Mua rết giống ở đâu

2021-05-08 10:19:20

Có lẽ trong tiềm thức của nhiều người dân Việt Nam, rết là loài côn trùng nguy hiểm, nếu gặp phải tránh càng xa càng tốt. Thế nhưng có một điều mà ít ai ngờ tới là loài vật mang lại nỗi khiếp đảm cho nhiều người này lại đang trở thành vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Có thể nhiều người không tin, cho rằng đó là điều không tưởng. Tuy nhiên, không ít người dân nước ta đã làm giàu từ mô hình nuôi rết thương phẩm.

Thực chất, nếu xét ở nhiều khía cạnh, rết là loài vật có lợi. Trong Đông y, rết có tác dụng tức phong, cắt cơn kinh giật, giảm đau, giải độc và làm thông kinh lạc; thường sử dụng để chữa các bệnh như kinh giản [co giật], trúng phong [tai biến mạch máu não], phong thấp ngoan cố [các bệnh khớp mạn tính, dai dẳng], thiên chính đầu thống [đau nửa đầu], lao lịch [lao hạch], rắn độc cắn, mụn nhọt, dương nuy [liệt dương]…

Bên cạnh đó, rết còn là loại thức ăn khoái khẩu của các loài gặm nhấm, bò sát... Nhiều người nuôi chim cảnh, cá cảnh cũng dùng rết làm thức ăn cho vật nuôi. 

Chưa dừng lại ở đó, mới đây, Tổ chức Lương Thực Nông Nghiệp Liên Hợp Quốc [FAO] đã đưa ra nhận định, côn trùng sẽ là nguồn thực phẩm chính trong tương lai. Và hiện nay ở các quốc gia phát triển như Pháp, Ý, Nhật,... hay các nước châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia,... côn trùng được ăn rất nhiều.

Ngày 12/2/2021, EU đã ban hành quy định số [EU] 2021/171, chính thức cho phép Việt Nam xuất khẩu sản phẩm từ côn trùng làm thực phẩm vào thị trường EU. Quy định có hiệu lực từ ngày 15/2/2021. 

Như vậy, tương lai không xa, ngành công nghiệp côn trùng ở nước ta nói chung và nuôi rết nói riêng sẽ có nhiều tiềm năng để phát triển. Ngoài các loại côn trùng đã được nuôi nhiều ở nước ta như dế, ruồi lính đen, châu chấu…, rết là mô hình mới nổi nhưng đã mang lại thành công bước đầu cho người nuôi.

Nuôi rết không khó, chỉ cần đảm bảo 2 yếu tố: độ ẩm và thức ăn.

Về chuồng ruôi: Người nuôi rết có thể sử dụng thau nhựa, thùng nhựa hoặc hồ nuôi, nhưng rết phát triển tốt hơn trong hồ nuôi. 

- Hồ nuôi có diện tích 8m2 nuôi được 30 con giống bố mẹ hoặc 500 con để lấy thịt thương phẩm. Mật độ nuôi rộng sẽ đảm bảo cho rết không cắn nhau và không gây thương tích cho rết.

- Hồ nuôi xây bằng gạch ngoài trời, không cần mái che, không cần láng nền, nên xây dựng ở những nơi khô ráo không bị ngập nước khi trời mưa; có mương nước tránh kiến; lát một lớp gạch láng bao xung quanh tránh rết trèo ra ngoài.

- Nên cho một ít gạch, ngói, ván mục, cỏ để tạo chỗ trú ẩn cho rết.

- Rết rất thích nơi mát mẻ, lót phía dưới chỗ nuôi một lớp xơ dừa ẩm sẽ giúp chúng phát triển tốt hơn.

Nếu nuôi trong chai nhựa, mỗi con cho vào một chai với thể tích 1,5 lít kèm theo “nhúm” xơ dừa để giữ độ ẩm. Miệng chai được cắt bỏ một phần nhỏ, để rết không bò ra ngoài.

Thức ăn

Rết rất phàm ăn, thức ăn của chúng là: cá, ốc, ếch, nhái, côn trùng… đặc biệt là dế mèn, siêu sâu…. Định kì 1-2 ngày cho ăn 1 lần vào buổi chiều. Rết cũng giống như bọ cạp có thể nhịn đói khá lâu mà không chết, nhưng nếu cho ăn quá nhiều thức ăn, nó dễ bị bội thực chết. Bốn ngày tưới nước sạch một lần để giữ ẩm cho rết. Chú ý chỉ cho một lượng nước nhỏ, tránh để rết bị chết đuối.

