Lương khánh thiện là ai

Đồng chí Lương Khánh Thiện với cách mạng Việt Nam và quê hương Hà Nam

[ĐCSVN] - Đồng chí Lương Khánh Thiện là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, một cán bộ lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và lý lưởng cao đẹp của Đảng.

Đó là khẳng định của đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương tại Hội thảo khoa học “Đồng chí Lương Khánh Thiện với cách mạng Việt Nam và quê hương Hà Nam” do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Tỉnh ủy Hà Nam tổ chức ngày 9/10 tại Hà Nam.

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Đình Khang, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam; Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội.


Quang cảnh Hội thảo. [Ảnh: Minh Châu]

Đồng chí Lương Khánh Thiện, sinh năm 1903, trong một gia đình nhà nho nghèo ở làng Mễ Tràng, xã Liêm Chính, huyện Thanh Liêm [nay thuộc TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam].

Năm 1923, khi tròn 20 tuổi, đồng chí Lương Khánh Thiện bắt đầu được giác ngộ cách mạng. Với sự nỗ lực, cố gắng vượt bậc, không sợ khó khăn, gian khổ và có những đóng góp tích cực vào phong trào đấu tranh cách mạng, tháng 4-1929, đồng chí Lương Khánh Thiện vinh dự được kết nạp vào Đông Dương Cộng sản Đảng. Tháng 5-1930, đồng chí Lương Khánh Thiện bị địch bắt và bị kết án tù khổ sai chung thân. Năm 1932, đồng chí bị địch đày ra Côn Đảo. Trong nhà tù, đồng chí vẫn bí mật hoạt động, giữ vững khí tiết của người đảng viên cộng sản. Năm 1936, Chính phủ mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền, phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ ở Đông Dương phát triển rất mạnh mẽ, buộc thực dân Pháp phải trả tự do cho các tù nhân chính trị. Đồng chí Lương Khánh Thiện và nhiều chiến sĩ cách mạng bị tù ở Côn Đảo được trả tự do.

Ngay sau khi ra tù, đồng chí Lương Khánh Thiện đã liên hệ với tổ chức, trở lại hoạt động cách mạng và được bầu vào xứ ủy Bắc kỳ. Đồng chí đã mở một hiệu giặt là ở phố Hàng Khoai và hiệu may ở phố Mã Mây vừa kiếm tiền gây quỹ cho Đảng, vừa làm cơ sở liên lạc bí mật. Đồng chí còn trực tiếp lãnh đạo công nhân Nhà máy xe lửa Gia Lâm đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống đánh đập, đuổi thợ.

Với uy tín của mình, đồng chí được Đảng phân công, thực hiện các nhiệm vụ Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hải Phòng…

Tháng 1-1941, trong khi đi nắm tình hình và chỉ đạo phong trào công nhân, đồng chí Lương Khánh Thiện, lúc đó nắm giữ cương vị Bí thư Thành ủy Hải Phòng, bị địch bắt. Trước mọi cực hình tra tấn dã man của kẻ thù, đồng chí Lương Khánh Thiện vẫn giữ vững ý chí cách mạng kiên cường và khí tiết cao đẹp của người đảng viên cộng sản. Biết không thể khuất phục được đồng chí, sáng ngày 1-9-1941, thực dân Pháp đã xử bắn đồng chí Lương Khánh Thiện tại chân núi Áng Sơn [Kiến An, Hải Phòng].


Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại Hội thảo. [Ảnh: Minh Châu]

Phát biểu đề dẫn và kết luận tại Hội thảo, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng nêu rõ, với trên 40 tham luận gửi tới Hội thảo, các ý kiến đã nêu bật quá trình hoạt động, cống hiến cho cách mạng của đồng chí Lương Khánh Thiện.

Được tổ chức nhân kỷ niệm 115 năm ngày sinh của đồng chí Lương Khánh Thiện, các tham luận gửi tới Hội thảo khoa học “Đồng chí Lương Khánh Thiện với cách mạng Việt Nam và quê hương Hà Nam” đều khẳng định, đồng chí là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, một cán bộ lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và lý lưởng cao đẹp của Đảng.

Đồng chí Lương Khánh Thiện cũng là tấm gương tiêu biểu cho tinh thần tự học, tự rèn luyện không ngừng nghỉ để có nền tảng lý luận, trở thành cán bộ có năng lực, người cộng sản kiên trung bất khuất luôn đặt lợi ích của đất nước, dân tộc lên trên hết, góp phần to lớn cho cao trào đấu tranh cách mạng.

“Đối mặt với những thử thách, hiểm nguy, đồng chí Lương Khánh Thiện luôn tỏ rõ khí tiết hiên ngang, vững tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Tấm gương kiên trung bất khuất của người cộng sản Lương Khánh Thiện một lần nữa là minh chứng sống động khi chúng ta đang đổi mới việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nói.

