Máu thuộc loại mô gì vì sao

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 4 trang 15: Máu [gồm huyết tương và các tế bào máu] thuộc loại mô gì? Vì sao máu được xếp vào loại mô đó?

Trả lời:

Quảng cáo

- Máu [gồm huyết tương và các tế bào máu] thuộc loại mô liên kết

- Lí do: chúng phân bố khắp cơ thể, nằm rải rác trong dịch vận chuyển là huyết tương ⇒ cấu tạo giống mô liên kết.

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải bài tập sách giáo khoa Sinh học lớp 8 ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Sinh học 8 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: fb.com/groups/hoctap2k8/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Sinh học 8 [ngắn nhất] | Trả lời câu hỏi Sinh học 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Sinh học lớp 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

bai-4-mo.jsp

Máu thuộc loại cơ j ? Vì sao máu đc xếp vào loại mô đó

Máu thuộc loại mô gì? Vì sao máu được xếp vào loại mô đó?

BT3: Máu gồm tế bào máu và huyết tương và là mô liên kết - Máu là mô liên kết là vì: các tế bào máu nằm rải rác trong huyết tương [chất nền].

Máu là một phần quan trọng ở bên trong cơ thể của chúng ta. Tuy nhiên, hầu như rất ít ai trong chúng ta lại hiểu rõ về chúng. Ví dụ như: máu thuộc loại mô gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết hôm nay. 

Theo khái niệm, máu là một loại dịch lỏng có màu đỏ và thường chảy trong hệ thống tuần hoàn. Máu bao gồm những tế bào máu như: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và một loại dịch có màu vàng chanh được gọi là huyết tương. 

Xem tài liệu đầy đủ chi tiết hơn TẠI ĐÂY

Nguồn gốc chủ yếu của các tế bào máu là những tế bào gốc sinh máu vạn năng có ở bên trong tủy xương. Mỗi một cá thể đó đều có khả năng sinh sản trong suốt cuộc đời của mình. Một phần tế bào đó sẽ được giữ lại bên trong tủy xương nhằm duy trì nguồn cung cấp tế bào gốc. Một phần lớn hơn còn lại sẽ được biệt hóa và tạo ra các dòng khác nhau của tế bào máu. Chúng sẽ được gọi là tế bào gốc biệt hóa. Qua nhiều giai đoạn, các tế bào gốc sẽ được biệt hóa để trở thành những tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trưởng thành. 

Máu có rất nhiều chức năng quan trọng đối với bất kỳ cơ thể nào. Chúng đảm nhiệm vai trò vận chuyển các chức năng phân tử, vận chuyển nhiệt và duy trì sự ổn định của pH lẫn áp lực thẩm thấu của dịch ngoại bào. Bên cạnh đó, máu còn có chức năng bảo vệ cơ thể, giúp tiêu hóa và khử độc các chất lạ, vi khuẩn. Tuy nhiên, ngay tại lúc này, rất nhiều người trong số chúng ta vẫn còn chưa biết rõ máu thuộc loại mô gì?

Mô là một tập hợp tế bào chuyên hóa. Chúng thường có cấu tạo giống hệt nhau và đảm nhận một chức năng nhất định gọi là mô. 

Trong cơ thể người, mô được chia làm bốn loại chính. Đó là:

Máu thuộc loại mô gì?
  • Mô biểu bì: bao gồm các tế bào được xếp sát nhau. Xen kẽ ở giữa chúng là những tế bào tuyến. Mô biểu bì thường bao phủ ở bên ngoài cơ thể và lót ở bên trong các cơ quan có cấu tạo rỗng như: ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái,… Chúng sẽ có chức năng hấp thu, bảo vệ và bài tiết trong cơ thể.
  • Mô liên kết: có mặt trong tất cả các loại mô còn lại và giữ nhiệm vụ liên kết chúng lại với nhau. Mô liên kết được chia làm hai loại chính. Đó là mô liên kết dinh dưỡng và mô liên kết cơ học. Trong đó, mô liên kết dinh dưỡng bao gồm có máu và bạch huyết. Mô liên kết cơ học bao gồm có mô sụn và xương. Bên cạnh đó, mô liên kết còn được tồn tại ở dạng sợi. Chúng vừa có chức năng dinh dưỡng lại vừa có chức năng cơ học. Chức năng chính của mô liên kết vẫn là tạo ra bộ khung của cơ thể và neo giữ các cơ quan lẫn chức năng đệm.
  • Mô cơ: bao gồm các tế bào mang hình dạng kéo dài. Mô cơ có ba loại chính. Đó là: mô cơ trơn, mô cơ vân và mô cơ tim. Trong đó, mô cơ trơn thường có hình dạng thoi, nhọn và chỉ có một nhân. Chúng tạo nên thành nội quan như: dạ dày, ruột, mạch máu, bóng đái,… Mô cơ vân còn được biết đến với một cái tên gọi khác là cơ xương. Chúng là dạng tế bào có nhiều nhân và sở hữu vân theo chiều ngang. Trong khi đó, mô cơ tim giữ nhiệm vụ tạo nên thành tim. Chúng có vân tương tự như tế bào cơ vân, có khả năng phân nhánh và chỉ có một nhân. Về tổng thể, mô cơ chủ yếu có chức năng co giãn và tạo nên sự vận động. 
  • Mô thần kinh: bao gồm các tế bào thần kinh nơron và các tế bào thần kinh đệm. Chức năng của chúng là tiếp nhận sự kích thích, xử lý thông tin và điều khiển sự hoạt động của mọi cơ quan cũng như trả lời sự kích thích từ môi trường. 

Sau khi đã hiểu đúng về mô, chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: máu thuộc loại mô gì?

Liên hệ hỏi đáp tư vấn chi tiết hơn TẠI ĐÂY

Cấu tạo của máu

Dựa vào khái niệm về máu và phần hiểu đúng về mô, chúng ta đã có thể biết máu thuộc loại mô gì.

Máu bao gồm những tế bào máu như: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và một loại dịch có màu vàng chanh được gọi là huyết tương. Chính vì vậy, máu sẽ thuộc mô liên kết. 

Sau khi đã biết rõ, máu thuộc loại mô gì? Hẳn là nhiều người trong chúng ta hãy vẫn còn thắc mắc: vì sao máu thuộc loại mô đó? Xin thưa: đó là vì các tế bào máu nằm rải rác khắp trong huyết tương. Bên cạnh đó, máu còn có trong khắp cơ thể của con người chúng ta và giữ nhiệm vụ chính là dẫn truyền chất dinh dưỡng đến mọi cơ quan ở bên trong cơ thể. Ngoài ra, máu còn có cấu tạo tương tự như những loại mô liên kết khác như: mô mỡ, mô sụn, mô xương, mô sợi,…

Xem tài liệu đầy đủ chi tiết hơn TẠI ĐÂY

Máu thuộc loại mô gì? Giờ đây chúng ta đã tìm thấy câu trả lời. Mong rằng sau khi đã nắm rõ được vai trò của máu, mỗi người trong chúng ta sẽ biết cách quý trọng cơ thể và sức khỏe của bản thân mình nhiều hơn.

Nếu bạn còn thắc mắc gì về vấn đề này cần được giải đáp hãy liên hệ với Thiết Bị Y Tế Tận Tâm tại đây: //thietbiytetantam.com/

Chào các bạn,
Tôi là Bác sĩ Đặng Hữu Thực hiện đang công tác tại Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội. Hi vọng các bài viết kiến thức y tế của tôi có thể giúp các bạn. Hãy để lại bình luận nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề