Mẫu đơn hỏi hàng thanh lý

Đơn đề nghị thanh lý hàng tồn kho

Mẫu đề nghị thanh lý hàng tồn kho mới nhất

Giấy đề nghị thanh lý hàng tồn kho được sử dụng phổ biến tại các doanh nghiệp để đề đạt lên cấp trên đề nghị thanh lý số hàng tồn đọng trong nhà kho sắp hết hạn hoặc sắp hỏng hóc. Mẫu kèm theo danh mục hàng tồn kho cần thanh lý, mời các bạn tham khảo và tải về.

Nội dung của Giấy đề nghị thanh lý hàng tồn kho

CÔNG TY…….……….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…, ngày… tháng… năm…

GIẤY ĐỀ NGHỊ
THANH LÝ HÀNG TỒN KHO

Kính gửi: ……………………………………………………….

Tên đơn vị: ……………………………………………………….….……………………

Trưởng phòng: ………………………………………………………..……………………..

Căn cứ chất lượng và số hàng hóa còn tồn đọng trong nhà kho………………, nay đơn vị [phòng] …………….… đề nghị công ty tiến hành thanh lý số hàng hóa tồn kho, bao gồm:

Tên hàng hóa:……………………………………………………………………………….

Số lượng:………………………………………………………………………………........

Chất lượng:…………………………………………………………………………….........

Lý do thanh lý hàng hóa: …………………………………………….……………………...

………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………...……………………..

Vì lý do trên, đơn vị [phòng]………………….. kính đề nghị Công ty nhanh chóng tiến hành các thủ tục thanh lý số hàng hóa nêu trên để thu hồi vốn, tiếp tục tiến hành các phương án sản xuất kinh doanh mới.

Kèm theo giấy đề nghị này là danh sách và số lượng hàng hóa tồn kho được kiểm kê để ban lãnh đạo công ty xem xét.

T.M đơn vị [phòng]…………….

Trưởng phòng

[Ký và ghi rõ họ tên]

DANH MỤC HÀNG HÓA TỒN KHO

Số TT

Tên hàng hóa

Số lượng

Giá trị sổ sách

Ghi chú

Giấy đề nghị thanh lý hàng tồn kho

Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.

Mẫu đơn xin được mua tài sản thanh lý

Mẫu đơn xin mua tài sản thanh lý là mẫu đơn được lập ra để xin được mua tài sản thanh lý. Mẫu nêu rõ thông tin của người làm đơn, thông tin về tài sản mua... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

  • Mẫu đơn xin mua biên lai
  • Mẫu đơn xin thành lập câu lạc bộ bóng chuyền

Đơn xin được mua tài sản thanh lý

Mẫu đơn xin mua tài sản thanh lý là mẫu đơn được lập ra để xin được mua tài sản thanh lý.

Mẫu đơn xin mua tài sản thanh lý nêu rõ:

Thông tin người làm đơn

Nội dung xin mua tài sản

Thông tin tài sản xin mua

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Mẫu đơn xin mua tài sản thanh lý là gì, mục đích của mẫu đơn? Mẫu đơn xin mua tài sản thanh lý 2021? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn? Những quy định về thanh lý tài sản?

Khi có tài sản công hết thời hạn sử dụng theo chế độ mà phải thanh lý theo pháp luật; tài sản công chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả…thì cơ quan quản lý tài sản công sẽ tiến hành hoạt động thanh lý tài sản. Những đối tượng muốn mua tài sản thanh lý cần lập đơn xin mua tài sản thanh lý. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách soạn thảo đơn xin mua tài sản thanh lý và cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

Mẫu đơn xin mua tài sản thanh lý là văn bản được lập ra để xin phép được mua tài sản thanh lý, mẫu đơn nêu rõ thông tin của người làm đơn, thông tin về tài sản mua…

Mục đích của mẫu đơn xin mua tài sản thanh lý: đơn xin mua tài sản thanh lý nhằm thể hiện ý chí của bên mua, đồng thời cơ quan thanh lý tài sản có thể xem xét nội dung yêu cầu, tài sản muốn mua…

2. Mẫu đơn xin mua tài sản thanh lý và hướng dẫn.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————————-

Hà Nội, ngày….tháng….năm….

