Nghệ Tĩnh có bao nhiêu huyện?

Nhắc đến Nghệ An mọi người thường nhớ ngay đây là quê hương của Bác Hồ – Người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, nơi đây còn được biết đến là tỉnh có diện tích rộng nhất Việt Nam với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử lâu đời. Vậy hiện nay, Nghệ An có bao nhiêu huyện? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây.

Giới thiệu tỉnh Nghệ An

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, thuộc vùng Bắc Trung Bộ.

Trước đây, Nghệ An cùng với Hà Tĩnh có cùng một tên chung là Hoan Châu [trước đời Nhà Lý], Nghệ An châu [đời Nhà Lý, Trần], xứ Nghệ [năm 1490, đời vua Lê Thánh Tông], rồi trấn Nghệ An. Năm 1831, vua Minh Mạng chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An [bắc sông Lam] và Hà Tĩnh [nam sông Lam]. Năm 1976 đến 1991, Nghệ An và Hà Tĩnh sáp nhập thành một tỉnh- Nghệ Tĩnh. Từ năm 1991, Nghệ Tĩnh lại tách ra thành 2 tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh.

Tỉnh Nghệ An thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có vị trí địa lý:

+ Phía đông giáp Biển Đông

+ Phía tây giáp tỉnh Xiêng Khoảng, Lào

+ Phía tây nam giáp tỉnh Borikhamxay, Lào

+ Phía tây bắc giáp tỉnh Hủa Phăn, Lào

+ Phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh

+ Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hóa.

Các điểm cực của tỉnh Nghệ An:

Điểm cực bắc tại: xã Thông Thụ, huyện Quế Phong.

 Điểm cực đông tại: xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai.

Điểm cực tây tại: xã Mường Ải, huyện Kỳ Sơn.

 Điểm cực nam tại: xã Nam Kim, huyện Nam Đàn.

Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía nam. Tỉnh Nghệ An có đường biên giới dài 419 km trên bộ và đường bờ biển ở phía đông dài 82 km.

Nghệ An có tổng cộng 1 thành phố lớn là thành phố Vinh, 3 thị xã và có tổng cộng 17 huyện cùng với mật độ dân số tập trung đông đúc chủ yếu ở thành phố lớn và những vùng đồng bằng. Là tỉnh thành có mật độ dân số cao đứng thứ 4 trên cả nước, nhưng mật độ dân số vùng đất Xứ Nghệ phân bố cũng không đồng đều, những vùng núi cao nguyên thì có mật độ dân số thưa thớt dần hơn đến những vùng núi, và chủ yếu tập trung là các dân tộc như người Mường, người Thái và trong số đó có một số ít người Kinh.

Thành phố lớn của Nghệ An có tên là Vinh
3 thị xã lớn tại Nghệ An là: Cửa Lò, Hoàng Mai và Thái Hòa
17 huyện tổng cộng của tỉnh Nghệ An bao gồm: Anh Sơn, Con Cuông, Diễn Châu, Đô Lương, Hưng Nguyên, Kỳ Sơn, Nam Đàn, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Quế Phong, Qùy Châu, Qùy Hợp, Quỳnh Lưu, Tân Kỳ, Thanh Chương, Tương Dương, Yên Thành.

Địa hình và khí hậu của Nghệ An

Nghệ An là khu vực nằm ngay vùng đất nằm giữa hai mùa hè và đông. Vì thế, nửa đầu năm thường phải hứng chịu gió mùa tây nam mang đến khí gió khô cạn và nóng, khiến cho thời tiết khí hậu vào những thời gian này thường là nắng nóng khá gắt, đất khô cằn, khiến cho việc trồng trọt cũng như chăn nuôi của những người dân trên những vùng miền núi cao gần trời thường khó khăn khi khó tìm được nguồn nước nhất định để phục vụ cho công việc chăn nuôi và trồng trọt của mình.

Còn vào mùa đông thì Nghệ An phải hứng chịu sự ảnh hướng của gió đông bắc lạnh và ẩm ướt, đó là lí do khiến cho những ngày vào những dịp Tết Nguyên Đán khí hậu nơi đây thường lạnh lẽo, nhiệt độ giảm nhanh và người dân thường phải ngồi lò sưởi cũng như mặc nhiều áo ấm hơn. Khí hậu lạnh da diết cùng với nhiệt độ ẩm ướt cũng dễ khiến cho con người mắc phải những vấn đề về sức khỏe như cảm hay nóng sốt đối với trẻ nhỏ.

Còn đối với những người không quen với khí hậu hè nóng và đông lạnh ở Nghệ An thì có thể rất dễ nhiễm bệnh. Vì nhiệt độ đang nóng thì sau đó lại chuyển sang lạnh khiến cơ thể khó có thể thích nghi được nhanh với khí hậu cũng như môi trường tại vùng đất này. Tuy vậy, nhưng Nghệ An là tỉnh thành có địa hình đầy đủ nhất, từ những vùng núi cao, trung du, đến đồng bằng và ven biển, là vùng đất được nhiều khách nước ngoài đặt chân đến du lịch và tham quan.

Dân tộc, tôn giáo tại Nghệ An

Có thể nói Nghệ An chính là vùng đất được hình thành lâu đời nhất cho đến hiện nay tại Việt Nam, từ những thời của vua nhà họ Lý thì đất Nghệ đã được xuất hiện nhờ vào sự tranh giành cũng như bồi đắp mà những vị vua tạo thành. Vì thế, mà Nghệ An được nhiều người biết đến là vùng đất có số tuổi lịch sử lâu đời nhất so với những tỉnh thành khác tại Việt Nam.

Nghệ An còn là tỉnh thành lưu giữ được nhiều thăng lam thắng cảnh, di tích lịch sử từ lâu đời và những lễ hội văn hóa truyền thống từ những sinh hoạt cho đến văn hóa sinh sống của những người dân từ những thời của vua chúa cho đến hiện nay. Đó là một trong những lí do khiến Nghệ An được nhiều sự lựa chọn của nhiều thực khách nước ngoài cũng như trong nước đặt chân đến.

Tính đến thời điểm hiện nay thì Nghệ An toàn tỉnh có được tổng cộng 11 tôn giáo với những dân tộc cùng nhau chung sống trên cùng một vùng đất Xứ Nghệ. Trong đó, chiếm nhiều nhất văn hóa tôn giáo nhiều nhất trên tỉnh thành chính là Công giáo, tiếp đến là Phật giáo, Đạo Tin Lành, Hồi giáo, Minh Lý đạo, và những tôn giáo với số ít người theo nhất chính là Phật giáo Hòa Hảo, Đạo Cao Đài, Minh Sư Đạo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Baha’i giáo, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam.

Trên đây là nội dung bài viết Nghệ An có bao nhiêu huyện? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Chủ Đề