Rết sinh sản

Khi rết được 6 tháng tuổi là bắt đầu sinh sản, mỗi năm đẻ 1 lần vào tháng 11 âm lịch. Mỗi lần đẻ từ 70-150 trứng tùy vào chế độ dinh dưỡng và môi trường chúng ta nuôi chúng. Khi sinh xong, rết mẹ sẽ quấn tròn rết con vào mình. Khi rết mẹ tách đàn, chúng ta tách rết con ra nuôi riêng để chúng không bị rết mẹ ăn thịt.

Thức ăn của rết con chủ yếu là dế con. Nếu không có dế, có thể dùng các loại thịt sống như: gà, ốc, bò, heo,… làm thức ăn cho chúng. Rết từ lúc mới đẻ nuôi đến 3 tháng và 2 tuần là có thể xuất bán thương phẩm. Một kg rết trung bình khoảng 30 con. 

Rết sấy bảo quản khá dễ dàng và lưu trữ được lâu, giá cả luôn ổn định ở mức cao. Thông thường rết loại 50 con/kg, giá bán không dưới 1,2 triệu đồng/kg; cỡ từ 70-80 con/kg giá từ 800 ngàn đến 1 triệu đồng/kg. Mức giá có thể thay đổi vào các thời điểm trong năm, vào mùa nắng giá thường cao hơn mùa mưa.

Để tăng lợi nhuận, nhiều hộ dân đã kết hợp nuôi rết với nuôi dế. Ưu điểm khi kết hợp 2 mô hình này với nhau là:

-    Dế là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho rết ăn -    Không tốn công dọn thức ăn thừa khi rết ăn không hết

-    Tính tiện lợi: chỉ cần thả dế vào là rết có thể bắt

Lưu ý: Rết là loài có độc.  Do vậy, trong quá trình nuôi, người nuôi cần cẩn trọng để tránh bị rết cắn. Nếu không may bị rết cắn, hãy nhanh chóng tìm sợi dây buộc vào phía trên vết cắn để hạn chế nọc độc của rết truyền về tim. Rết nhỏ cắn không chứa chất độc. Có thể dùng dầu gió thoa lên vết thương hoặc dùng tỏi giã nát đắp trực tiếp lên vết thương. Nếu 2-3 ngày vết cắn không khỏi mà càng sưng đau, cơ thể có nhiều biểu hiện khác thường, cần đến cơ sở y tế để chữa trị kịp thời. 

Nếu cần tư vấn kĩ thuật hay địa chỉ mua con giống, bà con có thể gọi điện đến tổng đài 1045 của mạng Viettel [ấn phím 2.2 để gặp chuyên viên hỗ trợ địa chỉ mua bán, ấn phím 5 để gặp chuyên gia hỗ trợ kĩ thuật] hoặc đặt câu hỏi trong mục Hỏi-đáp. Lưu ý, Cổng Nông Dân không phải là nơi bán giống, chúng tôi chỉ hỗ trợ tìm địa chỉ.

Chúc bà con thành công!

Cổng Nông Dân

Cung cấp rết giống toàn quốc

Thời gian gần đây, nhiều người nuôi chim cảnh, cá cảnh... cũng dùng con rết làm thức ăn cho vật nuôi. Ngoài ra, rết còn là vị thuốc quý khi được sấy khô.

Đóng gói rết đã được sấy khô ở xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Ông Võ Long Hải, người thu mua, nuôi và buôn bán rết thương phẩm tại ấp Cây Nính, xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu [tỉnh Tây Ninh] cho biết, gia đình ông đã làm xong khu nuôi rết. 

Ông Ngô Hồng Khanh, người quản lý việc nuôi rết cho gia đình ông Hải chia sẻ, vào mùa mưa rết thường xuất hiện nhiều trong vườn cao su, vườn cây ăn trái…

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng tăng, đã có một số người chuyên đi săn rết ngoài tự nhiên đem về bán cho ông Hải. Sau khi thu mua, ông Khanh phân từng loại, những con rết lớn được sấy khô làm dược liệu, những con rết nhỏ được nuôi lớn mới bán.

“Rết sấy khô bảo quản khá dễ dàng và lưu trữ được lâu. Giá bán rết sấy khô luôn ổn định ở mức cao, người thu mua rết để làm dược liệu. Mỗi năm trại nuôi rết xuất bán từ 2 - 2,5 tấn rết sấy khô cho thị trường Trung Quốc. Đây là cơ sở để trại nuôi rết nhân rộng mô hình và luôn an tâm bởi rết thương phẩm có đầu ra ổn định”, ông Khanh chia sẻ.

Về cách nuôi rết, theo ông Khanh, mỗi con rết được cho vào một chai nhựa với thể tích 1,5 lít kèm theo “nhúm” xơ dừa để giữ độ ẩm. 

