Bước đầu trong sơ cứu sưng nề là gì

Sơ cứu ban đầu chấn thương phần mềm: Liệu bạn đã làm đúng?

Trong cuộc sống năng động và hiện đại ngày nay thì việc gặp phải các chấn thương phần mềm là điều không phải hiếm gặp với bất kỳ ai. Tại bệnh viện Đức Giang mỗi ngày tiếp đón và điều trị cho hàng chục ca chấn thương phần mềm. Bạn có thể trẹo chân khi bước đi vội vàng, đau cổ tay khi cố cứu một pha bóng trong lúc chơi tenis hay bầm dập cẳng chân trong lúc chơi bóng đá với bạn bè…Tuy nhiên khi gặp phải các chấn thương tưởng như nhỏ nhặt này không phải ai cũng có được thái độ xử trí đúng đắn, để rồi tự mình lại làm cho chấn thương nặng thêm hoặc đau trở thành kéo dài hoặc thậm chí phải nhờ đến sự giúp đỡ của thầy thuốc. Vậy câu hỏi ở đây là liệu bạn đã nắm được các nguyên tắc cơ bản của việc sơ cứu ban đầu chấn thương phần mềm hay chưa?

Nếu bạn gặp phải các chấn thương phần mềm như bong gân, căng cơ, bầm dập phần mềm thì điều trị cấp cứu ngày lập tức có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng, làm tổn thương mau lành hơn. Nguyên tắc cấp cứu ban đầu khi chấn thương phần mềm được viết tắt bằng từ RICE [ tiếng anh có nghĩa là gạo - cho dễ nhớ], đó là viết tắt của Rest, Ice, Compression và Elevation. Đây là nguyên tắc xử trí hết sức ngắn gọn và dễ nhớ cho tất cả mọi người. Hãy cùng xem bạn làm đúng hay chưa?

Rest- nghỉ ngơi: Đây là việc đầu tiên phải làm khi gặp chấn thương. Nếu đang chơi thể thao, hãy ngừng ngay lập tức, việc này giúp ngăn ngừa tổn thương thêm. Nó bao hàm việc bạn không được dồn trọng lượng lên phần tổn thương, nếu chấn thương ở chân hãy ngừng ngay việc đi lại. Nếu có thể hãy bất động phần chi thể bị tổn thương như treo tay, đặt nẹp chân…

Ice- làm lạnh vùng tổn thương: Một thói quen rất hay gặp với người Việt Nam theo quan điểm cũ đó là sau chấn thương hay xoa bóp vùng sưng đau với dầu nóng, đây là một việc làm hết sức tai hại. Khi chấn thương nếu chườm nóng sẽ làm tăng lưu lượng máu tới vùng tổn thương, làm vùng tổn thương càng sưng to, đau nhức. Việc cần làm ngay là chườm đá, bạn có thể dùng đá viên bọc trong khăn mặt hay một túi đậu Hà Lan đông lạnh đặt trong khăn mỏng và chườm lên vùng tổn thương. Việc làm lạnh vùng tổn thương giúp giảm lưu lượng máu tới mô chấn thương , giúp giảm sưng nề, giảm đau tạm thời. Không nên đặt đá lạnh trực tiếp lên da trừ khi bạn thực hiện “massage đá”, nghĩa là di chuyển mảnh đá lạnh lên tục thay đổi trên mặt da. Một điểm cần lưu ý là không chườm lâu quá 20 phút vì có thể làm hại cho da của bạn hoặc làm bạn tê cóng.

Compression- băng ép: việc băng ép vùng tổn thương bằng các loại băng chun không quá chặt giúp làm giảm sự sưng nề tại vùng tổn thương. Nên nhớ không băng quá chặt, nếu thấy căng tức tại vùng tổn thương sau băng ép hãy tháo băng và quấn lại một cách lỏng hơn.

Elevation- gác cao: khi bị chấn thương nên gác cao vùng tổn thương, tốt nhất là cao hơn độ cao của tim. Ví dụ nếu bạn bị chấn thương ở cổ chân hãy nằm trên giường với chân gác lên 2 chiếc gối.

