Bà bán hủ tiếu đi thi ca sĩ bí ẩn là ai?

Nghệ sĩ Năm Sa Đéc đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho nghệ thuật hát bội, cải lương, kịch nói và điện ảnh nước nhà. Nhân dịp mừng Xuân Ất Mùi 2015, nhắc tới chuyện “Bà Năm Sa Đéc” vang bóng một thời để mọi người cùng hoài niệm, ôn cố tri tân và thương tiếc cho một tài hoa đức hạnh lưỡng toàn kỳ mỹ…

Qua tìm hiểu, bà Năm Sa Đéc sinh năm 1907 là con của ông Hương Cả Nguyễn Văn Tam [Cả Tam] và là cháu nội của ông Hương Cả Nhiều, chính quán tại làng Tân Đông, tổng An Thạnh Hạ, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc [nay là ấp Đông Quới, xã Tân Khánh Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp]. Ông Cả Tam có tổng cộng 5 người con, 3 người con đầu do khó nuôi nên đã lần lượt qua đời, chỉ còn lại 2 người con là “Bà Năm Sa Đéc” và ông Nguyễn Duy Cang [Sáu Biết]. Năm 1915, ông Nguyễn Văn Tam đứng ra thành lập và làm “Bầu” một gánh hát bội “Thiện Tiền Ban” đầu tiên tại tỉnh Sa Đéc.

Anh Sang [trái] và nhà thơ Trần Minh Tạo bên mộ Bà Năm Sa Đéc.


Do có tài năng ca hát, diễn ra bộ nên vào năm 1928, bà Năm Sa Đéc đã gia nhập đoàn gánh hát Phước Tường. Sau đó, Bà Năm Sa Đéc lần lượt cộng sự với các đoàn Phụng Hảo, Vân Hảo, Thanh Minh - Thanh Nga… Từ sân khấu hát bội bước qua lĩnh vực cải lương, nên nghề nghiệp của Bà rất vững vàng, chỉ cần học tập thêm chút ca cổ là tiến bộ rực rỡ trên con đường nghệ thuật sân khấu cải lương. Trong thời gian lưu diễn, bà Năm Sa Đéc đã có rất nhiều khán giả ái mộ và cũng có một vài mối tình đầu đời. Vào khoảng năm 1938 - 1939, một trong những mối tình hương sắc mặn nồng giữa bà Năm và ông Đốc Phủ Sứ Đặng Ngọc Chấn [quê tỉnh Long An] đã cho ra đời một cậu con trai. Nhưng vì một lý do thật tế nhị nên tình duyên của đôi “trai tài-gái sắc” này không thành vợ chồng và bà Năm Sa Đéc đã âm thầm, lặng lẽ nuôi con và đặt tên cho đứa con là Nguyễn Ngọc Đặng!

Tình yêu tan vỡ, bà Năm dồn hết tâm sức, trí lực cho nghệ thuật sân khấu cải lương, kịch nói… Tài năng ca diễn xuất chúng và danh tiếng của bà Năm Sa Đéc vang lừng khắp nơi, với nhiều vai diễn ăn sâu vào lòng người mộ điệu lúc bấy giờ. Đến năm 1947, bà Năm Sa Đéc đã phải lòng và kết nghĩa tơ hồng với học giả, nhà biên khảo Vương Hồng Sển [nguyên là Giám thư Bảo tàng Viện Sài Gòn]. Suốt hơn 40 năm chung sống với cụ Vương, bà Năm đã hạ sinh một đứa con trai là Vương Hồng Bảo. Không chỉ thành công trong lĩnh vực sân khấu ca kịch cải lương, bà Năm Sa Đéc còn là một nữ minh tinh điện ảnh tài-sắc vẹn toàn luôn được nhiều người ngưỡng mộ, qua các bộ phim Lệ đá, Con ma nhà họ Hứa [trước năm 1975] và nhiều bộ phim sau năm 1975 là “Cho đến bao giờ”, “Mùa nước nổi”, “Con thú tật nguyền”, “Nơi bình yên chim hót”… Và năm 1987, bà Năm Sa Đéc thủ diễn vai bà Hai Lành trong bộ phim Phù Sa. Bà bị bệnh đột ngột và qua đời vào ngày mồng 8 tháng Chạp năm Đinh Mão [1988]. Thi hài của nữ nghệ sĩ tài hoa đã được chồng và con cháu đưa về an táng tại nơi mà bà đã được sinh ra từ hơn 80 năm trước.

