Mẫu biên bản hội nghị công đoàn

Mẫu biên bản Hội nghị người lao động mới nhất theo quy định hiện nay được thực hiện theo Hướng dẫn 41/HD-TLĐ do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành ngày 11/11/2021.

Biên bản Hội nghị người lao động được lập ra nhằm ghi chép, lưu lại các thông tin quan trọng của hội nghị để làm căn cứ minh chứng sau này. Nội dung trong mẫu biên bản cần trình bày rõ thời gian, địa điểm lập biên bản, thành phần tham gia hội nghị, nội dung hội nghị. Ngoài ra các bạn xem thêm: mẫu quy chế dân chủ tại nơi làm việc, Nghị quyết Hội nghị người lao động.

TÊN DOANH NGHIỆP
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

BIÊN BẢN
HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 202…

Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2019, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;

Căn cứ Quyết định số:.. ./QĐ – , ngày…/…/… của Giám đốc Công ty ………. về việc ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

Vào lúc … giờ … ngày … tháng … năm … tại Công ty tổ chức Hội nghị người lao động năm…

Xem Thêm : Danh sách cổ đông Công ty cổ phần

Thành phần:… [số đoàn viên]/… [số lao động], đại diện cho các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất trong Công ty tham dự.

A. PHẦN NGHI THỨC

1. Chào cờ [khuyến khích].

2. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

3. Bầu chủ trì hội nghị; chủ trì lên điều hành hội nghị.

B. NỘI DUNG [chủ trì hội nghị điều hành]

1. Đại diện Ban Giám đốc báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh; thực hiện Hợp đồng lao động, nội quy lao động, những nội dung công khai cho đoàn viên người lao động biết để giám sát; thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động trong năm…; phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm …; tiếp thu và giải trình các kiến nghị, đề xuất của người lao động.

2. Đại diện Ban Chấp hành CĐCS báo cáo hoạt động Công đoàn, công tác phối hợp với Ban giám đốc thực hiện TƯLĐTT, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động; những nội dung người lao động được tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát; tổng hợp ý kiến, kiến nghị, đề xuất của người lao động.

Xem Thêm : Mẫu báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo Quý

3. Đại biểu thảo luận: [ghi ý kiến phát biểu từng người].

4. Bầu thành viên tham gia đối thoại [nếu có].

5. Bầu Ban Thanh tra nhân dân đối với doanh nghiệp nhà nước [nếu có].

6. Phát biểu của lãnh đạo [nếu có].

7. Khen thưởng, phát động thi đua, ký giao ước thi đua [nếu có]

8. Biểu quyết thông qua Nghị quyết hội nghị người lao động hoặc những nội dung chính của Biên bản hội nghị.

Hội nghị kết thúc vào hồi… cùng ngày.

Biên bản họp công đoàn cơ sở là gì? Biên bản họp công đoàn cơ sở để làm gì? Biên bản họp công đoàn cơ sở 2022? Hướng dẫn soạn thảo biên bản họp công đoàn cơ sở? Một số quy định của pháp luật về công đoàn?

Công đoàn cơ sở được hiểu cơ bản là tổ chức cấp cơ sở của công đoàn được thành lập tại đơn vị sử dụng người lao động, có tư cách pháp nhân, có từ 5 đoàn viên trở lên và được dông đoàn cấp trên công nhận. Sau khi thành lập công đoàn, việc tổ chức các cuộc họp ban chấp hành công đoàn cơ sở là vô cùng cần thiết để công đoàn đó phát huy vai trò và chức năng của mình, Trong quá trình họp sẽ có biên bản họp ban chấp hành công đoàn cơ sở để ghi chép lại nội dung, diễn biến của cuộc họp. Vậy mẫu biên bản này được quy định như thế nào?

  • 1 1. Biên bản họp công đoàn cơ sở là gì?
  • 2 2. Biên bản họp công đoàn cơ sở để làm gì?
  • 3 3. Mẫu biên bản họp công đoàn cơ sở:
  • 4 4. Hướng dẫn soạn thảo biên bản họp công đoàn cơ sở:
  • 5 5. Một số quy định của pháp luật về công đoàn:

1. Biên bản họp công đoàn cơ sở là gì?

Ban chấp hành công đoàn cơ sở có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn; tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ.

