Mỗi năm ở nước ta có bao nhiêu người hiến máu?

T.Linh   -   Thứ bảy, 16/01/2021 18:10 [GMT+7]

Theo thông tin từ Bộ Y tế, chiều 15.1, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện tổ chức Hội nghị tổng kết toàn quốc công tác vận động hiến máu tình nguyện năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021.

Lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, lao động tỉnh tham gia buổi hiến máu nhân đạo. Ảnh: LĐLĐ Tây Ninh cung cấp

Báo cáo kết quả công tác vận động hiến máu tình nguyện năm 2020 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2021, bác sĩ Lê Gia Tiến - Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện - cho biết: Toàn quốc đã vận động và tiếp nhận được 1.405.336 đơn vị máu [quy đổi đơn vị máu có thể tích là 250ml là 1.674.646 đơn vị], đã cơ bản đáp ứng nhu cầu máu phục vụ cấp cứu và điều trị người bệnh; tỉ lệ hiến máu tình nguyện đạt 99%; tỉ lệ dân số hiến máu gần 1,5%, số người hiến máu nhắc lại đạt 50%; tỉ lệ người hiến máu có thể tích từ 350 ml trở lên đạt gần 50%.

"Năm 2020, diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh COVID-19, tình hình thiên tai, lũ lụt nghiêm trọng xảy ra tại các tỉnh miền Trung đã ảnh hưởng lớn đến công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia hiến máu tình nguyện.

Đặc biệt, trong thời điểm xuất hiện các ca bệnh COVID-19 tại cộng đồng, thực hiện các hoạt động giãn cách xã hội, các buổi hiến máu đồng loạt bị hủy, hoãn trong cả nước đã khiến lượng máu dự trữ gần như cạn kiệt, ảnh hưởng đến công tác cấp cứu, điều trị người bệnh" - BS Tiến nói.

Phát biểu ý kiến tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Xuân Thu, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện nhấn mạnh, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chỉ đạo và đầu tư nhiều nguồn lực cho các hoạt động an toàn truyền máu nói chung và công tác vận động hiến máu tình nguyện nói riêng.

Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Nguyễn Thị Xuân Thu phát biểu ý kiến tại Hội nghị. Ảnh: Bộ Y tế

Qua đó, nhận thức của toàn xã hội về lợi ích của hiến máu tình nguyện đã có chuyển biến tích cực; lượng máu vận động và tiếp nhận được ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, đã góp phần quan trọng bảo đảm công tác an toàn truyền máu và cứu chữa cho hàng triệu người bệnh cần truyền máu.

Ban Chỉ đạo các cấp đã tổ chức được 13.106 cuộc tuyên truyền, vận động về hiến máu tình nguyện với 1.665.462 lượt người tham dự. Nhiều chiến dịch truyền thông và sự kiện hiến máu tình nguyện được tổ chức sáng tạo, thành công như: Chiến dịch vận động hiến máu tình nguyện dịp Tết, “Lễ hội Xuân hồng” đã vận động và tiếp nhận được 269.664 đơn vị máu; Chiến dịch “ Những giọt máu hồng hè” và “Hành trình đỏ” đã vận động và tiếp nhận được 444.173 đơn vị máu... và nhiều sự kiện hiến máu lớn khác như: Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện - 7.4, Ngày Quốc tế Người hiến máu - 14.6,...

Cho đến nay, cả nước đã thành lập được 4.008 câu lạc bộ [CLB] với 125.035 thành viên tham gia như: CLB hiến máu dự bị, CLB 25, CLB máu hiếm, CLB gia đình máu hiếm, CLB vận động hiến máu tình nguyện...

Bên cạnh đó, công tác xây dựng lực lượng hiến máu dự bị ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo cũng được quan tâm và triển khai có hiệu quả; Đã có 20.108 cán bộ, hội viên và tình nguyện viên Chữ thập đỏ được đào tạo, tập huấn về công tác vận động, huy động nguồn lực hiến máu nhân đạo.

