Sinh lão bệnh tử nghĩa là gì

Sinh lão bệnh tử là quу luật của cuộc đời con người mà bất cứ ai cũng phải trải qua. Con người được ѕinh ra ᴠà lớn lên trải qua những thăng trầm của cuộc ѕống đến khi già rồi ốm đau bệnh tật, ᴠà cuối cùng là qua đời. Vậу cụ thể “ѕinh lão bệnh tử là gì?” chúng ta cùng tìm hiểu ở bài ᴠiết dưới đâу.

Bạn đang хem: Sinh lão bệnh tử haу ѕinh bệnh lão tử

Trong cuộc sống chúng ta vẫn thường nghe Sinh lão bệnh tử chúng ta hiểu hết được ý nghĩa cụm từ này. Nó liên quan tới cuộc đời mỗi người như nào, luân hồi chuyển kiếp liệu có phải là một. Cùng nhiều câu hỏi xung quanh Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Hôm nay cùng Kiến Trúc Duy Tân tìm hiểu về về quy luật này.

Sinh lão bệnh tử là gì?

Sinh lão bệnh tử là quy luật cuộc đời con người mà không ai có thể tránh khỏi, đó cũng là lẽ tự nhiên.

Sinh ra, lớn lên trưởng thành về già, ốm đau bệnh tật, rồi qua đời.

Ý muốn nói chúng ta hãy bình thản, tâm an lạc, đón nhận quy luật của cuộc sống, vì đó là quy luật ngàn đời của tạo hóa không ai có thể thay đổi được.

– Sinh: Là bắt nguồn cho sự sống. Nó được xem là khởi phát cho sự sống mới, mang ý nghĩa dồi dào năng lượng, sinh lực cho mọi sự vật trên đời.

– Lão: Mang ý nghĩa cho tuổi già. Thời kì này mang ý nghĩa héo úa, năng lượng bắt đầu suy kiệt dần.

– Bệnh: Bệnh là thời kì tiếp theo của Lão. Sau khi già ốm là giai đoạn bệnh tật. Bệnh tật khiến năng lượng suy kiệt và gây tổn thương cho sức khỏe của con người. Là một biểu tượng cho những thứ không may mắn.

– Tử: Đây chính là thời điểm chấm dứt một vòng đời. Nó mang ý nghĩa cho sự chết chóc, tang thương.

Ý nghĩa sinh – lão – bệnh – tử

Quy luật tự nhiên Sinh – Lão – Bệnh – Tử đã in sâu vào trong tiềm thức của con người Việt Nam từ bao đời nay.

Trong đó có rất nhiều việc dựa vào quy luật này để hoạt động như cách chọn số lượng hạt vòng trong phong thủy, chọn tuổi đối tác làm ăn, xây nhà, xây số bậc cầu thang…Trong đó, việc ứng dụng quy luật sinh lão bệnh tử vào xây dựng là phổ biến hơn cả.

Theo quan niệm và ý nghĩa về sinh lão bệnh tử, con người ta thường muốn tạo ra các con số cuối cùng phải rơi vào phần cung Sinh là cung khởi sắc và nhiều năng lượng nhất.

Tức là con số mà bạn lựa chọn khi chia cho 4 dư 1 là số ứng vào cung sinh. Đây là cung đẹp nhất trong 4 cung của quy luật sinh lão bệnh tử, cung sinh mang lại may mắn ngụ ý của tiền tài, lộc lá và những niềm vui khao khát của gia chủ.

Xem thêm: Tìm Hiểu Ngày Hoàng Đạo – Hắc Đạo 

Xem thêm: Ý Nghĩa Ngày Không Vong Và Cách Tính Ngày Không Vong

Sinh lão bệnh tử trong phong thuỷ

Cầu thang khi xây nhà theo quan niệm sinh lão bệnh tử phong thủy sẽ là nơi dẫn dắt nguồn sinh khí trong nhà lưu thông, chính vì vậy gia chủ cần chú ý từ các chi tiết nhỏ như vị trí, số bậc thang, kết cấu hình dạng của cầu thang để tránh vận xui.

Khi chọn mua nhà hay chung cư hay biệt thự xây sẵn thì việc để ý tới số lượng cửa và số cầu bậc cầu thang là điều rất quan trọng. Trong phong thuỷ nhà cửa tránh mang số 4 hay số 7, vì theo quan niệm xưa số 4 ứng với chữ tử còn số 7 ứng với thất nghĩa là chết và mất tiền.

Khi xây cầu thang phải tính số bậc để nhằm đem vận khí tốt vào cho ngôi nhà của bạn, phòng tránh các căn bệnh hay điềm xui.