Bà Năm Sa Đéc tên thật là Nguyễn Kim Chung. Theo cháu ruột của bà là Thái Thanh Sang, vào những năm cuối thập niên 40 của thế kỷ XX, lúc bà Năm về chung sống với người chồng Vương Hồng Sển, do vóc dáng nhỏ nhắn, xinh đẹp nên cụ Vương thường gọi vợ là “cô Năm Nhỏ”. Lúc bấy giờ, khi cô Năm Nhỏ Kim Chung đi hát diễn cùng trong một gánh hát nọ lại có một cô đào Năm Nhỏ khác [quê ở Cần Thơ] và hai nghệ sĩ này đều nổi tiếng trên lĩnh vực nghệ thuật sân khẩu cải lương. Để phân biệt hai người với nhau nên nhiều nghệ sĩ trong đoàn hát gọi cô Năm Nhỏ Kim Chung bằng danh xưng cô Năm Sa Đéc hay bà Năm Sa Đéc [nghĩa là cô Năm Nhỏ Kim Chung quê ở Sa Đéc]. Từ đó, nghệ danh cô Năm Sa Đéc hay bà Năm Sa Đéc vang danh cho tới ngày nay.

Về cái gọi là “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc” từng nổi tiếng trên đất Sài Gòn, theo anh Thái Thanh Sang, cùng lời kể thêm của nhà thơ Trần Minh Tạo [lấy nguồn từ cô bạn thân lâu năm, vốn là cháu gái ruột gọi bà Năm Sa Đéc bằng Bà Cô, từng có thời gian khá lâu gần gũi, chăm sóc bà] thì: bản thân bà Năm Sa Đéc và các con, cháu của bà từ xưa tới nay không có một ai từng hành nghề mua bán hủ tiếu hay sản xuất bánh hủ tiếu ở bất kỳ nơi đâu. Sở dĩ có tên “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc” là do, vào khoảng năm 1973, một người con trai thứ ba của người yêu cũ hồi còn trẻ của bà Năm Sa Đéc [quê ở vùng Mỹ Tho, Tiền Giang ngày nay] có mở một quán bán hủ tiếu tại Sài Gòn. Do hiểu biết, yêu thương mối dây thân tình, trìu mến cũ của cha mình, cùng riêng ái mộ tài danh nghệ thuật của bà Năm Sa Đéc nên ông đã xin làm con nuôi.

Sau đó là xin được lấy nghệ danh của bà đặt tên cho quán hủ tiếu của mình và được bà Năm chấp thuận. Nhờ tài nghệ chế biến tô hủ tiếu thơm, ngon, hợp khẩu vị với thực khách của “cậu ba” nên quán “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc” thu hút được nhiều người rủ nhau đến thưởng thức món ẩm thực độc đáo này. Từ đó, thương hiệu “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc” vang xa. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất Tổ quốc [30/4/1975], quán “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc” còn bán một thời gian rồi đổi chủ. Hiện nay, chủ quán “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc” [con nuôi của bà] đang định cư ở Thụy Điển và vẫn còn tiếp tục theo nghề bán hủ tiếu với thương hiệu “Bà Năm Sa Đéc” như xưa. Trong quán có treo hình Bà Năm Sa Đéc tại một nơi rất trang trọng để tưởng niệm, yêu thương và ái mộ.