Với các chấn thương dạng bong gân hay căng cơ thì sau khoảng 48 giờ các biểu hiện sưng nề, đau thường sẽ cải thiện với các biện pháp trên. Nếu sau khoảng thời gian này các triệu chứng không thuyên giảm hoặc tăng lên hãy sắp xếp một cuộc hẹn với bác sỹ của bạn hoặc đến phòng khám về chấn thương để được thăm khám và tư vấn tốt nhất.

Tại bệnh viện Đức Giang khi gặp phải các chấn thương bạn có thể khám tại khoa cấp cứu hoặc phòng khám chuyên khoa chấn thương chỉnh hình. Tại đây bạn có thể được các bác sỹ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình nhiều kinh nghiệm khám và cho lời khuyên tốt nhất đến sức khỏe của mình.

Địa chỉ liên hệ: Bệnh viện Đức Giang 54 Trường Lâm- Long Biên- Hà Nội.

Ngày đăng: 05/02/2018

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Bài viết mới nhất

Công tác khử khuẩn – Tiệt khuẩn dụng cụ Tại bệnh viện đa khoa Đức Giang

14/10/2022 / benhvienducgiang

Bệnh viện đa khoa Đức giang phía đông của Hà nội năm 2011 bệnh viện được công nhận là BVĐK hạng I với diện tich Diện tích: 34.550m2xây dựng mới 2015; Năm 2022 Giường kế hoạch: 660 ; Giường thực

Phẫu thuật khối u tuyến mang tai khủng ở Bệnh viện đa khoa Đức Giang

13/10/2022 / benhvienducgiang

Khối u tuyến mang tai, kích thước 6x6 cm được các bác sĩ Tai Mũi Họng – Bệnh viện đa khoa [BVĐK] Đức Giang bóc tách khéo léo lấy trọn khối u, bảo tồn dây thần kinh mặt cho bệnh nhân.Bệnh nhân T.T.D, sinh năm 1937, trú tại Long Biên

Viêm lệ quản, bệnh lí hiếm gặp của mắt nhưng dễ gây nhầm lẫn

13/10/2022 / benhvienducgiang

Viêm lệ quản là một trong những bệnh mắthiếm gặp, khiến mắt khó chịu trong một thời gian dài. Bệnh rất dễ nhầm lẫn với bệnh mắt khác như viêm kết mạc, viêm túi lệ mạn tính. Chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời đem lại hiệu quả cao

Đồng phân quang học và ứng dụng trong y học

13/10/2022 / benhvienducgiang

Nghiên cứu về đồng phân quang học không chỉ là một phần quan trọng trong công nghiệp bào chế thuốc mà còn có ý nghĩa trong thực hành y học để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu và tránh được những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Xử lý khi răng bị rơi ra ngoài huyệt ổ răng

13/10/2022 / benhvienducgiang

Răng có thể bị chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, va chạm vật cứng như ngã, chơi thể thao,...Chấn thương có thể làm nứt, gãy, trồi, lung lay răng…hay thậm chí là răng bị rơi ra ngoài, không còn được lưu giữ trong

Tin đã đăng

Lời cảm ơn nhà tài trợ

25/08/2022

Giấy mời Hội thảo chuyên đề: Cải tiến chất lượng bệnh viện năm 2022

17/08/2022

BVĐK Đức Giang: 6 tháng đầu năm thực hiện khám chữa bệnh đạt gần 70% chỉ tiêu

28/07/2022

Phù nề sau chấn thương có thể nói là tình trạng bất ngờ khó tránh khỏi trong cuộc sống. Thường xảy ra ở người làm các công việc tay chân nặng nhọc, chơi thể thao, vận động mạnh, … hoặc chỉ đơn thuần là một sự không may mắn khi tham gia giao thông trên đường. Vậy khi gặp phải phù nề sau chấn thường thì ta nên và không nên làm gì? Hãy cùng Docosan tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Phù nề sau chấn thương là gì?

