Bị phù chân khi mang thai tuần 26

Bà bầu bị phù chân khi mang thai tháng thứ 9 có phải là dấu hiệu nguy hiểm? Cách làm giảm phù chân khi mang thai là gì? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nha!

Nhiều mẹ bầu rất khổ sở với tình trạng chân bị phù khi mang thai, nhất là những tháng cuối thai kỳ. Do đó, các mẹ rất quan tâm đến việc phù chân có phải là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm không, làm thế nào để giảm phù chân.

Tại sao bà bầu hay bị phù [nề] chân khi mang thai?

Có 2 nguyên nhân chính để lý giải cho tình trạng phù nề mắt cá nhân, bàn chân, tay ở phụ nữ mang thai là:

  • Máu và dịch lỏng tăng lên: Khi mang thai, cơ thể người mẹ sản xuất thêm hơn 50% lượng máu và chất lỏng so với bình thường để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Phần chất lỏng và mỡ dư thừa sẽ tích tụ trong các mô và khớp của thai phụ. Điều này giúp cơ thể bạn mềm ra, giãn nở, chuẩn bị tốt cho việc sinh nở. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân chính gây phù nề ở thai phụ.
  • Áp lực từ tử cung ngày một lớn dần: Khi thai càng lớn, tử cung của bạn sẽ càng nặng và gây áp lực lớn chèn lên tĩnh mạch, ngăn cản máu từ chi dưới trở về tim. Và khi sức ép càng lớn, máu càng tích tụ nhiều ở bàn chân và chân gây hiện tượng phù, điều đó khiến nhiều mẹ bầu bị phù chân khi mang thai tháng thứ 9 khá nặng.

Phù chân khi mang thai tháng thứ 9 có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Càng gần ngày dự sinh, mẹ bầu càng dễ sưng phù do những nguyên nhân kể trên. Nếu tình trạng sưng phù chân khi mang thai ở tam cá nguyệt thứ 3 diễn ra từ từ, đây không phải là một dấu hiệu đáng lo ngại. Tuy nhiên, hiện tượng sưng mặt, tay và chân đột ngột ở phụ nữ mang thai được nghi ngờ là dấu hiệu tiền sản giật.

Nếu xuất hiện các triệu chứng sau đây, mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện cấp cứu kịp thời:

  • Sưng phù mặt, bàn tay, bàn chân đột ngột.
  • Nhức đầu dữ dội.
  • Có vấn đề về tầm nhìn, chẳng hạn như nhìn mờ hay nhấp nháy.
  • Đau ngay dưới xương sườn.
  • Nôn mửa.

Mách mẹ bầu cách làm giảm phù chân khi mang thai tháng thứ 9

Phù nề bàn chân và mắt cá chân là hiện tượng sinh lý bình thường của phụ nữ mang thai và sẽ mất đi sau khi sinh con vài ngày. Thế nhưng, việc chân bị phù sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt và gây khó chịu cho thai phụ. Để làm giảm bớt phù chân khi mang thai, mẹ bầu hãy thử những cách sau:

Sự mất cân bằng trong chế độ ăn uống dễ làm phụ nữ bị phù chân khi mang thai tháng thứ 9. Một số nguyên tắc dưới đây dành cho các mẹ bầu bị phù chân [hoặc mong muốn phòng tránh phù chân]:

  • Giảm lượng natri [muối] trong bữa ăn: Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp. Trong nấu ăn hàng ngày, bạn có thể dùng các loại gia vị thay thế muối như cỏ xạ hương, hương thảo.
  • Bổ sung đủ kali: Có thể giúp thai phụ hạn chế tình trạng phù chân do khoáng chất này sẽ giúp cân bằng lượng chất lỏng của cơ thể. Một số thực phẩm bổ sung kali tốt cho mẹ bầu: chuối, sữa chua, đậu lăng, khoai lang [ăn cả vỏ], cá hồi…
  • Hạn chế dung nạp quá nhiều caffeine: Việc tiêu thụ caffeine với liều lượng vừa phải sẽ không gây hại cho thai kỳ. Tuy nhiên, caffeine giống như một chất lợi tiểu sẽ làm nặng nề hơn tình trạng mất cân bằng chất lỏng, gây sưng.
  • Uống nhiều nước: Mẹ bầu nên uống ít nhất là 10 cốc mỗi ngày. Nếu cảm thấy nhạt miệng khi uống nước lọc, bạn có thể cho thêm lát chanh hay quả mọng, lá bạc hà vào nước để dễ uống hơn. Điều này giúp đảm bảo bạn uống đủ nước mỗi ngày.