Chiều 30/7, tại Hà Nội, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương phối hợp Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện [HMTN] và đơn vị có liên quan tổ chức Tổng kết 10 năm Chương trình Hành trình Đỏ - Kết nối dòng máu Việt [2013-2022]. 

 Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành tham dự chương trình.

Hành trình Đỏ trở thành hoạt động xã hội nhân văn sâu sắc

Xuất phát từ tình trạng khan hiếm máu cho điều trị vào mỗi dịp hè, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương và đối tác đã đề xuất ý tưởng tổ chức chương trình Hành trình Đỏ. 

Năm 2013, Hành trình Đỏ - Chiến dịch vận động hiến máu xuyên Việt ra đời và lần đầu tiên được triển khai. 100 tình nguyện viên được tuyển chọn đã lên đường theo 2 cánh quân và hội ngộ tại Thủ đô Hà Nội sau 22 ngày tổ chức hiến máu tại 15 tỉnh, thành phố. Vượt qua vô vàn khó khăn, Hành trình Đỏ năm đầu tiên đã thu về hơn 17.500 đơn vị máu.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn tặng hoa, cờ lưu niệm cho 10 tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức Hành trình Đỏ

Ra đời trong sự cấp thiết về việc đảm bảo nguồn máu cho cấp cứu và điều trị, Hành trình Đỏ đã trở thành hoạt động trọng tâm của chiến dịch "Những giọt máu hồng hè" hằng năm và ngày càng nhận được sự tham gia của nhiều địa phương và sự hưởng ứng của đông đảo người dân.

Sau mỗi năm tổ chức, Hành trình Đỏ đều lập kỷ lục mới về số ngày tổ chức, số địa phương tham gia và số đơn vị máu tiếp nhận được. Nếu năm đầu tiên, chương trình chỉ diễn ra tại 15 tỉnh, thành phố trong 22 ngày, thì năm tiếp theo, con số này lần lượt là 25 địa phương và 27 ngày. 

Sau 10 năm, Hành trình Đỏ đã ngày càng lan toả và nhận được sự tham gia phối hợp của nhiều địa phương trên cả nước. Riêng năm 2022, đã có 46 tỉnh/thành phố tham gia trong 60 ngày, tổ chức 507 điểm hiến máu chính và 1.858 điểm hiến máu hưởng ứng, tiếp nhận trên 120.000 đơn vị máu, lượng máu này cao gấp 7 lần so với năm đầu tổ chức.

Nhìn lại chặng đường 10 năm vừa qua, Hành trình Đỏ đã thu hút hàng triệu lượt người tham dự, 462 ngày tổ chức, 2.365 buổi hiến máu, tiếp nhận gần 700.000 đơn vị máu. Đã có 58/63 tỉnh/thành phố trên cả nước tổ chức Hành trình Đỏ; 5 địa phương tổ chức cả 10 kỳ: TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng và nhiều địa phương đã tổ chức 9 kỳ, 8 kỳ…

Lượng máu tiếp nhận được của Hành trình Đỏ không chỉ góp phần bảo đảm nguồn máu cho cấp cứu, điều trị tại các địa phương trong dịp thiếu máu hè mà còn góp phần điều tiết máu trên phạm vi toàn quốc. 

Nhiều tỉnh, thành phố đã tổ chức thành công Hành trình Đỏ với các ngày hội hơn 1.000 đơn vị máu, tổ chức với hình thức Hành trình Đỏ mini ngay tại địa phương và đưa các ngày hội hiến máu về huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. 

Hầu hết các địa phương cũng lồng ghép tôn vinh các tập thể, cá nhân hiến máu tiêu biểu trong khuôn khổ sự kiện Hành trình Đỏ; qua đó vừa tạo hiệu ứng truyền thông tốt, vừa lan tỏa được những tấm gương tích cực về hiến máu tình nguyện.