Phù nề sau chấn thương là thuật ngữ dùng để diễn tả những tổn thương ở các thành phần sau đây:

  • Tổn thương cơ
  • Tổn thương dây chằng [phần tạo kết nối xương với xương]
  • Tổn thương gân [phần tạo kết nối giữa cơ và xương]
  • Tổn thương các thành phần khác như da, mỡ, bao khớp, và các tổ chức liên kết khác.

Không chỉ các phần mềm bị tổn thương mà các mạch máu nuôi tổ chức cũng sẽ bị thương tổn và chảy máu, dẫn đến tình trạng đau, phù nề, gây giảm hoặc mất chức năng vận động của chi. Máu chảy tại vị trí tổn thương càng nhiều, tổ chức càng sưng nề, đau càng tăng.

Chính vì vậy trong quá trình xử lý phù nề sau chấn thương cấp tính, mục đích điều trị quan trọng hơn cả là giảm chảy máu tại ngay vị trí tổn thương. Nếu chấn thương được xử lý bước đầu đúng cách và nhanh chóng, triệu chứng sẽ lập tức giảm đi, tổn thương cũng nhanh chóng phục hồi lại.

Triệu chứng của phù nề sau chấn thương

  • Cảm giác đau tức thì kèm theo sưng ngay hoặc chậm
  • Sau 24h-48h, vết bầm tím sẽ xuất hiện và phát triển
  • Căng cứng xuất hiện do chấn thương và sưng tấy

Những điều nên làm khi bị phù nề sau chấn thương

Xử trí trong vòng 48-72 giờ đầu là vô cùng quan trọng, nên thực hiện được cả 4 bước sau [R.I.C.E] và tuyết đối nên tránh 4 điều [H.A.R.M]

4 điều nên làm – RICE sau chấn thương phù nề gồm:

  • Rest: 
    • Cần được nghỉ ngơi ngay sau khi gặp chấn thương càng sớm càng tốt, hạn chế tối đa việc di chuyển hay vận động để giảm lượng máu chảy, giảm phù nề và triệu chứng đau.
    • Tốt nhất là bất động chi bằng bột hoặc nẹp.
    • Cắt giảm thời gian luyện tập hoặc chuyển sang loại bài tập khác để tránh lực tác động đến vết thương, ngăn ngừa tổn thương lan rộng.​
  • Ice: 
    • Chườm đá lạnh giúp giảm đau, giảm co thắt, giảm sưng nề và giảm lượng máu chảy và vết bầm tím bằng cách làm mát các mạch máu dưới da, khiến chúng co lại.
    • Chườm đá cũng có tác dụng gây tê nên có thể giảm đau.
    • Chườm đá mỗi lần 20-30 phút, cách nhau 2-3 giờ.
    • Đá nên bọc trong khăn ẩm hoặc vải nỉ hoặc dùng túi đá để chườm sau đó mới chườm lên vùng bị tổn thương, làm như vậy để ngăn không bị bỏng da do chườm trực tiếp quá lâu.
    • Trong 3 – 5 ngày đầu, khi vết thương đang ở giai đoạn cầm máu, nên chườm lạnh để mạch máu co lại, cô lập vùng chấn thương và giảm sưng.
    • Sau khi đã chuyển sang giai đoạn sửa chữa, tái tạo mô thì mới tiến hành chườm nóng để làm giãn mạch, tăng cường dòng máu tới phục hồi vết thương. 
Phù nề sau chấn thương: Những điều nên và không nên làm
  • Compression: 
    • Sau khi đã chườm túi nước đá lên vùng bị ảnh hưởng nhiều lần trong khoảng thời gian từ 10 đến 30 phút, việc tiếp theo nên làm là băng ép giúp hạn chế chảy máu và giảm tình trạng phù nề bằng các loại băng thun quấn quanh vị trí bị chấn thương.
    • Tốt nhất dùng băng thun, băng tại vị trí tổn thương, băng rộng lên phía trên và xuống phía dưới vùng thương tổn.
    • Cách này đặc biệt hiệu quả khi bạn bị tay hoặc chân phù nề sau chấn thương.
Phù nề sau chấn thương: Những điều nên và không nên làm
  • Elevation: 
    • Kê cao chi hơn so với mức tim nhằm giúp tạo thuận lợi cho máu chảy ngược về tim dễ dàng, giúp giảm phù nề, có tác dụng giảm đau và giảm phù nề hiệu quả và giảm chảy máu.
    • Trường hợp chấn thương ở chi dưới, kê cao chân ở tư thế nằm, còn với chi trên thì có thể treo tay bằng đai treo tay