Biên bản họp công đoàn cơ sở được lập ra để các thành viên trong ban chấp hành chi đoàn tổng kết hoạt động tháng cũ và thảo luận, bàn bạc các kế hoạch để đưa ra phương hướng hoạt động trong tháng tới. Thông qua ý kiến của các thành viên chủ trì sẽ đưa ra kết luận, tóm tắt lại nội dung cơ bản của cuộc họp.

2. Biên bản họp công đoàn cơ sở để làm gì?

Người sử dụng lao động phải thừa nhận, tạo điều kiện để công đoàn cơ sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, không can thiệp vào các công việc riêng của nội bộ công đoàn cơ sở và tôn trọng, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công đoàn.

Mẫu biên bản họp công đoàn cơ sở là mẫu biên bản được lập ra khi họp ban chấp hành công đoàn cơ sở. Mẫu biên bản ghi rõ nội dung của cuộc họp, những người tham gia cuộc họp, thời gian họp, nội dung thảo luận, những ý kiến đóng góp của các thành viên tham gia, kết luận của chủ trì và biểu quyết của các thành viên ban chấp hành đối với các vấn đề được nêu ra.

3. Mẫu biên bản họp công đoàn cơ sở:

CÔNG ĐOÀN………….

CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG

Số: /BB-CĐCS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Xem thêm: Mẫu biên bản cam kết, giấy cam kết, tờ cam kết mới nhất năm 2022

……,ngày……..tháng……..năm…….

BIÊN BẢN

Về việc Họp Công đoàn cơ sở tháng…..

I. Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự

– Thời gian bắt đầu:………

– Địa điểm:……

– Thành phần tham dự: Số lượng/Tổng số; vắng: số lượng; tên người vắng, lí do

– Chủ trì:……

Xem thêm: Mẫu biên bản bàn giao tài liệu, công việc, tài sản mới nhất năm 2022

– Thư ký [người ghi biên bản]:……

II. Nội dung [theo diễn biến cuộc họp/ hội nghị có thể gồm các phần sau]:

1.Sinh hoạt văn bản

Đ/c Nguyễn Văn A sinh hoạt các văn bản chỉ đạo, chế độ chính sách mới ban hành gồm [liệt kê tên các văn bản]….

2.Sơ kết tháng qua và phương hướng tháng tới

Đ/c Trần Thị B thông qua báo cáo tháng…., chương trình hoạt động tháng… [đính kèm]

3.Thảo luận

3.1. Đ/c Lê Văn C gợi ý thảo luận gồm các nội dung sau: [ghi tóm tắt]

Xem thêm: Mẫu biên bản, văn bản thoả thuận, hợp đồng thoả thuận mới nhất năm 2022

3.2. Đ/c …. [ghi tóm tắt ý kiến phát biểu]

3.3. Đ/c ….

4. Kết luận của người chủ trì

Đ/c …….. Kết luận về nội dung thảo luận

[Tóm tắt nội dung kết luận]

5. Thông qua dự thảo Nghị quyết Hội nghị [nếu là Hội nghị]

Đ/c …… thông qua dự thảo Nghị quyết hội nghị [đính kèm]

Hội nghị biểu quyết nhất trí ……./…… [tỉ lệ ….%]

Xem thêm: Mẫu biên bản kiểm phiếu mới và chuẩn nhất năm 2022

Cuộc họp/ Hội nghị kết thúc vào ….. giờ ….., ngày …. tháng ….. năm ……

                                                          THƯ KÝ                                                           

[Chữ ký]

CHỦ TRÌ

[Chữ ký, đóng dấu nếu có]

4. Hướng dẫn soạn thảo biên bản họp công đoàn cơ sở:

– Phần mở đầu:

+ Tên công đoàn.

+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.

Xem thêm: Mẫu biên bản vi phạm hành chính và quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới năm 2022

+ Tên biên bản cụ thể là biên bản về việc họp công đoàn cơ sở.

+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.

– Phần nội dung chính của biên bản:

+ Thông tin địa điểm và thời gian tiến hành cuộc họp.

+ Thông tin thành phần tham gia cuộc họp.

+ Nội dung cuộc họp.

+ Thảo luận, kết luận của người chủ trì.

– Phần cuối biên bản:

Xem thêm: Mẫu biên bản ghi nhớ hợp tác, nội dung làm việc mới nhất năm 2022

+ Ký và ghi rõ họ tên của thư ký cuộc họp.