Chế độ sinh hoạt dành cho mẹ bầu bị phù chân

Một số yếu tố ngoài máu, lượng dịch lỏng và áp lực của tử cung lên mạch máu, các thói quen sinh hoạt, vận động hằng ngày cũng làm mẹ bầu dễ bị phù chân. Nếu bị phù chân khi mang thai, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Tránh đứng liên tục trong thời gian dài
  • Mặc quần áo, đặc biệt là đi giày, tất thoải mái.
  • Tập thể dục – cố gắng đi bộ từ 5-10 phút mỗi ngày có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm sưng.
  • Nằm ngủ nghiêng bên trái giúp giảm áp lực của tử cung lên tĩnh mạch dưới, đưa máu về tim.
  • Nâng cao chân hơn khi ngồi hay nằm nghỉ để giúp cơ thể thoát dịch lỏng đã tích tụ ở chân.

Tình trạng phù chân khi mang thai tháng thứ 9 có thể sẽ trở nên nặng nề hơn đến mức chân của bạn sưng to, phù nề khiến việc đi lại rất khó khăn. Điều quan trọng là mẹ cần bình tĩnh, giải tỏa căng thẳng và thực hành các lối sống lành mạnh kể trên để cảm thấy dễ chịu hơn.

Ngoài tập thể dục bằng cách đi bộ từ 5-10 phút mỗi ngày, các động tác tập chân đơn giản sau đây sẽ cần thiết với các mẹ bầu bị phù chân khi mang thai. Chúng sẽ giúp cải thiện máu lưu thông, giảm sưng phù và chuột rút ở chân:

  • Uốn cong bàn chân và duỗi bàn chân lên xuống 30 lần.
  • Xoay tròn bàn chân 8 lần theo chiều kim đồng hồ và 8 lần theo chiều ngược lại. Thực hiện lần lượt ở cả 2 bàn chân.

Bạn có thể thực hành bài tập này khi đứng hay ngồi nghỉ ngơi để cải thiện phù chân khi mang thai khi mang thai ở tháng thứ 9.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Phù chân khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở các mẹ bầu, do chất lỏng và lượng máu tăng lên trong thai kỳ gây ra. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này với bài viết bên dưới đây nhé.

1. Phù chân khi mang thai là gì?

Khi mang thai, ngoài niềm hạnh phúc vì có thiên thần nhỏ đang lớn lên từng ngày ở trong bụng, suốt 9 tháng 10 ngày đó, mẹ bầu sẽ phải trải qua nhiều biến động và khó khăn. Theo đó, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với những cơn đau như phù nề, đau vùng chậu, giãn tĩnh mạch âm hộ, chuột rút,…

Phù chân khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở mẹ bầu

Phù chân là một tình trạng thường gặp ở mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Lúc này, chân của mẹ sẽ bị phù nề và to hơn bình thường rất nhiều. Đôi khi chân của mẹ sẽ có màu đỏ thẫm, nhìn rất mất thẩm mỹ. Trong dân gian, ông cha ta thường gọi đây là tình trạng xuống máu chân, báo hiệu rằng mẹ bầu sắp sinh em bé.

Thông thường, hiện tượng phù chân biểu hiệu rõ nét nhất từ phần cổ chân trở xuống và bàn chân của mẹ bầu sẽ bị sưng lên. Mặc dù phù chân không gây đau đớn nhưng lại khiến mẹ bầu cảm thấy vô cùng bất tiện.

2. Tần suất của hiện tượng phù chân trong thai kỳ

Phù chân trong thai kỳ là một hiện trạng vô cùng phổ biến, nhưng tùy vào thời điểm và tình hình thời tiết mà mức độ sưng sẽ có sự thay đổi. Đôi lúc, chân của mẹ bầu sẽ phù to hơn vào lúc nhiệt độ tăng cao và vào buổi tối. Theo nhiều nghiên cứu, khoảng 50% mẹ bầu sẽ thấy sưng ở khu vực quanh bàn chân, mắt cá chân và bắp chân vào vài tháng cuối của thai kỳ. Do nồng độ hormone tăng lên mà mẹ bầu cũng có thể cảm thấy cơ thể sưng lên và bị đầy hơi.

3. Phù chân khi mang thai xuất hiện vào thời điểm nào?

Mẹ bầu có thể gặp phải hiện tượng phù chân vào bất cứ thời điểm nào khi mang thai, nhưng biểu hiện rõ nhất có lẽ là vào khoảng tháng thứ 5 và tăng dần mức độ trong 3 tháng cuối thai kỳ. Những yếu tố ảnh hưởng tới hiện tượng này là:

  • Thời tiết nóng nực
  • Cơ thể hấp thụ quá nhiều muối
  • Đứng trong một khoảng thời gian dài
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu Kali
  • Hoạt động thể chất trong nhiều ngày liên tục
  • Uống nhiều cà phê hoặc thức uống chứa caffeine

Sưng chân nhẹ khi mang thai là một điều dễ hiểu nhưng nếu chị em bị sưng ở tay và mặt một cách đột ngột thì hãy cẩn thận bởi hiện tượng này có thể là triệu chứng của bệnh tiền sản giật. Vì vậy, mẹ bầu nên tới gặp bác sĩ ngay khi thấy chân bị sưng phù kèm theo những biểu hiện bất thường.

4. Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị phù chân

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị phù chân

Lý do khiến mẹ bầu bị sưng phù chân trong thai kỳ cũng vô cùng đa dạng, chẳng hạn như:

  • Trong cơ thể mẹ bầu bị tích tụ chất lỏng dư thừa
  • Lượng máu trong cơ thể bị thay đổi khiến chất lỏng xâm nhập vào các mô
  • Mắc bệnh tiền sản giật
  • Tử cung của mẹ bầu lớn dần tạo áp lực lên tĩnh mạch chủ và tĩnh mạch chậu. Vì vậy, máu ở chân sẽ lưu thông chậm, gây nên hiện tượng ứ đọng, buộc chất lỏng từ tĩnh mạch xâm nhập vào các mô của mắt cá chân và bàn chân.
  • Bào thai có quá nhiều nước ối hoặc mang đa thai có thể gây ra hiện tượng phù chân nặng, đặc biệt là vào những ngày nóng nực hoặc mùa hè. Thông thường, hiện tượng sẽ nhanh chóng biến mất khi bé yêu ra đời bởi lẽ cơ thể của mẹ đang dần loại bỏ chất lỏng. Do đó, mẹ sẽ thấy mình đi vệ sinh nhiều hơn và đổ mồ hôi nhiều hơn vào vài ngày đầu tiên sau khi sinh.

5. Mẹ bầu bị phù chân trong thai kỳ có nguy hiểm hay không?

Phù chân ở mức độ vừa phải là một hiện tượng bình thường vì ít khi gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu khuôn mặt hoặc bàn tay mẹ bầu bỗng nhiên sưng phù lên và kéo dài hơn một ngày, mẹ bầu phải đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Bởi lẽ nếu mẹ bầu bị phù chân quá nặng khi mang thai có thể là một trong những triệu chứng của bệnh tiền sản giật. Phù nề bệnh lý thường đi kèm với những dấu hiệu như tăng cân nhanh, tăng huyết áp, và xuất hiện protein niệu. Nếu huyết áp và xét nghiệm nước tiểu của ở mức bình thường, mẹ bầu sẽ không cần phải lo lắng.

Tuy nhiên, nếu một trong hai chân của mẹ bị phù nhiều hơn bên còn lại và cảm thấy đau ở vùng đùi và bắp chân, mẹ bầu phải nhanh chóng tới gặp bác sĩ. Bởi lẽ đây có thể là triệu chứng hình thành nên cục máu đông.

6. Biện pháp cải thiện tình trạng phù chân trong thai kỳ

Mẹ nên tới bệnh viện thăm khám để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị khi bị phù chân

Có rất nhiều cách để hỗ trợ cho mẹ bầu bị phù chân, chẳng hạn như:

  • Liệu pháp xoa bóp: theo đó, việc xoa bóp sẽ tạo áp lực lên những khu vực khác nhau của cơ thể để làm giảm hiện tượng sưng tấy.
  • Liệu pháp thảo dược: mẹ bầu có thể uống trà bồ công anh để giúp ngăn ngừa hiện tượng cơ thể giữ nước.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể giúp bản thân giảm nhẹ hiện tượng này bằng cách chú ý tới thói quen vận động trong sinh hoạt hàng ngày như:

  • Nâng cao chân lên khi ngồi
  • Nên thường xuyên thay đổi tư thế
  • Không mang giày hoặc tất quá chật
  • Khi ngồi nên duỗi thẳng chân chứ không nên vắt chéo chân
  • Thường xuyên cử động ngón chân và xoay mắt cá chân
  • Đi bộ một đoạn ngắn để ngăn ngừa máu tích tụ ở phần dưới của cơ thể
  • Uống thật nhiều nước để cơ thể tránh tình trạng giữ nước
  • Lựa chọn những loại thức ăn bổ dưỡng cho sức khỏe, không nên ăn thức ăn nhanh
  • Tập thể dục đều đặn với những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với mẹ bầu như đi bộ, yoga, hít thở,…

7. Cách ngăn ngừa tình trạng phù chân khi mang thai

Mẹ bầu có thể ngăn ngừa tình trạng phù chân trong thai kỳ bằng lối sống lành mạnh kết hợp với tập thể dục điều độ. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên thiết kế một chế độ dinh dưỡng cân bằng gồm một lượng nhỏ đạm như trứng, thịt, đậu, cá, đi kèm với trái cây và rau xanh để duy trì mức cân nặng phù hợp. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên hạn chế ăn các loại đồ ăn nhiều đường, muối, chất béo mà thay vào đó nên ăn các món thanh đạm.

Hy vọng bài viết này đã giúp chị em có một cái nhìn khách quan nhất về tình trạng phù nề chân khi mang thai. Hãy áp dụng ngay những mẹo chúng tôi chia sẻ trên đây để có một thai kỳ mạnh khỏe và an toàn. Tốt nhất, mẹ bầu cần phải đi khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện và xử trí kịp thời tình trạng phù chân khi mang thai nhé.

Video liên quan

Chủ Đề