Mang thai tháng thứ 4 quan hệ bị ra máu

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Ra máu khi mang thai tháng thứ 4 có thể là dấu hiệu của dọa sảy thai, sảy thai, thai ngoài tử cung...Ngay khi gặp tình trạng này, mẹ bầu nên đến bệnh viện để được kiểm tra.

  • Biểu hiện ra máu khi mang thai tháng thứ 4 như thế nào là nguy hiểm?
  • Chảy máu khi mang thai tháng thứ 4 - Những nguyên nhân phổ biến mẹ bầu nên biết

Theo Bác sĩ Nguyễn Anh Tú - Bác sĩ Siêu âm sản – Chẩn đoán trước sinh – Khoa Sản - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng “Hiện tượng ra máu khi mang thai không phải là tình trạng hiếm gặp và xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Để phòng ngừa tình trạng này xảy ra, thai phụ nên khám theo định kỳ thường xuyên và làm đúng sự chỉ định của bác sĩ. Việc theo dõi thường xuyên này sẽ giúp bác sĩ phát hiện và xử lý kịp thời những nguy cơ bất thường của thai phụ như sảy thai, suy thai, thai lưu”.

Biểu hiện ra máu khi mang thai tháng thứ 4 như thế nào là nguy hiểm?

Bước sang tháng thứ 4, hiện tượng ra máu báo thai [máu ra nhỏ giọt, lượng ít, không có mùi tanh và dịch nhầy] sẽ không còn nữa. Mặc dù trên thực tế có khoảng 15 - 20% thai phụ sẽ bị gặp tình trạng chảy máu âm đạo trong thai kỳ nhưng ở giai đoạn này, bạn vẫn cần hết sức cẩn trọng.

Thông thường chảy máu khi mang thai từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi thường là dấu hiệu động thai, dọa sảy thai hoặc một số bệnh lý. Chính vì vậy nếu quan sát thấy có các biểu hiện như:

  • Máu nâu đen hoặc màu đỏ tươi
  • Ra máu kéo dài quá 2 ngày
  • Đau bụng lâm râm hoặc mức độ đau tăng dần, không có dấu hiệu thuyên giảm, đau quặn thắt
  • Chuột rút
  • Các biểu hiện thai nghén đột ngột biến mất [bầu ngực không căng, ngừng nôn ọe, ...]

Trong trường hợp này chị em nên nhanh chóng đi khám thai để xác định nguyên nhân ra máu khi mang thai tháng thứ 4.

Các bệnh cảnh nguy hiểm khi chảy máu từ tháng thứ 4 trở đi thường do dọa sảy thai, chửa trứng, sảy thai hoặc ra máu sau khi quan hệ tình dục.

Mẹ có thể quan tâm:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Chảy máu khi mang thai tháng thứ 4 - Những nguyên nhân phổ biến mẹ bầu nên biết

Triệu chứng ra máu khi mới mang thai có phải là dấu hiệu sảy thai sớm?

Dọa sảy thai

Đây là tình trạng thai nhi vẫn còn sống và phát triển trong buồng tử cung nhưng thai phụ lại có các dấu hiệu như đau bụng và ra máu khi bị va đập nhẹ hoặc chấn động ở vùng bụng.

Dấu hiệu:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

  • Bị ra máu, dịch hồng kèm chất nhầy
  • Đau tức hoặc đau âm ỉ từng cơn ở bụng dưới và mỏi ở vùng thắt lưng.

Cách xử lý:

  • Nghỉ ngơi thật nhiều
  • Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng quá mức.
  • Kiêng các hoạt động mạnh
  • Không quan hệ tình dục: dừng quan hệ tình dục cho đến khi các dấu hiệu dọa sảy kết thúc.
  • Đi khám và điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ. Những phụ nữ đã từng bị sẩy thai có nguy cơ cao nên cần được theo dõi thường xuyên hơn.

