Mua lá nếp cẩm ở đâu hà nội


Chợ quê hiện đang là đơn vị bán bột lá cẩm tím uy tín hàng đầu Việt Nam với 2 cơ sở tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, các bạn trên toàn quốc muốn mua hàng có thể liên hệ trực tiếp tới số điện thoại:

Tại miền Bắc - Hà Nội: 0984.845.724
Tại miền Nam - TP. Hồ Chí Minh: 0915.731.468

Cây lá cẩm [ danh pháp khoa học hai phần: Peristrophe roxburghiana, còn tên tiếng Anh là magenta plant ] là một loài thực vật có hoa thuộc họ Ô rô [Acanthaceae], phân bố chủ yếu tại vùng Đông Nam Châu Á, từ Assam tới Sri Lanka, và lan sang cả phía đông cho tới hết diện tích của  Đông Nam Á, Java, Nam Trung Quốc và Đài Loan. Và hiện cây lá cẩm có hai loại chính là cây lá cẩm tím và cây lá cẩm đỏ [ để nhận biết được hai loại này ta dựa chủ yếu vào đặc điểm hình thái của lá và màu sắc của dịch chiết ].

Thạch từ lá cẩm

Cẩm là cây cỏ, sống lâu năm, cao tối đa khoảng 1m, cành non thì có lông về sau nhẵn, thân thường chia ra 4 cạnh, có rãnh dọc sâu. Lá đơn, mọc đối, hình bầu dục hay hình trứng hoặc thuôn mũi giáo, thường sẽ có bớt màu trắng ở dọc gân lá. Kích thước lá theo ghi nhận là  2 – 10cm x 1,2 – 3,6cm. Hai mặt có thể có lông hoặc không, gốc lá thuôn nhọn. Chóp lá nhọn hay có khi có mũi hoặc hơi tù tròn.

Cụm hoa chùm ngắn ở ngọn hay nách lá. Lá bắc cụm hoa thường hình trứng. Đài 5 răng đều dính vào nhau ở nửa dưới, kích thước ngắn hơn lá bắc hoa. Tràng [ cánh hoa ] màu tím hay hồng, phân 2 môi, môi dưới có 3 thuỳ cạn, ống hẹp kéo dài. Nhị 2, thò ra khỏi ống tràng. Bầu 2 ô, mỗi ô chứa hai hay nhiều noãn. Hàng năm, cẩm ra hoa vào tháng 10 –11.

Phân biệt lá giữa các loại cẩm

 – Cây Lá Cẩm đỏ [ tên dân tộc Nùng gọi Chằm thủ]: Lá có hình bầu dục, gốc lá thon, có màu xanh đậm, có nhiều lông, mặt trên thì không có bớt trắng, dịch chiết ra có màu đỏ

 – Cây Lá Cẩm Tím [ hay Chằm lai ]: Có màu tím hồng, lá thì hình trứng rộng, gốc tròn, có màu xanh nhạt, khá mỏng, chứa ít lông, diện tích đốm trắng ở dọc gân lá lớn, dịch chiết ra có màu tím.

 – Cẩm Tím đậm, tím Huế [ hay Chằm khâu ]: Lá hình bầu dục, gốc tròn hay thon, màu xanh đậm, dầy, ít lông, diện tích đốm trắng ở dọc gân lá ít, dịch chiết ra có màu tím.

– Cây Lá Cẩm Vàng [ Chằm hiên]: Lá hình trứng, gốc lá thon, đầu lá thon nhọn, 2 mặt đều có lông, phiến lá thường nhăn nheo, đặc biệt là ở mép lá, dịch chiết ra có màu vàng xanh.

Hình ảnh cây lá cẩm tím

>>>>>Bạn muốn nhân giống cây lá cẩm trợ thủ là đây

Công dụng của cây lá cẩm

Theo Đông y, cây lá cẩm có vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng thanh phế nhiệt chỉ khái [giảm ho] và chỉ huyết [cầm máu] cực kì lợi. Nếu phối hợp thêm với các vị thuốc quý khác sẽ trị được các chứng viêm phế quản nhiều đờm, tiêu lỏng, xuất huyết, chấn thương ở gân, cơ bị bầm dập. Lá cẩm còn được người dân tộc làm nước để tắm cho trẻ nhỏ khỏi rôm sảy.

Ở một số nơi, người ta còn dùng lá cẩm làm nguyên liệu để nhuộm màu cho thực phẩm, hoặc dùng để chế biến các loại thức ăn vì loại lá này không gây độc. Ví dụ như ở Việt Nam có xôi lá cẩm, bánh tét lá cẩm, v.v..

Cách trồng cây lá cẩm

Cây lá cẩm thuộc loại cây ưa ẩm và ưa bóng, nhưng rõ ràng là không chịu được úng do cây thường mọc ở các vùng ven rừng, núi đá vôi ẩm, gần bờ suối ……

Do vậy muốn cây Cẩm sinh trưởng và phát triển tốt thì loại đất phải đáp ứng đủ các yếu tố sau:

+ Đất giàu mùn, có độ tơi xốp, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, giàu dinh dưỡng.

+ Độ ẩm cao, dễ thoát nước.

Lá cẩm tạo đủ màu

1. Cách trồng

Trước tiên trộn đất với mùn dừa, sỉ than, phân bón để khử trùng các mầm bệnh có trong đất.

Chọn những cây khỏe, sạch mầm bệnh và có lá mầm để tiến hành trồng

Xúc đất vào chậu và tiến hành trồng. Tưới nước ngay để giữ ẩm.

Sau đó mang ra để dưới nơi có bóng mát cụ thể dưới tán cây.

