Mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ Công nghệ 12

Học xong bài học này, học sinh có khả năng:

  • Biết được khái niệm, phân loại mạch điện tử.
  • Hiểu chức năng nguyên lý làm việc mạch chỉnh lưu và ổn áp.
1. Giáo viên: - Giáo án, bài giảng. - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến bài dạy. - Tranh vẽ phóng to các hình 7.1, 7.2, 7.3, 7.4, 7.5, 7.6 và 7.7SGK. - Vật mẫu: nguồn một chiều.

2. Học sinh:

- Đọc bài trước ở nhà. - Vở ghi, SGK.  

III. Tiến trình tổ chức dạy học:


1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Các hoạt động dạy học:
 
Hoạt động dạy và học của GV và HS Nội dung trình bày
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và phân loại mạch điện tử.
- Giáo viên đua ra một số mạch điện cho học sinh quan sát  --> học sinh nhận xét mối tương quan hệ giữa các linh kiện trên mạch điện tử .  - Giáo viên nhận xét và kết luận.     - Sau khi quan sát các mạch điện tử --> so sánh giữa các mạch ---> phân loại . - Theo em thì có bao nhiêu mạch điện tử? - Hãy nêu một số mạch điện tử mà em biết - GV nhận xét và trình bày.

- Lấy ví dụ giải thích và làm rõ.

I.KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI MẠCH ĐIỆN TỬ
1. Khái niệm
Mạch điện tử là mạch điện mắc phối hợp giữa các linh kiện điện tử với các bộ phận của nguồn ,dây dẫn để thực hiện một nhiệm vụ nào đó trong kĩ thuật điện tử.
 2.Phân loại - Mạch điện tử được phân loại như sau: *Theo chức năng và nhiệm vụ : +Mạch khuếch đại + Mạch tạo sóng hình sin +Mạch tạo xung +Mạch nguồn chỉnh lưu, mạch lọc và mạch ổn áp . * Theo phương thức gia công, xử lí tín hiệu : + Mạch điện tử tương tự

+Mạch điện tử số .

Hoạt đông 2: Tìm hiểu mạch chỉnh lưu và mạch nguồn một chiều.
  ?Nêu các loại mach chỉnh lưu trong thực tế mà em biết? -HS trả lời: ….. -GV nhận xét và kết luận. - Gọi HS nêu nguyên lý làm việc của mạch chỉnh lưu một nửa chu kỳ. - HS nêu nguyên lý: […Mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ chỉ cho dòng điện nửa chu kỳ dương đi qua …] - GV nêu nguyên tắc hoạt động cho học sinh ghi vào vỡ. - GV giới thiệu cấu tạo và nguyên lý làm việc: [Nửa chu kỳ + dòng điện đi qua Đ1 qua R về giữa biến áp Nửa chu kỳ âm dòng điện đi từ + qua Đ2 qua R về giữa biến áp Như vậy dòng qua R là dòng một chiều] - Lấy ví dụ làm rõ.   - Gọi HS nêu nguyên lý: [… Nửa chu kỳ + dòng diện đi qua Đ1 qua R qua Đ3 về - Nửa chu kỳ - dòng điện đi từ + qua Đ2 qua R qua Đ4 về cực – Như vậy dòng điện qua R luôn đi từ trên xuống dưới nên điện áp ra là một chiều…] - GV nhận xét và kết luận.    

- Gv vẽ sơ đồ lên bảng và giới thiệu cho học sinh.

  • Mạch nguồn có nhiệm vụ làm gì ?
 
  • Mạch nguồn gồm có mấy khối ? gọi tên các khối ?
  • Giải thích nhiệm vụ của từng khôí?
  • Phân tích sơ đồ 7- 6 , chỉ ra từng khối ? trong mỗi khối có những linh kiện gì ?
  • HS: trả lời…
        - Lấy ví dụ giải thích làm rõ.

- Thuyết trình và diễn giảng.

Mạch chỉnh lưu dùng điôt để đổi dòng xoay chiều thành dòng một chiều
a] Mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ

 
   

b] Mạch chỉnh lưu toàn kỳ



 

c] Mạch chỉnh lưu cầu

2.Nguồn một chiều

   
  1.Biến áp nguồn 2.Mạch chỉnh lưu 3.Mạch lọc nguồn 4.Mạch ổn áp 5.Mạch bảo vệ Mạch nguồn thực tế 1.Biến áp hạ áp từ 220v xuống còn 6-24v tùy theo yêu cầu của từng máy 2.Mạch chỉnh lưu cầu dùng các điôt để đổi nguồn xoay chiều thành một chiều 3.Mạch lọc dùng tụ điện và cuộn cảm có trị số lớn để san bằng độ gợn sóng

4.Mạch ổn áp dùng IC để ổn định điện áp ra

 
  1. Tổng kết, đánh giá:
      + Công dụng, phân loại mạch chỉnh lưu.
      + Kể tên các khối trong mạch nguồn một chiều.
  • Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
  1. Dặn dò:
    • Học bài và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
    • Đọc trước bài 8.SGK.
........................................................................................................................................................... ...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

1.1. Khái niệm, phân loại mạch điện tử

  • Mạch điện tử là mạch điện mắc phối hợp giữa các linh kiện điện tử với các bộ phận nguồn,dây dẫn để thực hiện một chức năng nào đó trong kỹ thuật điện tử.

1.1.2. Phân loại :

  • Có nhiều cách phân loại khác nhau , về cơ bản được phân theo 2 cách :

  • Cách 1: Theo chức năng và nhiệm vụ:

    • Mạch khuyêch đại.