Sảy thai

Khoảng 20-25% số phụ nữ mang thai bị sảy trong vòng 13-16 tuần đầu tiên. Vì thế, khi gặp các triệu chứng dưới đây, mẹ bầu nên đi khám càng sớm càng tốt.

Dấu hiệu:

  • Ra máu nhiều đến mức thấm hết một miếng gạc trong một giờ hoặc ít hơn.
  • Co thắt mạnh làm cho bạn thở gấp gáp, ngay sau đó là bị chảy máu âm đạo.
  • Trong những tuần đầu, bạn bị ra những mảng huyết dày, sau đó là chất nhầy hồng hoặc xám, có thể kèm theo chuột rút hoặc đau.
  • Nếu sẩy thai ở giai đoạn thứ 2, thường thì hiếm hơn, có thể bị chảy máu trong dẫn tới đau vai cộng với đầy bụng.

Cách chăm sóc thai phụ:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Sảy thai là rủi ro không ai mong muốn, phụ nữ bị sảy thai giống như trải qua một lần sinh nở, cơ thể và sức khỏe bị suy giảm nhiều nên cần lưu ý kiêng cữ để sớm hồi phục.

  • Nên nghỉ ngơi thật nhiều
  • Tránh vận động mạnh, căng thẳng
  • Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi thể chất hồi phục hoàn toàn
  • Tránh ăn những món ăn có tính hàn [lạnh], có tính chất dễ gây dị ứng hoặc những thức ăn có mùi tanh như: Cua, ốc, mực, sò, cá, hến, món ăn chứa gia vị cay nóng hoặc các chất kích thích [rượu, bia, thuốc lá, cà phê...], ...
  • Nên ăn nhiều rau và trái cây để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Hãy lựa chọn các loại thịt như: Thịt bò, thịt lợn, thịt dê... để tăng cường bổ sung chất sắt cho cơ thể

Mẹ có thể quan tâm:

Quan hệ bị chảy máu khi mang thai - Cách xử lý để đảm bảo an toàn cho thai nhi!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Chảy máu sau quan hệ tình dục

Trong thời gian mang thai, lưu lượng máu đổ về cổ tử cung và âm đạo tăng đáng kể. Do đó, quan hệ vợ chồng vào lúc này rất dễ tạo áp lực lên vùng xung quanh cổ tử cung, khiến bà bầu chảy máu sau khi yêu.

Dấu hiệu:

  • chảy máu ngay sau khi quan hệ
  • có các cơn co thắt nhẹ
  • đau rát vùng âm đạo

Cách xử lý:

  • Trường hợp ra máu nhiều chị em nên đi khám
  • Nếu chọn tư thế quan hệ phù hợp, an toàn trong thai kỳ
  • Sử dụng chất bôi trơn
  • Luôn luôn sử dụng bao cao su

Tình trạng ra máu trong thai kỳ có thể cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn mà chị em không thể ngờ đến. Do đó nếu có các biểu hiện bất thường, hãy đến bác sĩ ngay để đảm bảo an toàn cho cả bạn và bé nhé!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Nguồn tham khảo: Mang thai ra máu nhưng không đau bụng: Cảnh giác dọa sảy thai - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Nhờ có sự thăm khám và điều trị kịp thời, Liên [27 tuổi] đã được bác sĩ kê đơn thuốc, yêu cầu về nhà nghỉ ngơi gần như tuyệt đối [không quan hệ, không làm việc nhiều, tránh đi lại đường dài] một tuần sau đó để vết xước thành âm đạo chóng lành.

Tương tự là trường hợp của Huệ, 25 tuổi. Sau khi hoàn thành màn ân ái với chồng, Huệ ngồi dậy đi vệ sinh vùng kín. Cô giật mình phát hiện âm đạo ra máu giống như ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt. Dù không thấy đau, xót, nhưng cô vẫn rất hoang mang vì đang mang bầu ở tuần thứ 18. Sợ bị động thai hay ảnh hưởng đến con, cô vội bảo chồng đưa đến viện khám.

