Nêu khái niệm và viết sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa tế bào mô, cơ quan hệ cơ quan, cơ thể

là một tập hợp tế bào chuyên hóa (cùng chất gian bào),có cấu tạo giống nhau cùng nhau thực hiện một chức năng nào đó trong cơ thể người và động vật. Cơ thể người động vật là một hệ thống nhất, toàn vẹn, có thể chia thành nhiều mức độ tổ chức khác nhau, với mức độ lớn nhất là cơ thể rồi đến hệ thống cơ quan, cơ quan, mô, tế bào và phân tử.

Một tập hợp gồm các tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định gọi là mô. Ở một số loại mô còn có các yếu tố không có cấu trúc tế bào như huyết tương trong máu; calci, phosphor và chất cốt giao trong xương.

Trong cơ thể người và động vật gồm bốn loại mô chính:

1) Mô biểu bì: gồm các tế bào xếp sít nhau, xen kẽ là tế bào tuyến, chất gian bào rất ít hoặc không đáng kể, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái,... có chức năng bảo vệ, hấp thụ và bài tiết.

- Gồm hai loại:

  • Biểu bì bao phủ:
    • Vị trí: phủ ngoài da lót trong các cơ quan rỗng: ruột, bóng đái, thực quản, khí quản, khoang miệng
    • Cấu tạo: thường có 1 hay nhiều lớp tế bào có hình dáng giống nhau hay khác nhau
  • Biểu bì tuyến:
    • Vị trí: nằm trong cá tuyến của cơ thể
    • Chức năng: tiết các chất cần thiết cho cơ thể (tuyến nước bọt, tuyến nội tiết,...) hay bài xuất ra khỏi cơ thể những chất không cần thiết (tuyến mồ hôi)

2) Mô liên kết: có ở tất cả các loại mô để liên kết các mô lại với nhau

Có hai loại mô liên kết:

  • Mô liên kết dinh dưỡng (máu và [bạch huyết]
  • Mô liên kết cơ học (mô [sụn] và xương)

Ngoài ra còn có mô liên kết dạng sợi vừa có chức năng [dinh dưỡng] vừa có chức năng cơ học.

  • Chức năng: tạo ra bộ khung của cơ thể, neo giữ các cơ quan hoặc chức năng đệm.
  • Gồm bốn loại mô chính: mô sợi, mô sụn, mô xương, mô mỡ.
  • Vị trí:
    • - mô sợi:nằm ở dây chằng
    • - mô sụn:nằm ở sụn đầu xương
    • - mô xương: nằm ở xương
    • - mô mỡ: nằm ở mỡ
  • Cấu tạo: chủ yếu là phi bào, các tế bào nằm rải rác

Máu thuộc vào mô liên kết


3/ Mô cơ: gồm các tế bào có hình dạng kéo dài.

  • Có ba loại mô cơ:
    • Mô cơ trơn: có hình thoi, nhọn, có 1 nhân, tạo nên thành nội quan như dạ dày, ruột, mạch máu, bóng đái,...
    • Mô cơ vân (cơ xương): tế bào có nhiều nhân, có vân ngang, bám vào xương.
    • Mô cơ tim: tạo nên thành tim, tế bào cơ tim cũng có vân giống tế bào cơ vân, tế bào phân nhánh, có 1 nhân.
  • Chức năng: co, dãn, tạo nên sự vận động của các cơ quan và cơ thể


4/ Mô thần kinh: gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều khiển sự hoạt động các cơ quan và trả lời kích thích của môi trường.

  • Vị trí: ở não, tủy sống, dây thần kinh, hạch thần kinh.
  • Mô xốp: là mô cấu tạo nên bộ phận sinh dục nam giới,nở to khi có máu

Bản mẫu:Mô

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Mô&oldid=67788433”

Trong sinh học, một hệ cơ quan (hay hệ sinh học) là một nhóm các cơ quan hoạt động cùng nhau để thực hiện một chức năng nhất định. Các hệ phổ biến có thể thấy trong giải phẫu người cũng như động vật có vú và các động vật khác là những hệ như hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ thần kinh,...

Nêu khái niệm và viết sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa tế bào mô, cơ quan hệ cơ quan, cơ thể

Ví dụ về một hệ sinh học: Hệ thần kinh. Giản đồ này cho thấy hệ thần kinh được tạo thành bởi 4 cơ quan cơ bản: não bộ, tuỷ sống và các dây thần kinh.

Một nhóm các hệ cơ quan gộp lại thành sinh vật, vì dụ như cơ thể người.

Các hệ cơ quan sau đây trong giải phẫu người được nghiên cứu rộng rãi. Hệ cơ quan ở "người" tồn tại ở rất nhiều loài động vật khác.

  • Hệ tuần hoàn: bơm và dẫn truyền máu đi lại giữa cơ thể (vòng tuần hoàn lớn) và phổi (vòng tuần hoàn nhỏ), hệ tuần hoàn gồm tim, máu và các mạch máu.
  • Hệ vỏ bọc: da, tóc, mỡ, và Móng (động vật).
  • Hệ xương khớp: nâng đỡ và bảo vệ kết cấu cơ thể người, hệ xương gồm các xương, sụn, dây chằng và gân.
  • Hệ sinh dục: gồm các cơ quan sinh dục, như là buồng trứng, vòi tử cung, tử cung, âm đạo, tuyến vú, tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh và tuyến tiền liệt
  • Hệ tiêu hoá: tiêu hoá và xử lý thức ăn với các cơ quan: miệng ,tuyến nước bọt, thực quản, dạ dày, gan, túi mật, tuỵ, ruột, trực tràng và hậu môn.
  • Hệ tiết niệu: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo tham gia vào việc cân bằng chất lỏng trong cơ thể, cân bằng điện giải và bài tiết nước tiểu.
  • Hệ hô hấp: gồm các cơ quan dùng để thở là hầu, thanh quản, phế quản, phổi, khí quản và cơ hoành.
  • Hệ nội tiết: liên lạc thông tin bên trong cơ thể bằng các nội tiết tố tạo ra bởi các tuyến nội tiết, gồm các cơ quan như là vùng hạ đồi, tuyến yên, thể tùng hay tuyến tùng, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận,...
  • Hệ bạch huyết: là các cấu trúc tham gia vận chuyển bạch huyết giữa các mô và mạch máu; hệ bạch huyết gồm bạch huyết và các hạch bạch huyết, mạch bạch huyết.
  • Hệ cơ: cho phép cơ thể tác động đến môi trường xung quanh, vận động hay giữ nguyên tư thế và sinh ra nhiệt. Chỉ bao gồm các cơ xương, không tính cơ trơn hay cơ tim.
  • Hệ thần kinh: thu thập, vận chuyển và xử lý thông tin, gồm có não bộ, tuỷ sống và :

hệ thần kinh ngoại biên.

  •  Cổng thông tin Khoa học về hệ thống

  • Sự sống nhân tạo
  • Kĩ thuật hệ sinh học
  • Sinh học hệ thống
  • Sinh thái học hệ thống
  • Thuyết hệ thống

  • Systems Biology: An Overview bởi Mario Jardon: A review from the Science Creative Quarterly, 2005.
  • Synthesis and Analysis of a Biological System[liên kết hỏng], bởi Hiroyuki Kurata, 1999.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hệ_cơ_quan&oldid=68275979”

Nêu khái niệm mô , cơ quan , hệ cơ quan ? Lấy ví dụ

              Sinh học 6 ạ

                           giúp e với ạ 

Các câu hỏi tương tự