Từ xa xưa rất nhiều quan niệm sinh lão bệnh tử, tất cả đều có động lực cho mỗi chúng ta luôn cố gắng tu tâm, tích đức để tâm hồn được nhẹ nhàng, thanh tịnh. Điều này sẽ giúp chúng ta giảm bớt những căng thẳng,lo lắng, sợ hãi trong cuộc sống và cũng mang đến sự lạc quan, góp phần suy giảm bệnh tật.

XEM THÊM: Cách Tính Chính Xác Bậc Cầu Thang Theo Phong Thủy Mới Nhất

Xem thêm: Tổng Hợp Các Mẫu Thiết Kế Lan Can Cầu Thang Đẹp

Kiến Trúc Duy Tân

Chuyên thiết kế và tư vấn thiết kế biệt thự hiện đại, biệt thự tân cổ điển, biệt thự mái thái, biệt thự cổ điển, biệt thự  uy tín chất lượng

Thông Tin Liên Hệ Tư Vấn:

Sinh lão bệnh tử hay sinh bệnh lão tử

Sinh lão bệnh tử hay sinh bệnh lão tử – câu trả lời có tại Wikichiase. Sinh lão bệnh tử hay sinh bệnh lão tử là quy luật tự nhiên của đời người, chẳng ai thêm hay bớt đi được giai đoạn nào cả. 

Sinh lão bệnh tử là quy luật tất yếu của đời người mà bất kỳ ai cũng phải trải qua. Với quy luật này, bất kỳ ai khi sinh ra sẽ lớn lên và trưởng thành, sau đó về già gặp những ốm đau, bệnh tật, cuối cùng là qua đời. Vậy sinh lão bệnh tử hay sinh bệnh lão tử có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào?

Trong rất nhiều giáo lý của nhà Phật thì “Tứ diệu đế”, “Thập nhị nhân duyên”, “Bát chánh đạo” là những 4 chân lý cao cả đồng thời cũng là gốc Phật giáo cơ bản ngay từ ngày đầu Phật giáo hình thành. Đây là nội dung của Phật Thích-ca Mâu-ni về kinh nghiệm giác ngộ, đồng thời cũng là nội dung chính trong bài Kinh Chuyển Pháp Luân đầu tiên.

Tứ diệu đế bao gồm Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế. Sách “Chỉ trì hội tập âm nghĩa” có nói “khổ” ở đây có nghĩa là thống não thường bức não bởi hoạn luỵ vô thường, nên gọi là khổ. Và nói rằng: Vô lượng chúng sinh có ba loại thân khổ là lão, bệnh, tử; ba loại tâm khổ tham, sân si; ba loại hậu thế khổ là địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ. Nói tóm lại là có tam khổ, bát khổ. Nó chính là hoạn luỵ trong tam giới. Xét kỹ thì thấy sinh tử thực là khổ nên gọi là khổ đế.

Cụ thể:

– Khổ đế – chân lý của sự Khổ: Chân lý đầu tiên cho rằng mọi thứ tồn tại đều không trọn vẹn và có tính khổ não. Sinh lão bệnh tử hay sinh bệnh lão tử đều xa lìa điều bản thân ưa thích, không đạt được sở nguyện và gặp gỡ sự vật hoặc những người không thích đều khổ. Sâu xa hơn. bản chất của 5 nhóm thân tâm. Ngũ uẩn là điều kiện tạo cái ta đều khổ.

– Tập đế – chân lý sự phát sinh của khổ: Sự tham ái, thỏa mãn được trở thành, tìm kiếm sự thỏa mãn dục vọng, thỏa mãn được hoại diệt đều là nguyên nhân của khổ. Luân hồi chính là gốc của những loại ham muốn này.

– Diệt đế – chân lý của diệt khổ: Nguồn gốc của mọi tham ái một khi được tận diệt thì khi đó sự khổ cũng sẽ tận diệt theo.

– Đạo đế – chân lý của con đường dẫn tới diệt khổ: Con đường Bát chính đạo là phương pháp diệt khổ.

Sinh lão bệnh tử của cuộc đời là vô thường không chỉ là quy luật cuộc đời của con người mà còn là của vạn vật trên thế giới. Có nhiều trường hợp có thể bỏ qua Lão hoặc Bệnh nhưng đều phải trải qua Sinh và Tử. Đây là quy luật không thể thay đổi được vậy nên chúng ta hãy chấp nhận nó bình thản, tâm an lạc để luôn có cuộc sống hạnh phúc và an nhiên.

– Sinh: Tất cả vạn vật trên thế khắp thế gian này, không riêng loài người, vạn vật từ cây cỏ, biển cả, vũ trụ bao la, núi đồi, dòng sông,… đều được sinh ra, bắt đầu và hình thành.

– Lão: Sau khi được sinh ra con người, vạn vật đều phát triển lớn lên và trưởng thành tới một mức nào đó, theo thời gian cũng bắt đầu già cỗi. Không một ai có thể tránh khỏi, tất cả rồi cũng đến một ngày phải theo quy luật của nhân gian là già đi và cũ đi.

– Bệnh: Dù nặng hay nhẹ, dù là người giàu sang hay kẻ bần hàn, từ thoáng qua đến kinh niên, bệnh tật sẽ không tha bất kỳ ai. Những căn bệnh âm thầm gieo nỗi sợ hãi cho con người. Cưới đi từ từ rất nhiều sinh mạng từng giây, từng phút.

– Tử: Là cái đích mà bất kỳ ai cũng phải tới  sau khi trải qua sinh, lão, bệnh. Đây là điều không một ai có thể tránh khỏi, khi tới gần thì sợ hãi và ít có ai chịu chấp nhận nó.

Đã là kiếp người thì phải trải qua sinh lão bệnh tử. Thường con người chỉ sợ chết, nhưng chết lại là giai đoạn nhanh chóng nhất của bốn thời kỳ. Sinh ra chưa có trí khôn thì cũng chỉ vài ba năm là đã bắt đầu có ý thức. Đến khi lớn tuổi, lúc nào thấy được mình không còn sức vui thú với tuổi già thì mới bắt đầu nghĩ đến cái chết. Chết chỉ là một khoảng thời gian ngắn nhất để lìa đời. Bệnh thì trái lại, vừa sinh ra đã có mầm bệnh. Kéo dài cả cuộc đời cho đến tuổi già vẫn còn bị bệnh. Chỉ có chết đi mới hết bệnh mà thôi. Xem ra bốn chữ: sinh lão bệnh tử chỉ có bệnh làm nên nghiệp con người.

Sinh lão bệnh tử vốn là quy luật của đời người

Được biết đến là một trong những quy luật của cuộc đời, sinh lão bệnh tử hay sinh bệnh lão tử là lẽ tự nhiên mà bất kỳ ai cũng phải gặp. Sinh ra sẽ lớn lên và trưởng thành, sau đó về già gặp những ốm đau, bệnh tật, cuối cùng là qua đời.  

Trong bốn thứ sinh lão bệnh tử, thì người ta rất sợ chữ “Tử”. Nhưng ngẫm ra chết là hết, là giải thoát khỏi cõi trần gian. Đáng lẽ ra “bệnh” mới là thứ ta nên sợ nhiều nhất mới phải.

Nói thế không phải là quá bi quan với cuộc đời này. Trăm năm kiếp người là khoảng thời gian con người phải sống không có lựa chọn. Nếu có thể lựa chọn là lựa chọn cách sống làm sao để mong thoát được phần nào sự khổ đau ông Trời dành cho con người, đi đến thân tâm an lạc và có thể đem nguồn vui đến cho những người chung quanh. Lựa chọn là làm thế nào để cuộc đời có ý nghĩa mà thôi.

Có một bài thơ rất hay về Sinh Bệnh Lão Tử. chúng tôi xin dẫn ở đây để quý độc giả cùng đọc và suy ngẫm:  

Phật đã dạy Sinh là ắt khổ Bệnh, 

Lão cùng nguồn chỗ như nhau 

Đến khi Tử cũng niềm đau 

Đời sống là thế, chớ sầu, cứ vui 

Lúc còn trẻ tiến lui tranh sống

Đường công danh chèo chống tranh giành 

Vui thì chị chị anh anh

Không vui anh chị cũng đành xa nhau 

Chớ hờn trách vì đâu phiền não 

Tự thân ta lai đáo tuổi già 

Cháu con chớ có rầy la 

Chúng vui mặc chúng việc ta cứ làm 

Mỗi buổi sáng tàng tàng đi bộ 

Ngắm cỏ hoa nở rộ bên đường 

Long lanh là những hạt sương 

Trời ban cảnh đẹp dễ thường thấy sao? 

Năng đi lại, ngồi, sanh phiền não 

Chớ suy tư ảo ảo huyền huyền

 Vui thì nói chuyện huyên thuyên 

Món ăn mình thích đừng kiêng cử gì 

Khi có bệnh phải đi bác sĩ 

Thuốc men dùng , toa chỉ rành rành 

Chớ nghe mấy đám lưu manh 

Uống loài dược thảo, củ, cành. Chí nguy! 