Sau khi được siêu âm thai nhi, vợ chồng cô mới tạm thở phào vì bé vẫn khỏe mạnh. Tuy nhiên, để chắc chắn, cô quyết định đăng ký khám thêm phụ khoa xem có bị viêm nhiễm gì không. Nếu như ở nhà, cô chỉ thấy ra một chút máu dính trên giấy vệ sinh thì tới viện, cô được bác sĩ lấy ra gần một thìa nhỏ máu tươi nằm trong âm đạo. Lý do là quan hệ quá mạnh, khiến âm đạo bị tổn thương.

Huệ được bác sĩ kê cho đơn thuốc co thành âm đạo, yêu cầu nghỉ ngơi tuyệt đối trong 3 ngày liên tiếp. Đồng thời, cô phải bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và tiếp tục theo dõi xem máu có chảy nữa không.

Ảnh minh họa: blogspot

Biết mình có bầu được 5 tuần và được khuyến cáo tránh quan hệ nhiều, nhưng vợ chồng Chi không nghe. Kết quả là vùng kín của cô bị ra nhiều máu. Ngay sau đó, hai vợ chồng đi khám, bác sĩ khuyên giai đoạn đầu không nên quan hệ nhiều, bởi những co thắt mạnh có khả năng gây chảy máu âm đạo, không tốt cho thai nhi. Bác sĩ cũng kê cho đơn thuốc co thành âm đạo về uống và dặn khi nằm phải khép chân, hạn chế đi lại và theo dõi xem có bị động thai không. Vài ngày sau, tình trạng ra máu đã chấm dứt và thai nhi phát triển khỏe mạnh. Sau vụ này, vợ chồng cô rất kiêng kỵ chuyện ân ái vì sợ mọi chuyện lại như lần trước.

Cả ba trường hợp trên đều là chảy máu âm đạo do quan hệ mạnh, may mắn là thăm khám và điều trị kịp thời nên không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, bác sĩHồ Thảo, chuyên gia tại một bệnh viện đa khoa tư nhân chuyên về sản phụ khoa tại Hà Nội, lưu ý rằng bạn có thể quan hệ khi mang thai, nhưng nên hạn chế và đặc biệt kiêng cữ ở 12 tuần đầu của thai nhi. Khoảng thời gian này rất quan trọng, thai nhi đang trong quá trình làm tổ và bám vào thành tử cung, bởi vậy những co thắt mạnh đều có khả năng gây chảy máu tử cung, nghiêm trọng hơn là động thai và sảy thai. Sau 12 tuần, bạn có thể quan hệ, nhưng cũng nên hạn chế và nhẹ nhàng, để tránh ảnh hưởng đến quá trình bầu bí.

Đặc biệt, trong bất cứ trường hợp mang thai nào mà quan hệ thấy ra máu, bạn đều nên quan sát, theo dõi thật kỹ. Tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để được siêu âm sức khỏe thai nhi và khám phụ khoa xem âm đạo có bị ảnh hưởng gì không để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh gây hậu quả về sau.

Bác sĩ cũng cho biết thêm, có rất nhiều trường hợp chảy máu âm đạo khi đang mang thai, phần lớn lý do là chảy máu trong khi quan hệ. Tùy trường hợp, bạn nên uống thuốc co theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, và không ngừng theo dõi, kiêng quan hệ trong những tuần tiếp theo để vết xước có thời gian lành lặn.

Sau khi được kê thuốc, nếu hai ba ngày sau vẫn thấy ra máu, bạn cần vào viện để được theo dõi và điều trị trực tiếp, không nên xem thường dưới bất cứ hình thức nào.Cuối cùng, bạn cần nghỉ ngơi, hạn chế đi lại gần như tuyệt đối trong 2 ngày sau khi có hiện tượng chảy máu âm đạo, và nhớ bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Thế Đan

Video liên quan

Chủ Đề