    • Mạch tao sóng hình sin.

    • Mạch tao xung.

    • Mạch nguồn chỉnh lưu lọc & ổn áp.

  • Cách 2 : Theo phương thức gia công , xử lý tín hiệu:

    • Mạch kĩ thuật tương tự [Analog]

    • Mạch kĩ thuật số [Digital]

1.2. Mạch chỉnh lưu và nguồn một chiều

  • Mạch chỉnh lưu là loại mạch điện dùng Đ tiếp mặt để đổi điện xoay chiều thành điện một chiều  .

  • Các cách mắc mạch chỉnh lưu:

a. Mạch chỉnh lưu nửa chu kì:

  • Ở nửa chu kỳ dương, điôt phân cực thuận, dòng điện 1 → điôt Đ →  Rtải  →2.

  • Ở nửa chu kỳ âm, điôt bị phân cực ngược do đó không có dòng qua tải.

  • Nhận xét:

    • Mạch đơn giản.

    • Hiệu suất sử dụng biến áp nguồn thấp.

    • Dạng sóng ra có độ gợn lớn nên việc lọc san bằng độ gợn khó khăn

⇒ Hiệu quả  kém, thực tế ít sử dụng.

b. Mạch chỉnh lưu cả chu kì [ toàn sóng ] hình tia [ điểm giữa ].

  • Ở nửa chu kì dương, dòng 1→ Đ1 → Rtải → 2.

  • Ở nửa chu kì âm, dòng 3 → Đ2 → Rtải → 2. 

⇒ Cả 2  điôt Đ1, Đ2 luân phiên chỉnh lưu theo từng nửa chu kì.

c. Mạch chỉnh lưu cầu:

  • Ở nửa chu kỳ dương, dòng điện I → Đ1 → Rtải → Đ3 → cực âm của cuộn thứ cấp.

  • Ở nửa chu kỳ âm, dòng điện I → Đ2 → Rtải → Đ4 → cực âm của cuộn thứ cấp.

             

  • Nhận xét:

    • Mạch dùng bốn điốt.

    • Biến áp nguồn không yêu cầu đặc biệt.

    • Điốt không phải chịu điện áp ngược cao.

    • Dạng sóng ra U0 có độ gợn nhỏ nên dễ lọc

⇒  Hiệu quả tốt, thực tế dùng phổ biến.

1.2.2. Nguồn một chiều :

a. Sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn :

  • Là mạch điện quan trọng trong một thiết bị điện tử

  • Có nhiệm vụ :biến đổi điện xoay chiều từ mạng lưới quốc gia thành điện một chiều có mức điện áp ổn định & công suất cần thiết  để nuôi toàn bộ các thiết bị điện tử

  • Sơ đồ 

b. Mạch nguồn điện thực tế

Bài 1:

Trong mạch nguồn một chiều thực tế, nếu tụ C1 hoặc C2 bị đánh thủng thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

A. Mạch điện bị ngắn mạch làm cháy biến áp nguồn.

B. Mạch không còn chức năng chỉnh lưu, điện áp ra vẫn là điện áp xoay chiều.

C. Dòng điện chạy qua tải tiêu thụ tăng vọt, làm cháy tải tiêu thụ.

D. Điện áp ra sẽ ngược pha với điện áp vào.

Hướng dẫn giải

  • Chọn đáp án A

    • Mạch điện bị ngắn mạch làm cháy biến áp nguồn.

Bài 2:

Trong mạch chỉnh lưu cầu, nếu có một trong các điôt bị đánh thủng hoặc mắc ngược chiều thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

A. Cuộn thứ cấp của biến áp nguồn bị ngắn mạch, làm cháy biến áp nguồn.

B. Dòng điện sẽ chạy qua tải tiêu thụ theo chiều ngược lại.

C. Biến áp nguồn vẫn hoạt động tốt, nhưng không có dòng điện chạy qua tải tiêu thụ.

D. Không có dòng điện chạy qua cuộn thứ cấp của biến áp nguồn.

Hướng dẫn giải

  • Chọn đáp án A

    • Cuộn thứ cấp của biến áp nguồn bị ngắn mạch, làm cháy biến áp nguồn.

Bài 3:

Nếu mắc ngược Điôt trong mạch chỉnh lưu nửa chu kì thì mạch:

A. Không hoạt động.           

B. Cháy điôt.                 

C. Hoạt động bình thường.        

D. Cháy máy biến áp.

Hướng dẫn giải

  • Chọn đáp án  C

3. Luyện tập Bài 7 Công Nghệ 12 

Như tên tiêu đề của bài Khái niệm về mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Biết được khái niệm, phân loại mạch điện tử

  • Hiểu được chức năng và nguyên lý làm việc của mạch chỉnh lưu, mạch lọc, mạch ổn áp.

  • Nhận biết các khối chính trong mạch nguồn một chiều và chức năng các khối chính trong mạch nguồn một chiều. Nhận biết các linh kiện trong mạch nguồn một chiều.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khái niệm về mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khái niệm về mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 4 trang 41 SGK Công nghệ 12

Bài tập 1 trang 41 SGK Công nghệ 12

Bài tập 3 trang 41 SGK Công nghệ 12

Bài tập 2 trang 41 SGK Công nghệ 12

4. Hỏi đáp Bài 7 Chương 2 Công Nghệ 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Video liên quan

Chủ Đề