Vì mến mộ tài năng, đức hạnh của bà Năm Sa Đéc nên gần đây có người quán hủ tiếu hay lò sản xuất sợi bánh hủ tiếu [không có quan hệ họ tộc gì với bà] cũng “mượn” danh tiếng Bà Năm Sa Đéc đưa làm bảng hiệu cho cơ sở kinh doanh, sản xuất của mình như: quán “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc”, lò “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc”.

Suốt cả một đời hơn 80 năm tại thế, bà Năm Sa Đéc đã sống và cống hiến hết mình cho nghệ thuật. Nhắc đến chuyện nữ nghệ sĩ Bà Năm Sa Đéc, người dân Sa Đéc và Đồng Tháp rất tự hào và vinh dự, vì bà đã góp phần làm rạng danh cho mảnh đất quê hương, một thời đóng góp công sức, tài năng tỏa sáng đáng kể cho nền nghệ thuật sân khấu, cải lương, kịch nói và điện ảnh nước nhà.

Bài và ảnh: Trần Trọng Trung

Chia sẻ:

Ca sĩ Như Quỳnh chọn thời điểm 8/3 để phát hành album "Người phụ tình tôi" sau khoảng thời gian 10 năm chuẩn bị. Ảnh: NVCC

Như Quỳnh "giữ lửa" nghề để hát thật nhiều

Vì sao Như Quỳnh chọn thời điểm 8/3 để phát hành album Người phụ tình tôi?

- Hơn 2 năm qua, đại dịch ảnh hưởng rất lớn đến toàn cầu nên rất khó khăn, anh em nghệ sĩ chúng tôi không thể đi hát được. Chúng tôi cố gắng thực hiện các music box là cầu nối cho anh em nghệ sĩ để đưa sản phẩm âm nhạc mới đến với mọi người. Và song song đó, tôi hoàn tất các khâu cho đến hôm nay mới phát hành được album này. Có sự ủng hộ của mọi người chúng tôi mới thực hiện được các sản phẩm chất lượng.

Ra album vào dịp 8/3 tôi không dành cho chính mình mà tặng cho tất cả các chị em phụ nữ đã thương yêu tôi suốt bao năm qua. Tôi mong rằng album đến tận tay các bạn khán giả khắp mọi nơi, suốt mấy năm mới thực hiện album nên nếu có sai sót thì mong khán giả bỏ qua và ủng hộ cho tôi.

"Ra album vào dịp 8/3 tôi không dành cho chính mình mà tặng cho tất cả các chị em phụ nữ đã thương yêu tôi suốt bao năm qua", ca sĩ Như Quỳnh chia sẻ. Ảnh: NVCC

10 năm hoàn thành 1 album có phải là khoảng thời gian quá dài đối với Như Quỳnh?

- Riêng với cá nhân tôi, mỗi album nhạc khi phát hành luôn có sự phối hợp của ca sĩ, ban biên tập, ê-kíp sản xuất thu âm, chụp hình, thiết kế poster, hậu kỳ master… rất nhiều công đoạn. Có thể nói, tôi là một người  sướng nhất chỉ vào phòng thu hát thôi, còn lại  sắp xếp mọi việc có công ty lo lắng.

Thậm chí, buổi ra mắt album, các fan đã chuẩn bị nhiều hoa, câu thơ, dành tặng nhiều hình ảnh của tôi. Một sự dày công chuẩn bị của các fan dành cho khiến tôi rất cảm kích, chỉ biết nói rằng các bạn luôn ở trong trái tim tôi. Thời gian 10 năm rất dài, nhưng cuộc sống mỗi người không bằng phẳng, có những chông gai.

Với tôi, điều khó nhất là đứng vững và "giữ lửa" yêu nghề để khi đứng trên sân khấu hát thật nhiều cho khán giả. Còn những khán giả ở xa không nghe tôi hát ở sân khấu được thì hãy xem album… Với tôi, còn khỏe, còn hát cho khán giả thì đó là hạnh phúc.