+ Ký tên và đóng dấu của chủ trì cuộc họp.

5. Một số quy định của pháp luật về công đoàn:

Theo Điều 6 Luật công đoàn 2012 quy định về: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn có nội dung như sau:

“1. Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

2. Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.”

Theo Điều 7 Luật công đoàn 2012 quy định về: Hệ thống tổ chức công đoàn có nội dung như sau:

“Hệ thống tổ chức công đoàn gồm có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Công đoàn cơ sở được tổ chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.”

Xem thêm: Mẫu biên bản xác nhận công nợ, bàn giao công nợ mới nhất năm 2022

Như vậy, Điều 6 Luật công đoàn nêu rõ, công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Chính vì vậy, việc doanh nghiệp có thành lập công đoàn hay không hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện của tập thể lao động mà không phải là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 7 luật này thì hệ thống tổ chức công đoàn hiện nay gồm có: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn các cấp. Trong đó, công đoàn cơ sở là cấp được tổ chức trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị có sử dụng lao động. Thực tế, trong mỗi doanh nghiệp, việc có một tổ chức đại diện cho tập thể lao động thực sự là cần thiết, bởi không phải lúc nào cũng có thể lấy được ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhân công. Đồng thời, tổ chức này sẽ thay mặt cho người lao động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng trước người sử dụng lao động.

Theo hướng dẫn 238/HD-TLĐ, các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị có sử dụng lao động được thành lập công đoàn cơ sở khi có đủ 02 điều kiện sau:

– Có ít nhất 05 đoàn viên công đoàn hoặc 05 người lao động tự nguyện gia nhập.

– Có tư cách pháp nhân.

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị được thành lập công đoàn cơ sở ghép khi:

– Các cơ quan, đơn vị có đủ tư cách pháp nhân nhưng có dưới 20 đoàn viên hoặc dưới 20 người lao động tự nguyện gia nhập công đoàn;

– Các cơ quan, đơn vị có trên 20 đoàn viên hoặc trên 20 người lao động tự nguyện gia nhập công đoàn nhưng không có tư cách pháp nhân hoặc, tư cách pháp nhân không đầy đủ;

– Các doanh nghiệp có đủ điều kiện về đoàn viên, tư cách pháp nhân nhưng có chung chủ sở hữu hoặc cùng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động trên địa bàn nếu tự nguyện liên kết thì thành lập công đoàn cơ sở có tổ chức công đoàn cơ sở thành viên.

Xem thêm: Mẫu biên bản nhắc nhở vi phạm, mẫu biên bản cảnh cáo vi phạm

Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về: Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn có nội dung như sau:

“Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Riêng đối với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này, quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của những cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng, lao động làm việc hưởng lương trong các nhà máy, doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân; cán bộ, công nhân, viên chức, lao động làm việc hưởng lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khoa học-kỹ thuật, sự nghiệp và phục vụ trong Công an nhân dân.”

– Như vậy, đối với doanh nghiệp: Dù không bắt buộc thành lập công đoàn nhưng hàng tháng, doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ đóng kinh phí công đoàn cùng thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động. Cụ thể, doanh nghiệp phải đóng với mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động. Nếu doanh nghiệp chậm đóng, đóng không đúng mức, không đủ số người thuộc diện phải đóng thì doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền với mức từ 12% – 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản và tối đa không quá 75 triệu đồng.

– Đối với người lao động là đoàn viên: Một trong những nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu của đoàn viên công đoàn là đóng đoàn phí. Theo đó, hàng tháng, đoàn viên đóng đoàn phí bằng 1% tiền lương và tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở.

Theo Điều 18 Luật công đoàn quy định về: Quyền của đoàn viên công đoàn có nội dung như sau:

1. Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.

2. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.

Xem thêm: Mẫu biên bản họp hội đồng quản trị, hội đồng thành viên công ty

3.Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.

4. Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.

5. Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.

6. Tham gia hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.

7. Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.”

Theo Điều 18 Luật công đoàn quy định về: Trách nhiệm của đoàn viên công đoàn có nội dung như sau:

“1. Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của Công đoàn; tham gia các hoạt động công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

2. Học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Xem thêm: Mẫu biên bản nghiệm thu công việc, hợp đồng, công trình mới nhất 2022

3. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, lao động có hiệu quả và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức công đoàn.”

Chủ Đề