Minh Châu

TIN LIÊN QUAN

  • Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại ĐH Harvard [Hoa Kỳ]
  • Báo chí Lào: Quan hệ Lào-Việt Nam ngày càng sâu sắc
  • Thế giới tuần qua: Chính thức khai mạc SEA Games 31
  • Bến Tre quyết tâm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án
  • Bồi dưỡng, nhân rộng lực lượng vũ trang TP Hồ Chí Minh
  • Việt Nam giành huy chương Vàng nội dung đồng đội nam Cờ nhanh
  • Hải Dương: Ấn tượng lễ khai mạc môn bóng bàn SEA Games 31

Skip to content

Bước tới điều hướng
Bước tới tìm kiếm

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Lương Khánh Thiện [1903 – ngày 1 tháng 9 năm 1941] nhà hoạt động chính trị, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy viên Xứ ủy Bắc kỳ, Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ông sinh ở làng Mễ Tràng, xã Liêm Chính, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, Việt Nam.
  • Năm 1925, ông tham gia vận động học sinh Trường Kĩ nghệ thực hành Hải Phòng bãi khoá, ông cùng Hoàng Quốc Việt vận động đòi ân xá Phan Bội Châu sau đó về Nam Định tuyên truyền cách mạng và ông bị đuổi học.
  • Năm 1926 ông làm thợ nguội ở Nhà máy sợi Hải Phòng.
  • Năm 1927 ông gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
  • Năm 1928, tham gia thành lập cơ sở của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Hải Phòng.
  • Năm 1929, ông gia nhập tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng. Ông bị bắt sau cuộc biểu tình ngày 1 tháng 5 năm 1930, ông bị kết án khổ sai chung thân và bị đày ra Côn Đảo.
  • Năm 1936, ông được ân xá, về Hà Nội hoạt động, tham gia Xứ uỷ Bắc Kỳ.
  • Năm 1937 – 1941, ông giữ chức Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng.
  • Cuối 1940 ông bị bắt và bị toà án quân sự Pháp kết án tử hình ngày 1 tháng 9 năm 1941 tại thị xã Kiến An. Lúc đó ông mới 38 tuổi, phần mộ của ông tại ngã ba Xuân Áng thị trấn Trường Sơn, huyện An lão, Thành phố Hải Phòng.

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

Để tưởng nhớ đến ông, ở Thành phố Hải Phòng có một phường và một phố mang tên ông nằm quận Ngô Quyền, còn ở Hà Nội cũng có phố Lương Khánh Thiện nằm ở phường Tương Mai, quận Hoàng Mai. Còn ở quê hương ông – tỉnh Hà Nam, tại thành phố Phủ Lý, có phường Lương Khánh Thiện.

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Ông có con gái là bà Lương Thúy Bình, sau này là Đại tá, Cục trưởng Cục Công tác Đảng và công tác quần chúng, Tổng cục Xây dựng lực lượng, Bộ Công an

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Từ khóa: Lương Khánh Thiện, Lương Khánh Thiện, Lương Khánh Thiện

Nguồn: Wikipedia

Vì tính chất bảo mật LINK TẢI nên chúng tôi cần xác minh bằng CODE*

HƯỚNG DẪN LẤY CODE [CHỈ MẤT 10 GIÂY]

Bước 1: COPY từ khóa bên dưới [hoặc tự ghi nhớ] gửi hàng đi mỹ Bước 2: Vào google.com.vn và tìm từ khóa. Sau đó, nhấp vào kết quả này của trang này.
Bước 3: Kéo xuống cuối trang bạn sẽ thấy nút LẤY CODE

===============================

Vì tính chất bảo mật TÀI KHOẢN nên chúng tôi cần xác minh bằng CODE*

HƯỚNG DẪN LẤY CODE [CHỈ MẤT 10 GIÂY]

Bước 1: COPY từ khóa bên dưới [hoặc tự ghi nhớ] gửi hàng đi mỹ Bước 2: Vào google.com.vn và tìm từ khóa. Sau đó, nhấp vào kết quả này của trang LADIGI .VN
Bước 3: Kéo xuống cuối trang bạn sẽ thấy nút LẤY CODE

===============================

NETFLIX có ưu điểm gì:

- Tận hưởng phim bản quyền Chất lượng cao độ phân giải 4K, FHD, âm thanh 5.1 và không quảng cáo như các web xem phim lậu.

- Kho phim đồ sộ, các phim MỸ, TÂY BAN NHA, HÀN, TRUNG, NHẬT đều có đủ và 90% phim có Vietsub.

- Cài trên điện thoại, máy tính, tablet, SmartTv, box đều xem được.

Video liên quan

Chủ Đề