ĐƠN XIN MUA TÀI SẢN THANH LÝ

Kính gửi: Giám đốc công ty TNHH…..

Căn cứ Nội quy, quy chế công ty TNHH…;

Tên tôi là: ……………

Chức danh: Nhân viên công ty TNHH……………

Ngày sinh:../…/….

CMND/ CCCD:…………………………. Ngày cấp:…/…./…. Nơi cấp:………

Hộ khẩu thường trú:………………

Chỗ ở hiện nay:………

Điện thoại liên hệ:…………

Theo tôi được biết ngày…/…/.. Công ty có thông báo thanh lý một số tài sản trong công ty. Xét thấy chất lượng sản phẩm còn sử dụng rất tốt nên tôi đã quyết định đăng ký mua mua một số tài sản thanh lý sau:……để phục vụ nhu cầu  lợi ích của mình.

Dựa vào Nội quy, quy chế chung của công ty quy định mọi nhân viên đều có quyền bình đẳng trong việc đăng ký mua tài sản khi công ty thanh lý.

Do vậy, tôi làm đơn này mong quý công ty xem xét cho tôi được mua số tài sản trên. Tôi cam kết sẽ thanh toán đầy đủ giá trị của tài sản.

Kính mong…

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

[Ký và ghi rõ họ tên]

Hướng dẫn soạn thảo

– Người làm đơn cần điền đầy đủ thông tin của bản thân như họ và tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp hiện tại, số chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú hoặc tạm trú, số điện thoại liên lạc.

– Người làm đơn căn cứ vào hồ sơ bán tài sản và có nguyện vọng muốn mua tài sản nào thì nêu rõ trong đơn.

2. Những quy định về thanh lý tài sản.

4.1. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công:

Theo Điều 27 Nghị định số 151/2017/NĐ-CPquy định chi tiết một số điều của luật quản lý, sử dụng tài sản công

Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được quy định như sau:

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.

– Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

4.2. Trình tự, thủ tục thanh lý tài sản công: 

Theo Điều 29 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật quản lý, sử dụng tài sản công

– Khi có tài sản công hết hạn sử dụng theo chế độ mà phải thanh lý; tài sản công chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả [dự toán chi phí sửa chữa lớn hơn 30% nguyên giá tài sản]; nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, giải phóng mặt bằng hoặc các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản công, gửi cơ quan quản lý cấp trên [nếu có] xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 28 Nghị định này xem xét, quyết định.

Hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản gồm:

 Văn bản đề nghị thanh lý tài sản công của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công [trong đó nêu rõ trách nhiệm tổ chức thanh lý tài sản; dự toán chi phí sửa chữa tài sản trong trường hợp xác định việc sửa chữa không hiệu quả]: 01 bản chính;

 Văn bản đề nghị thanh lý tài sản công của cơ quan quản lý cấp trên [nếu có]: 01 bản chính;

 Danh mục tài sản đề nghị thanh lý [chủng loại, số lượng; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do thanh lý]: 01 bản chính;

 Ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên môn có liên quan về tình trạng tài sản và khả năng sửa chữa [đối với tài sản là nhà, công trình xây dựng chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được]: 01 bản sao;

 Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị thanh lý tài sản [nếu có]: 01 bản sao.

– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 28 Nghị định này quyết định thanh lý tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị thanh lý không phù hợp. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm thẩm định về đề nghị thanh lý tài sản trong trường hợp việc thanh lý tài sản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo thẩm quyền.

Nội dung chủ yếu của Quyết định thanh lý tài sản công gồm:

+ Cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý;

+ Danh mục tài sản thanh lý [chủng loại, số lượng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do thanh lý];

+ Hình thức thanh lý tài sản [phá dỡ, hủy bỏ, bán];

+ Quản lý, sử dụng tiền thu được từ thanh lý tài sản [nếu có];

+ Trách nhiệm tổ chức thực hiện.