Yêu nhau không trọn vẹn là các ca khúc Như Quỳnh tâm đắc

Như Quỳnh hát nhiều bài hát về tình yêu tan vỡ. Vì sao chị lại có lựa chọn thể hiện những ca khúc này?

- Tôi thích hát những bài tâm trạng, như ông bà ta nói: "Tình chỉ đẹp khi còn dang dở!". Yêu nhau không trọn vẹn là các ca khúc tôi rất tâm đắc. Tôi thích thả hồn theo từng giai điệu của ca khúc như thế vì khi hát tôi không là mình mà tôi là người phụ nữ trong ca khúc đó, đang trải qua lận đận đau thương mất mát ra sao…

Nói như thế không có nghĩa là tôi không hát được những bản nhạc vui. Nhưng tôi nghĩ đến có lúc mình có lựa chọn phù hợp… Người nghệ sĩ của dòng bolero chỉ xin chọn nỗi buồn. Khi yêu nhau, người ta chọn ngồi lại với nhau nhất khi buồn hơn là khi chia sẻ với nhau bằng dòng nhạc vui.

Giai điệu đặc thù của bolero là sự dịu dàng, đó là sự cần thiết cho việc xoa dịu vết thương lòng. Tôi tin khi nỗi buồn được nói ra, được sẻ chia, với tri kỷ thì nỗi buồn vơi đi một nữa và chắc chắn đó là tâm tình mà tôi muốn chia sẻ.

Ca sĩ Như Quỳnh cho rằng, dòng nhạc bolero sẽ bất tử. Ảnh: NVCC

Có ý kiến cho rằng, hiện nay bolero đang thoái trào đến bão hòa vì chỉ có một màu buồn và ca sĩ ai cũng hát như nhau. Quan điểm của ca sĩ Như Quỳnh thế nào?

- Tôi nhận thấy dòng nhạc bolero luôn được yêu thích. Tuy nhiên, cái gì cũng có lúc bão hòa nhưng tôi tin bolero bất tử. Vì từ nhỏ, trẻ con đã được nuôi dưỡng trong những lời ngân nga của mẹ. Đúng là khi đến cao trào sẽ thoái trào rồi bão hòa… bolero cũng như vậy.

Tôi nghĩ rằng một mảnh đất văn nghệ trù phú sẽ có đủ dưỡng chất cho mọi dòng nhạc chứ không riêng nhạc bolero. Ai là người Việt Nam: ăn cơm từ lúa gạo, từng uống nước giếng, thèm nghe tiếng lóc cóc leng keng của món hủ tiếu gõ, ở nhà trong hẻm... và ngày nào còn yêu những đặc trưng đó thì ngày đó dòng nhạc bolero còn tồn tại.

Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, ca sĩ Như Quỳnh bị ảnh hưởng, gặp khó khăn gì không?

- Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, tôi không được đi diễn. Tôi buồn lắm nhưng trong cái không mong muốn đó, tôi có thời gian tập luyện và chọn bài hay cho album, cũng như chuẩn bị cho sự trở lại trên sân khấu. Và qua đó, tôi có kế hoạch không chỉ hát bolero mà còn hát những bài ca ngợi tình yêu quê hương, tình yêu gia đình, tình anh em… Để tôi có thể nói lên giá trị của tình yêu thương sẻ chia mà tôi đã thấm đẫm và được nuôi nấng để giúp tôi đứng vững sau chông chênh vừa qua. Và cũng đi qua những thời gian đó, tôi muốn nói rằng: "Nếu có yêu thương chúng tôi thì xin hãy yêu ngay bây giờ vì không ai biết trước điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai".

Cảm ơn ca sĩ Như Quỳnh đã chia sẻ thông tin!