Thất bát thập còn chi phải sợ 

Cuối cuộc đời hết nợ nhân gian 

Nghĩa trang ta cứ xếp hàng 

Đến khi đất gọi sẵn sàng ra đi 

Bỏ những chuyện thị phi nhân thế 

Phật dạy: Đời là bể khổ đau 

Đừng giận hờn, chớ trách nhau 

“Ba cao một thấp” cớ đâu phải buồn 

Buổi sáng nắng, mưa tuôn chiều tối 

Màn đêm về bối rối mà chi 

Thôi thì ta cứ vui đi 

Mai mai mốt mốt biệt ly cận kề 

Già cứ vẫn tràn trề sức sống

 Vẫn lạc quan xế bóng hoàng hôn 

Giữ cho mãi đẹp tâm hồn 

Chuyện vui giữ lấy, sầu buồn quên đi 

Bao năm tháng đi đi lại lại 

Cõi nhân gian oan trái cũng nhiều 

Đời lên tựa những cánh diều 

Đến khi đời xuống nuốt nhiều đắng cay 

Hãy lạc quan đừng hay hờn oán 

Sống thảnh thơi thông thoáng với người 

Dù rằng bảy chục tám mươi 

Sống như con trẻ luôn cười mãi vui 

Vài lời nhắn bạn cùng tôi

 Sinh lão bệnh tử là lời Phật răn 

Cũng: rằng chướng nghiệp là căn 

Mỗi người một cuộc căn phần phải mang.

Với quy luật Sinh lão bệnh tử chúng ta nên mang tâm an lạc, bình thản đón nhận quy luật cuộc sống vì đây cũng là quy luật của tạo hóa qua ngàn đời. Tất cả chúng ta đều có thể bệnh về thể xác, tuy nhiên đừng để bệnh về mặt tâm hồn.

Quy luật tự nhiên Sinh – Lão – Bệnh – Tử đã in sâu vào trong tiềm thức của con người Việt Nam từ bao đời nay. Trong đó có rất nhiều việc dựa vào quy luật này để hoạt động như cách chọn số lượng hạt vòng trong phong thủy, chọn tuổi đối tác làm ăn, xây nhà, xây số bậc cầu thang…Trong đó, việc ứng dụng quy luật sinh lão bệnh tử vào xây dựng là phổ biến hơn cả.

Sinh lão bệnh tử hay sinh bệnh lão tử được tính rất dễ dàng. Đây chỉ là cách đếm thông thường. Những thứ không thể đếm lần lượt, có số lượng lớn thì phải áp dụng thuật toán chia hết. Vì tính được khá nhanh nên cách này hiện nay được sử dụng rất thông dụng. Cụ thể như sau:

– Chữ Sinh: Sẽ chia hết cho 4 và dư 1

– Chữ Lão: Sẽ chia hết cho 4 và dư 2

– Chữ Bệnh: Sẽ chia hết cho 4 và dư 3

– Chữ Tử: Sẽ chia hết cho 4 và không còn số dư

Theo quan niệm và ý nghĩa về sinh lão bệnh tử, con người ta thường muốn tạo ra các con số cuối cùng phải rơi vào phần cung Sinh là cung khởi sắc và nhiều năng lượng nhất.

Tức là con số mà bạn lựa chọn khi chia cho 4 dư 1 là số ứng vào cung sinh. Đây là cung đẹp nhất trong 4 cung của quy luật sinh lão bệnh tử, cung sinh mang lại may mắn ngụ ý của tiền tài, lộc lá và những niềm vui khao khát của gia chủ.

Người ta xây nhà, làm cầu thang cũng tính đến những bậc khớp với sinh lão bệnh tử: bắt đầu với Sinh và chấm dứt cũng với bậc sinh, hay không lựa chọn hơn được thì cũng cố gắng khớp với Lão. Thực ra chẳng ai muốn quan niệm rằng Sinh chỉ là bắt đầu một cái nghiệp để dần dần đi đến Tử, và trong quảng đường quá ngắn mà quá dài đó, bệnh là cái nghiệp nặng nề khổ đau nhất của kiếp người. 

Hy vọng với những chia sẻ ở bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu được quy luật sinh lão bệnh tử là gì, cách tính cũng như là những ứng dụng của quy luật này trong cuộc sống. Sinh lão bệnh tử hay sinh bệnh lão tử là quy luật không thể thay đổi của con người cũng như vạn vật trên trái đất. Chính vì thế chúng ta hãy tận dụng những khoảng thời gian trong đời mình để sống hết mình, đến những nơi mình muốn đến, thực hiện ước mơ của bản thân như vậy bạn sẽ không phải hối hận vì đã bỏ lỡ thời gian tươi đẹp trong cuộc đời của mình, đó mới được gọi là hạnh phúc.

Xem thêm:

Sau khi chết sẽ như thế nào? Linh hồn người chết sẽ đi về đâu?

Video liên quan

Chủ Đề