– Trong thời hạn 60 ngày [đối với nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất], 30 ngày [đối với tài sản khác], kể từ ngày có quyết định thanh lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý tổ chức thanh lý tài sản theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Nghị định này.

– Việc thanh toán tiền mua tài sản [nếu có] và nộp tiền vào tài khoản tạm giữ tại kho bạc nhà nước thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 24 Nghị định này [trong trường hợp bán đấu giá], khoản 6 Điều 26 Nghị định này [trong trường hợp bán niêm yết, bán chỉ định].

– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh lý tài sản, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý hạch toán giảm tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán; báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 126, Điều 127 Nghị định này.

4.3. Tổ chức thanh lý tài sản công theo hình thức phá dỡ, hủy bỏ

– Cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc phá dỡ, hủy bỏ tài sản theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp tài sản phá dỡ là nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất có nguyên giá theo sổ kế toán từ 10 tỷ đồng trở lên thì phải đấu thầu hoặc đấu giá thanh lý. Việc đấu thầu hoặc đấu giá thanh lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Việc đấu thầu thanh lý được thực hiện trong trường hợp chỉ lựa chọn đơn vị thực hiện phá dỡ tài sản. Việc bán vật tư, vật liệu thu hồi từ việc phá dỡ, hủy bỏ thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định này. Trường hợp kết hợp việc phá dỡ tài sản với việc bán vật tư, vật liệu thu hồi thì áp dụng hình thức đấu thầu trong trường hợp dự toán chi phí thanh lý lớn hơn giá trị dự kiến của vật tư, vật liệu thu hồi; áp dụng hình thức đấu giá trong trường hợp dự toán chi phí thanh lý nhỏ hơn giá trị dự kiến của vật tư, vật liệu thu hồi. Giá trị dự kiến của vật tư, vật liệu thu hồi được xác định theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định này.

Tổ chức, cá nhân được lựa chọn thông qua đấu thầu, đấu giá thực hiện việc phá dỡ tài sản kết hợp với việc bán vật tư, vật liệu thu hồi được thực hiện thanh toán bù trừ chi phí phá dỡ và giá trị vật tư, vật liệu thu hồi sau phá dỡ trên cơ sở kết quả đấu thầu, đấu giá.

4.4. Tổ chức thanh lý tài sản công theo hình thức bán:

Theo Điều 31 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật quản lý, sử dụng tài sản công

– Việc thanh lý tài sản công theo hình thức bán được thực hiện thông qua hình thức đấu giá theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

– Bán thanh lý tài sản công theo hình thức niêm yết giá được áp dụng trong các trường hợp sau:

Tài sản công [trừ xe ô tô, nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất] có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản và giá trị đánh giá lại từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng/01 đơn vị tài sản;

Vật tư, vật liệu thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng. Việc xác định giá trị vật tư, vật liệu thu hồi được thực hiện theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định này.

– Bán thanh lý tài sản công theo hình thức chỉ định được áp dụng trong các trường hợp sau:

 Tài sản công [trừ xe ô tô, nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất] có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản và giá trị đánh giá lại dưới 10 triệu đồng/01 đơn vị tài sản;

Vật tư, vật liệu thu hồi từ thanh lý tài sản công theo hình thức phá dỡ, hủy bỏ có giá trị dưới 10 triệu đồng. Việc xác định giá trị vật tư, vật liệu thu hồi được thực hiện theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định này.

– Việc bán thanh lý tài sản công theo hình thức đấu giá thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định này; việc xử lý tài sản công trong trường hợp đấu giá không thành được thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

– Việc bán thanh lý tài sản công theo hình thức niêm yết giá thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.

– Việc bán thanh lý tài sản công theo hình thức chỉ định thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định này.

4.5. Thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước

– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.

– Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

Chủ Đề