Một số trường hợp trẻ có thị lực suy yếu là do sự kết hợp của loạn thị và các vấn đề về khúc xạ ở mắt;
  • Mắt lười do thiếu sự kích thích: Suy giảm thị lực ở trẻ có thể gây ra bởi một số vấn đề liên quan đến thiếu sự kích thích, chẳng hạn như đục thủy tinh thể. Trường hợp này cần điều trị khẩn cấp để ngăn ngừa mất thị lực vĩnh viễn. Đây là loại nhược thị nghiêm trọng nhất, nguy cơ cao dẫn đến mù lòa.

Nguy cơ mắc bệnh “mắt lười” thường cao hơn ở những đối tượng bệnh nhi sau đây:

  • Sinh non;
  • Kích thước nhỏ khi sinh;
  • Tiền sử gia đình có bệnh lý về mắt
  • Trẻ chậm phát triển.

Nhược thị là tình trạng suy giảm thị lực do rối loạn dẫn truyền thị giác. Trẻ bị nhược thị có thể chữa khỏi bệnh nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách. Nhược thị nếu phát hiện sớm ở trẻ em dưới 5 tuổi thì có thể điều trị sớm bằng cách tập cho trẻ phương pháp nhìn và quan sát. Còn đối với người lớn bị nhược thị, khả năng chữa khỏi là rất ít.

Nếu nguyên nhân gây ra nhược thị liên quan đến thực thể, như lác mắt, tật khúc xạ, đục thủy tinh thể hay tổn thương võng mạc... thì cần có biện pháp can thiệp kịp thời và hợp lý để cải thiện thị lực cho mắt ngay từ lúc trẻ còn nhỏ tuổi. Trong trường hợp bệnh đã kéo dài đến tuổi trưởng thành thì thường không thể điều trị khỏi. Vì thế, ngay khi còn nhỏ, nếu trẻ cần bị cận hay loạn từ nhỏ thì phụ huynh nên cho trẻ đeo kính. Với những trẻ bị tật khúc xạ cũng như các bệnh lý khác về thị lực mà không đeo kính, dù có điều trị kịp thời thì hình ảnh truyền về tại võng mạc cũng sẽ không rõ nét, qua thời gian sẽ dẫn tới nhược thị, thậm chí có nguy cơ mù lòa.

Khám mắt thường xuyên giúp hạn chế nguy cơ tiến triển nhược thị và ngăn ngừa thị lực suy yếu

Những lời khuyên sau đây giúp hạn chế nguy cơ tiến triển nhược thị và ngăn ngừa thị lực suy yếu:

  • Khám mắt thường xuyên;
  • Bỏ hút thuốc;
  • Vệ sinh tay trước khi đeo kính áp tròng vào mắt;
  • Sử dụng kính bảo vệ mắt khi cần thiết, chẳng hạn như khi làm công việc tiếp xúc hóa chất hoặc các hoạt động thể thao dễ ảnh hưởng tới mắt;
  • Đeo kính mát khi ra ngoài nắng;
  • Bổ sung vitamin C, E, kẽm và axit béo omega-3: Đây là những chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của mắt, có trong các loại thức ăn như hào, thịt heo, dầu cá, rau xanh, nước cam, các loại đậu, đậu phộng và trứng;
  • Tránh sử dụng máy vi tính hay nhìn vào màn hình [tivi, điện thoại...] trong thời gian dài;
  • Đảm bảo bàn làm việc có khoảng cách hợp lý đối với mắt;
  • Cho mắt nghỉ giải lao thường xuyên bằng cách nhìn ra khỏi màn hình hoặc rời khỏi bàn làm việc sau mỗi 20 phút hoặc lâu hơn, có thể nhìn ra cửa sổ hoặc đi dạo đâu đó trong khoảng thời gian ít nhất 20 giây.

Chăm sóc sức khỏe mắt là một phần quan trọng của sức khỏe nói chung. Để phát hiện sớm nguy cơ bị nhược thị, nên cho trẻ thăm khám chẩn đoán các vấn đề về mắt từ sớm, tránh để bệnh tiến triển lâu ngày, dễ dẫn đến những biến chứng đáng tiếc.