Miệng chai được cắt bỏ một phần nhỏ, để rết không bò ra ngoài. Định kỳ 1-2 ngày cho rết ăn 1 lần. Thức ăn của loài rết chính là dế mèn. 

Ông Khanh cho biết thêm, mỗi lần cho rết ăn chỉ từ 1-2 con dế nhỏ. Rết rất phàm ăn, nếu mỗi lần cho rết ăn quá nhiều thức ăn nó dễ bị bội thực mà chết.

Phân loại rết thương phẩm tại trại nuôi rết, sấy rết khô ở xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Giá bán rết vào mùa nắng thường cao hơn mùa mưa, do săn bắt khó. Thời gian mùa khô rết chui sâu xuống hang, khi có mưa, rết mới lên khỏi hang đi tìm thức ăn, nên săn bắt dễ dàng hơn, số lượng thu hoạch nhiều, nên giá mua rết cũng hạ dần.

Thông thường rết loại 50 con/kg, giá bán không dưới 1,2 triệu đồng/kg; rết cỡ từ 70-80 con/kg giá từ 800.000 đến 1 triệu đồng/kg; riêng rết cỡ 120 con/kg cơ sở để lại nuôi.

Theo ông Khanh, trước đây người đi săn bắt rết ngoài tự nhiên chỉ hoạt động ở khu vực quanh huyện Gò Dầu.

Ngày nay “đội quân” này còn đi săn bắt rết tận các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đắc Nông, Đắk Lắk, nên nguồn rết thương phẩm luôn dồi dào. Vì vậy, cơ sở luôn chủ động được nguồn rết thương phẩm bảo đảm đủ cung ứng cho thị trường

Nhi Trần [Báo Tây Ninh]

Đóng gói rết đã được sấy khô.

Ông Võ Long Hải, người thu mua, nuôi và buôn bán rết thương phẩm tại ấp Cây Nính, xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu cho biết, gia đình ông đã làm xong khu nuôi rết. Ông Ngô Hồng Khanh, người quản lý việc nuôi rết cho gia đình ông Hải chia sẻ, vào mùa mưa rết thường xuất hiện nhiều trong vườn cao su, vườn cây ăn trái…Xuất phát từ nhu cầu ngày càng tăng, đã có một số người chuyên đi săn rết ngoài tự nhiên đem về bán cho ông Hải. Sau khi thu mua, ông Khanh phân từng loại, những con lớn được sấy khô làm dược liệu, những con nhỏ được nuôi lớn mới bán.

 “Rết sấy bảo quản khá dễ dàng và lưu trữ được lâu, giá cả luôn ổn định ở mức cao, người thu mua để làm dược liệu, mỗi năm trại xuất bán từ 2 - 2,5 tấn rết sấy khô cho thị trường Trung Quốc. Đây là cơ sở để trại nuôi rết nhân rộng mô hình và luôn an tâm bởi rết thương phẩm có đầu ra ổn định”, ông Khanh chia sẻ.  

Theo ông Khanh, mỗi con rết được cho vào một chai nhựa với thể tích 1,5 lít kèm theo “nhúm” xơ dừa để giữ độ ẩm. Miệng chai được cắt bỏ một phần nhỏ, để rết không bò ra ngoài. Định kỳ 1-2 ngày cho rết ăn 1 lần, thức ăn là dế. Ông Khanh cho biết thêm, mỗi lần cho rết ăn chỉ từ 1-2 con dế nhỏ. Rết rất phàm ăn, nếu mỗi lần cho rết ăn quá nhiều thức ăn nó dễ bị bội thực chết.

Phân loại rết thương phẩm.

Giá bán rết vào mùa nắng thường cao hơn mùa mưa, do săn bắt khó, thời gian này rết chui sâu xuống hang, khi có mưa, rết mới lên khỏi hang đi tìm thức ăn, nên săn bắt dễ dàng hơn, số lượng thu hoạch nhiều, nên giá cũng hạ dần.

Thông thường rết loại 50 con/kg, giá bán không dưới 1,2 triệu đồng/kg; cỡ từ 70-80 con/kg giá từ 800 ngàn đến 1 triệu đồng/kg; riêng cỡ 120 con/kg cơ sở để lại nuôi.

Theo ông Khanh, trước đây người đi săn tìm rết ngoài tự nhiên chỉ hoạt động ở khu vực quanh huyện Gò Dầu, ngày nay “đội quân” này còn đi săn tìm tận các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đắc Nông, Đăk Lăk, nên nguồn rết thương phẩm luôn dồi dào, cơ sở luôn chủ động được nguồn rết thương phẩm bảo đảm đủ cung ứng cho thị trường.

Nhi Trần

Video liên quan

Chủ Đề