Những điều không nên làm khi bị phù nề sau chấn thương

4 điều H.A.R.M sau đây người bị phù nề sau chấn thương nên tránh làm:

  • Heat: 
    • Chườm nóng sẽ làm tăng lưu lượng máu tới vị trí vết thương càng nhiều, khiến cho các triệu chứng như đau, sưng nề, chảy máu nặng nề hơn.
    • Cần tránh bất kỳ một tác động nhiệt nóng nào vào vùng tổn thương như chườm khăn nóng, rửa vòi nước ấm, sử dụng dầu nóng​, …
  • Alcohol: Đắp cồn hoặc rượu cũng có thể gây tăng chảy máu, tăng triệu chứng phù nề, và làm cho vùng tổn thương lâu hồi phục hơn, đôi khi còn khiến các tổn thương lan rộng, tăng nguy cơ nhiễm trùng.​
  • Running: Chạy hay tập luyện trong vòng 72 giờ đầu sẽ làm tổn thương tiến triển nặng hơn.
  • Massage: Xoa bóp sẽ thúc đẩy lưu lượng máu vào vết thương, làm tăng chảy máu, tăng phù nề và làm tổn thương trở nặng hơn. Phải tránh xoa bóp ít nhất trong vòng 72 giờ đầu sau chấn thương.
Phù nề sau chấn thương: Những điều nên và không nên làm

Các phương pháp R.I.C.E và H.A.R.M nêu trên chỉ giúp xử lý tạm thời các chấn thương phần mềm, ngăn sự phù tiến triển nặng nề hơn. Sau khi đã thực hiện các bước sơ cứu được hướng dẫn phía trên, tốt nhất hãy nên đến gặp và khám bác sĩ ngay càng sớm càng tốt tại những cơ sở y tế chất lượng để được bác sĩ chẩn đoán, nhận định mức độ tổn thương phần mềm, từ đó đưa ra phương pháp điều trị đúng đắn, kịp thời. Việc xử trí và can thiệp các chấn thương đúng cách trong thời gian sớm sẽ giảm các triệu chứng, làm cho tổn thương nhanh chóng hồi phục.​

Hai lưu ý quan trọng cuối cùng về những điều nên tránh làm là:

  • Thói quen tự ý mua và sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm để điều trị các chấn thương phần mềm. Bên cạnh công dụng thần kì giúp giảm đau thì một số thuốc có thể gây ra tác dụng phụ khiến tình trạng phù nề và chảy máu nặng nề hơn. Vì vậy, việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ, tránh việc sử dụng không đúng cách gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh, nhất là với những người có nhiều bệnh nền.
  • Áp dụng một số phương pháp dân gian như dùng mật gấu cũng không hề có tác dụng giảm sưng mà còn có thể gây phỏng da, khiến vết thương sưng, phù nề nhiều hơn.

Nhìn chung, phù nề sau chấn thương là tình trạng chấn thương rất thường gặp do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, hoặc do té ngã, va chạm mạnh … Những chấn thương này gây ra các triệu chứng như đau, sưng nề, vết bầm tím, căng cứng … Áp dụng ngay “4 bước nên làm” và “4 điều nên tránh” kể trên khi không may bị phù nề sau chấn thương, sau đó cần ngay lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị phù hợp

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.

Video liên quan

Chủ Đề