2. Chăm sóc:

Sau khi trồng, thường xuyên tưới nước hàng ngày cho cây vào buổi sáng và buổi chiều mát. Khi cây bén rễ thì tiến hành công đoạn bón thúc. Cây được cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì lá sẽ nhanh tốt. Tuy nhiên tránh lạm dụng bón phân sẽ gây chết cây.

3. Thu hoạch:

Sau khi trồng 30 – 40 ngày là chúng ta có thể thu hoạch lá của cây lá cẩm. Hoặc có thể thu hoạch nguyên cây hoặc chỉ chừa gốc khoảng 10 – 15 cm để thu hoạch lứa sau.

Xôi cẩm nhiều màu

Nguyên liệu cần cho mọi tay chơi cây cảnh Phân bón lá 501

Cách sử dụng cây lá cẩm hiệu quả

1. Cây lá cẩm dùng chữa gai cột sống

Chuẩn bị

+ Lá cẩm rửa sạch, để ráo hết nước

+ Trứng gà luộc lòng đào

Người bệnh dùng lá cẩm ăn sống cùng trứng kiên trì mỗi ngày 3 lần trước bữa ăn chính khoảng 1 tiếng. Khuyên nên sử dụng liên tục trong vòng 1 tháng để thuốc kịp phát huy công dụng điều trị bệnh. Lá cẩm là loài thực vật hoàn toàn lành tính nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng mà không lo xảy tác dụng phụ.

Lưu ý: Để bài thuốc trên đạt hiệu quả cao nhất thì trong quá trình điều trị, bạn hãy chú ý thêm đến chế độ ăn uống của mình nữa. Nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin B, C, D, Canxi và khoáng chất vào thực đơn 3 bữa hàng ngày để tăng cường sức khỏe xương khớp. Đồng thời, chăm chỉ tập thể dục vừa giúp hỗ trợ quá trình điều trị, vừa ngăn ngừa sự tái phát của bệnh.

2. Cây lá cẩm dùng làm đẹp

Lá cẩm giúp da mặt trở lên mịn màng và nhất là làm giảm độ bóng dầu trên da mặt đi đáng kể…

Đặc biệt những bạn gái mà bị mụn trứng cá khi sử dụng nước lá cẩm để rửa mặt đảm bảo sẽ thấy da mặt sáng lên và mụn giảm đi trông thấy. Trước tiên cần chuẩn bị

+ 1 bó lá cẩm

+ 1,5l nước

Cách làm:

Rửa sạch bó lá cẩm đã chuẩn bị bằng nước sạch, sau đó cho vào ấm. Rồi đổ 1,5l nước sạch vào đun sôi sau đó vặn nhỏ lửa cho âm ỉ khoảng 10 phút rồi tắt bếp. Đợi nước ấm hẳn thì gạn lấy 1 lượng nước vừa đủ để rửa mặt như bình thường mà không cần phải rửa lại bằng nước sạch, số nước còn lại có thể để vào để tủ lạnh và dùng dần trong khoảng 3, 4 ngày.

Khi đun lá cẩm xong thì nước sẽ có màu tím sẫm nếu bạn nấu đặc [ cho ít nước ], còn khi bạn đã cho nhiều nước sẽ có màu đỏ tím. Nhưng theo kinh nghiệm nên nấu đặc sẽ có tác dụng hơn.

 3. Cây lá cẩm dùng trong ẩm thực

Người miền Nam thường hay sử dụng lá cẩm để nhuộm màu cho thực phẩm hoặc dùng để chế biến các thức ăn vì loại lá này không gây độc. . Ví dụ như xôi lá cẩm, bánh tét lá cẩm,…

Cách nấu xôi lá cẩm

Nguyên liệu

– 1 nắm lá cẩm

– 500g nếp

– 4 muỗng cà phê nước cốt dừa

– Đậu phộng

– Vừng

– Muối, đường và chõ hấp xôi

Cách làm

– Chỉ sử dụng lá của cây cẩm, bỏ cọng, rửa sạch.

– Cho vào nồi nhỏ, đổ nước ngập hết mặt lá, bắc lên bếp nấu sôi.

– Lá sẽ từ từ cho ra màu hồng pha tím, lọc lá ra và lấy nước để riêng. Đổ nếp vào nước lá cẩm ngâm qua đêm với chút xíu muối.

– Ngày hôm sau đổ nếp ra rổ cho ráo nước, đợi ráo xong thì cho vào chõ hấp xôi. Khoảng 20 phút sau trộn thêm với ít đường và nước cốt dừa [nếu thích ăn béo]. Xới đều lên, đậy nắp lại. Lúc nào thử thấy hạt nếp dẻo, mềm là xôi chín.

– Đậu phộng, vừng rang vàng giã hơi nát, trộn vào chút đường, muối cho dễ thưởng thức hơn.

Video cây lá cẩm tại vườn Hải Đăng

Tham khảo thêm: Cây hoa đậu biếc đang gây sốt thị trường Việt

Địa chỉ bán cây lá cẩm chất lượng uy tín ở đâu tại Hà Nội

Tại công ty giống cây trồng  HẢI ĐĂNG đang bán cây giống lá cẩm. Với đam mê và kinh nghiệm lâu năm về giống cây trồng, nhà vườn HẢI ĐĂNG tự tin sẽ đem lại sự hài lòng cho quý khách hàng với các sản phẩm cây giống lá cẩm đỏ cẩm tím và cả cây lâu năm chất lượng nhất. Ngoài lá cẩm ra, nhà vườn HẢI ĐĂNG  còn có Hồng Thân Gỗ, Việt Quất đang ra trái và cây kiwi. Không chỉ cung cấp cây trồng, nhà vườn HẢI ĐĂNG còn cung cấp thêm cho khách hàng về cách thức, kinh nghiệm chăm sóc để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Rất vui được hợp tác cùng quý khách hàng!!

Video liên quan

Chủ Đề