Ca sĩ Như Quỳnh cùng MC Trác Thúy Miêu và NSƯT Thành Lộc. Ảnh: NVCC

NSƯT Thành Lộc: "Như Quỳnh bật khóc khi tôi hỏi cô có hạnh phúc không?"

"Tôi biết Như Quỳnh khi cô là ca sĩ đoạt giải Đặc biệt Tiếng hát truyền hình với tên gọi Quỳnh Như. Rồi có dịp gặp cô khi tôi sang Mỹ lưu diễn. Tôi nghĩ rằng, nghệ sĩ nào cũng như Như Quỳnh cũng có giai đoạn thăng trầm lên xuống. Tôi nhớ lần đầu tiên gặp Như Quỳnh khi tôi sang Mỹ lưu diễn, cô lấy xe chở tôi đi ăn, cô rất giản dị chứ không lộng lẫy như trên sân khấu. Anh em ngồi ăn tâm sự nên tôi buột miệng hỏi: "Quỳnh, em hạnh phúc không?" Thế là, cô khóc luôn. Mà ý tôi muốn hỏi là có sự nghiệp thành công như vậy là em hạnh phúc phải không? Ai ngờ cô ấy bật khóc nên chúng tôi im lặng. Và để thoát ra tâm trạng đó, tôi uống là một ly rượu vang để lấy lại tinh thần, hướng câu chuyện sang chủ đề khác.

Tôi kể như vậy để thấy tình anh em chúng tôi không phải nhất thiết gặp thường xuyên mà chỉ là anh em đồng cảm chia sẻ thấu hiểu. Trái tim của người nghệ sĩ luôn có sự nhạy cảm nhất định được che đậy sau hào quang lung linh lộng lẫy trên sân khấu. Ngay cả bây giờ ai hỏi tôi có hạnh phúc không, có lẽ tôi cũng khóc vì lý do của riêng tôi!

Còn nói về cách hát, tôi thấy giọng hát Như Quỳnh trong veo nên hát nhạc trẻ sẽ hay. Người hát bolero cần luyến láy nhiều, Như Quỳnh không hát như vậy mà cứ mộc mạc bằng trái tim. Trong nghệ thuật có câu: Đỉnh cao nghệ thuật là sự giản dị. Làm điều đơn giản lại rất ấn tượng.

Như Quỳnh ở ngoài cũng đơn giản, mộc như chính tiếng hát của cô. Chất giọng của Như Quỳnh cứ đạt đến độ mộc như bây giờ, cộng với cái tình thả hồn vào giai điệu, ca từ khiến khán giả cảm nhận và ủng hộ. Tôi tin dù cho sóng gió có làm giọng hát Như Quỳnh có thay đổi một chút nhưng vẫn giữ được chất riêng cứ cuốn hút mọi người!".

MC Trác Thúy Miêu: "Cô giáo Như Quỳnh không bao giờ chê học trò"

"Từng là học trò của ca sĩ Như Quỳnh và được cô dạy thanh nhạc từ khi tôi còn nhỏ. Tôi tin cô giáo không hề nhớ con bé học trò nhỏ xíu đi học hát với cái tên khác chứ không phải Trác Thúy Miêu như bây giờ.

Điểm đặc biệt của cô giáo ngày trước tên là Quỳnh Như chính là sự gần gũi không bao giờ chê học trò. Cô luôn động viên tán thưởng rất nhiệt tình cho học trò thêm tự tin học và hát. Nhờ học nhạc với cô Quỳnh Như ngày xưa mà tôi tự tin mình... hát hay. Còn hôm nay tôi nhận thấy cách hát của Như Quỳnh rất riêng: phẳng mà ngọt ngào nên cô không "sợ" bất kỳ dòng nhạc nào và với ê-kíp tâm huyết chắc chắn sẽ còn ra mắt nhiều sản phẩm đa dạng cho Như Quỳnh. Và với Như Quỳnh của bolero thì cô hát không não tình, cô mang đến dòng bolero xoa dịu".

Video liên quan

Chủ Đề