Chuyên khoa Mắt tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là những cơ sở y tế hàng đầu cả nước trong khám chữa các bệnh liên quan đến mắt, với chất lượng toàn diện về cả chuyên môn và dịch vụ y tế.

Chuyên khoa Mắt tại Vinmec có chức năng chăm sóc sức khỏe mắt và thị giác toàn diện cho trẻ em, người lớn và người già bao gồm: kiểm tra tật khúc xạ, điều trị bằng laser và phẫu thuật. Bệnh cạnh đó, khoa còn có nhiệm vụ phối hợp với các khoa lâm sàng khác trong việc điều trị các biến chứng bệnh lý và tổn thương về mắt do tai nạn.

Bên cạnh đó, đội ngũ y bác sĩ Chuyên khoa Mắt tại đây là những bác sĩ giàu kinh nghiệm, đã triển khai nhiều loại phẫu thuật từ thường quy đến các phẫu thuật khó, đặc biệt là các kỹ thuật đòi hỏi tính thẩm mỹ. Với tâm huyết và lòng yêu nghề, đội ngũ bác sĩ công tác tại Vinmec luôn mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất với chất lượng phục vụ cao nhất.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thái Hưng có kinh nghiệm 13 năm là bác sĩ điều trị bệnh về mắt tại Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng. Hiện là Bác sĩ Mắt tại Phòng khám Liên Chuyên khoa Khoa Khám bệnh - Nội khoa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org

Chăm sóc mắt đúng cách giúp giảm cận thị

XEM THÊM:

Bệnh nhược thị không chỉ mang lại nhiều bất tiện cho cuộc sống thường ngày của trẻ mà còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho thị lực về sau.

Nhược thị là bệnh gì?

Hình ảnh được phản xạ từ vật sau khi đi qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ được hội tụ tại trên võng mạc. Tại đây, tế bào cảm thụ chuyển tín hiệu ánh sáng thành các tín hiệu thần kinh và truyền lên não thông qua hệ thần kinh thị giác để tạo nên hình ảnh.

Bệnh nhược thị mắt là bệnh chỉ tình trạng thị lực của một bên hoặc cả hai bên mắt bị giảm do não không nhận biết được những hình ảnh mà mắt bệnh nhân chuyển đến khiến não tăng cường hoạt động với chỉ một mắt. Hiện tượng này còn gọi là mắt lười [Lazy eye]. 

Bệnh nhược thị mắt chia làm hai loại là nhược thị chức năng và nhược thị thực thể. Nhược thị chức năng là tình trạng thị lực của mắt có thể cải thiện sau một thời gian điều trị và phục hồi chức năng. Còn nhược thị thực thể là tình trạng mắt không thể phục hồi hoàn toàn trở về bình thường được.

Bệnh nhược thị ở trẻ em

Trong quá trình phát triển ở trẻ em, đường dẫn truyền thị giác từ mắt đến não dần hình thành và hoàn thiện. Trong giai đoạn này bất kỳ nguyên nhân nào làm cản trở việc phát triển thị giác của hai mắt hoặc có sự tương tác bất thường giữa hai mắt dẫn đến việc hoàn thiện đường dẫn truyền thị giác bị gián đoạn đều có thể gây nhược thị.

Tỷ lệ nhược thị gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi chiếm khoảng 3%.

Sau 7 tuổi, não bộ và thần kinh thị giác đã ổn định, nên mọi điều trị sau thời gian này thường kém hiệu quả. Do đó cần phải để ý phát hiện sớm trẻ bị nhược thị để có biện pháp can thiệp kịp thời tránh biến chứng nặng nề.

Bệnh nhược thị ảnh hưởng như thế nào đến đời sống hàng ngày của trẻ

Nhược thị là tình trạng giảm thị lực do võng mạc không nhận được kích thích từ bên ngoài vào mắt. Sự giảm thị lực này không kèm theo tổn thương hoặc nếu có thì mức độ giảm thị lực đó nặng, không tương xứng với mức độ bệnh lý đi kèm. Trẻ bị nhược thị có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng.

Nhược thị được hiểu là bệnh giống như bị bệnh bị teo cơ, bị tai biến, biến chứng… Nhược thị nếu phát hiện sớm ở trẻ dưới 5 tuổi thì có thể điều trị bằng cách tập cho trẻ những cách nhìn, quan sát. Còn đối với người lớn bị nhược thị thì khi phát hiện ra sẽ không thể chữa khỏi. Bệnh nhược thị thường bị ở một bên mắt và không làm ảnh hưởng mắt hay lan sang mắt kia.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nhược thị. Nếu xuất phát từ những nguyên nhân thực thể như lác, tật khúc xạ, đục thủy tinh thể hay tổn thương võng mạc… thì cần có những can thiệp kịp thời và hợp lý để cải thiện thị lực cho mắt ngay từ lúc trẻ nhỏ tuổi. Còn trong trường hợp để bệnh kéo dài cho đến khi trưởng thành thì sẽ không thể chữa khỏi.

Vì thế, ngay khi còn nhỏ, trẻ có độ cận thị hay loạn thị từ -0,5D đến -0,75D vẫn phải đeo kính thường xuyên. Với những trẻ bị tật khúc xạ và các bệnh khác mà không đeo kính, điều trị không kịp thời thì hình ảnh tại võng mạc sẽ không rõ nét, lâu ngày dẫn tới nhược thị, thậm chí mù lòa.

Ngoài ra, nhược thị có thể xảy ra do các bệnh lý ở mắt như sụp mi bẩm sinh, đục thủy tinh thể bẩm sinh, sẹo giác mạc. Trong trường hợp này, võng mạc không nhận được kích thích vì có sự cản trở đường đi của ánh sáng tới võng mạc, gây ra nhược thị.

Những cách phòng tránh bệnh nhược thị hiệu quả cho trẻ

Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, để tránh các bệnh liên quan đến tật khúc xạ cha mẹ cần hướng dẫn trẻ ngồi học thẳng lưng, mắt cách mặt chữ 30cm; học trong phòng đủ ánh sáng, bàn ghế đúng tiêu chuẩn theo từng cấp học, đèn để phía đối diện với tay cầm bút.

Không nên cho trẻ đọc sách, xem ti vi, chơi điện tử quá hai giờ liên tục. Bởi ánh sáng đèn LED từ các thiết bị này là tác nhân gây ra và làm các căn bệnh về mắt có chiều hướng trầm trọng hơn. Ngoài ra, không nên cho trẻ đọc sách trên tàu xe, khi nằm ngửa hoặc ở những nơi thiếu ánh sáng.

Cả người lớn và trẻ nhỏ đều cần có chế độ ăn uống điều độ, nhiều chất xơ và vitamin để góp phần đảm bảo thị lực. Trẻ nhỏ được điều trị càng sớm thì thị lực phục hồi càng nhanh và có nhiều khả năng thị lực trở về bình thường.

Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám mắt thường xuyên 2 lần/năm để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh ở mắt và điều trị kịp thời.

Các yếu tố quyết định thành công là sự hiểu biết và phối hợp của các bậc phụ huynh, tuổi của trẻ, mức độ nhược thị cũng như các bệnh mắt kèm theo.

Những bài tập dành cho mắt bị nhược thị

Che mắt: Dùng lòng bàn tay che một bên mắt nhìn rõ hơn và cố gắng tập trung nhìn mọi thứ xung quanh và diễn tả chúng. Thực hiện bài tập này mỗi ngày duy trì trong vòng 6 tháng đến 1 năm. Thị lực bên mắt bị nhược thị sẽ được cải thiện đáng kể.

Tập trung: Dùng lòng bàn tay che một bên mắt nhìn rõ hơn, sử dụng ngón tay trỏ của bàn tay còn lại đưa ra trước mắt rồi từ từ di chuyển ngón tay ra xa. Tập trung vào sự di chuyển từ gần đến xa của ngón tay trong một thời gian. Sau đó, nghỉ ngơi 5 phút và làm lại lần nữa. Lặp lại bài tập 3 lần một ngày để cải thiện tình trạng mắt nhược thị.

Liệu pháp thị lực: Là một trong những liệu pháp vật lý tăng hiệu quả của mắt cũng như não bộ. Đây là một phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao cho bệnh nhân không sẵn sàng thực hiện phẫu thuật. Những vấn đề thị giác như nhược thị, lác mắt, cận thị và các vấn đề về cơ mắt yếu đều có thể điều trị.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Ths.Bs Đỗ Minh Lâm

Video liên quan

Chủ Đề