Tròn một thập kỷ bền bỉ vượt khó tổ chức, Hành trình Đỏ đã đạt được mục tiêu và sứ mệnh đề ra: góp phần thay đổi nhận thức của hàng triệu người dân về hiến máu tình nguyện, mở rộng đối tượng hiến máu; cơ bản khắc phục tình trạng khan hiếm máu dịp hè; xây dựng, đào tạo lực lượng tình nguyện viên tại các địa phương; góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng bệnh tan máu bẩm sinh; giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử dân tộc, về tình yêu thương cộng đồng. 

Hành trình Đỏ cũng là cơ hội để ngành y tế địa phương tập dượt và thuần thục quy trình tổ chức hiến máu với số lượng lớn, tiếp nhận máu an toàn trong điều kiện phòng, chống dịch COVID-19.

TS, BS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Trưởng Ban Tổ chức Hành trình Đỏ 2018-2022 khẳng định: Hành trình Đỏ đã vượt xa giới hạn của một chương trình vận động hiến máu đơn thuần, mà trở thành hoạt động xã hội nhân văn sâu sắc. Khẩu hiệu Hành trình Đỏ - Kết nối dòng máu Việt đã trở thành lời hiệu triệu, huy động sức mạnh toàn dân trên dải đất hình chữ S cùng tham gia vào chiến dịch hiệu quả nhất, thành công nhất trong phong trào hiến máu nước ta.

Ngân hàng máu có chất lượng, an toàn: Yếu tố quan trọng cứu chữa những ca bệnh hiểm nghèo

Phát biểu tại sự kiện, GS. TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế nêu rõ: Qua báo cáo và theo dõi sự phát triển của phong trào hiến máu tình nguyện nước ta gần 30 năm qua [từ 1994 đến nay], Bộ Y tế đánh giá cao các hoạt động và sáng kiến mà Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện các cấp đã thực hiện nhằm thúc đẩy phong trào hiến máu ngày càng thực chất, hiệu quả và bền vững. 

Nhiều sự kiện hiến máu được duy trì tổ chức thường xuyên như Lễ hội Xuân hồng, Chủ nhật đỏ, Hành trình Đỏ… đã góp phần lan toả phong trào hiến máu tình nguyện đến với cộng đồng.

10 năm qua Hành trình Đỏ đã mang lại gần 700.000 đơn vị máu phục vụ điều trị

Theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn: Với nền y học phát triển, bên cạnh đội ngũ cán bộ y tế giỏi về chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ, thấm nhuần y đức, với các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến thì chúng ta cần có những ngân hàng máu có chất lượng, an toàn. Đây là yếu tố quan trọng cho việc cứu chữa những ca bệnh hiểm nghèo, nạn nhân của những vụ tai nạn hay cho những bệnh nhân tan máu bẩm sinh. 

"Nước ta có hơn 96 triệu dân, mỗi năm tiếp nhận được hơn 1,4 triệu đơn vị máu thì vẫn còn người bệnh chưa có cơ hội được tiếp cận với nguồn máu chất lượng, an toàn và còn những bệnh nhi, những bà mẹ phải chờ đợi để được truyền máu"- Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nói. 

Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi sự quan tâm, ủng hộ, chia sẻ và giúp đỡ của các Ban, Bộ, Ngành đoàn thể Trung ương, chính quyền địa phương các cấp và các tầng lớp nhân dân tiếp tục chung tay cùng với ngành y tế trong công tác hiến máu tình nguyện nói riêng và hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân nói chung vì bản thân, gia đình và đồng bào của mình, như sức sống của chương trình Hành trình Đỏ đã lan toả tới trái tim hàng triệu người với tinh thần trách nhiệm, sống yêu thương, chia sẻ, mở ra cánh cửa hy vọng cho những người bệnh cần máu được cứu sống.

Ngày 30/7: Có 1.668 ca COVID-19; số khỏi bệnh gấp gần 5 lần

Thái Bình

Video liên quan

Chủ Đề