Loại vắc xin bcg là gì

Vắc-xin BCG chứa một chủng vi khuẩn lao suy yếu, không gây bệnh, giúp cơ thể tạo miễn dịch và kích thích cơ thể chống lại bệnh nếu nhiễm vi khuẩn lao.

Vaccin BCG được cho là có khả năng bảo vệ đến 80% người được chủng ngừa, trong thời gian 15 năm.

Tại sao bệnh lao vẫn còn là một vấn đề?

Vắc-xin BCG và thuốc ngừa lao được phát minh mang lại hi vọng loại trừ bệnh lao tương tự như với bệnh đậu mùa. Tuy nhiên, điều này lại gặp nhiều khó khăn bởi một số lý do:

  • Phần lớn sự cải thiện ban đầu về tỷ lệ bệnh lao ở các nước phát triển liên quan đến những cải thiện về nhà ở, dinh dưỡng và tiếp cận điều trị. Nhưng những vấn đề này vẫn chưa được cải thiện ở nhiều nước kém phát triển.
  • Một số chủng vi khuẩn lao đã phát triển khả năng kháng với một hoặc nhiều loại thuốc chống lao, gây khó khăn hơn nhiều cho việc điều trị.
  • Vắc xin BCG có hiệu quả chống lại các dạng bệnh lao nặng, như lao màng não ở trẻ em, nhưng lại không hiệu quả với tất cả các dạng bệnh lao.
  • Đại dịch HIV toàn cầu bắt đầu vào những năm 1980 đã dẫn đến dịch lao tương ứng. Điều này do HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch của con người, làm tăng nguy cơ nhiễm lao.
  • Sự tăng trưởng nhanh chóng của du lịch quốc tế cũng góp phần làm bệnh lây lan.

Mức độ phổ biến của bệnh lao ở Anh như thế nào?

Bệnh lao không phổ biến ở Anh. Có 6.520 trường hợp bệnh lao tại Anh vào năm 2014. Hơn một phần ba số ca (39%) là ở London và khoảng ba phần tư các trường hợp (72%) là ở những người không sinh ra ở Anh.

Bệnh lao có lây truyền không?

Có. Bệnh lao lan truyền khi một người bị lao phổi hoặc lao cổ họng, ho hoặc hắt hơi và người khác hít vào các giọt nước bọt có chứa vi khuẩn từ người này

Tuy nhiên, bệnh lao không lây nhiễm phổ biến như cúm. Thông thường cần phải có thời gian dài tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh trước khi bạn bắt TB. Ví dụ, nhiễm trùng thường lây lan giữa các thành viên gia đình đang sinh sống trong cùng một nhà.

Bệnh lao không lây lan qua tiếp xúc, hoặc dùng chung dao kéo, giường hoặc quần áo.

Làm thế nào để tôi biết nếu con tôi cần tiêm phòng BCG?

Nữ hộ sinh, điều dưỡng hoặc bác sĩ có thể cho bạn biết nếu con bạn cần chủng ngừa BCG.

Tôi bị dị ứng. Có thành phần nào trong vắc-xin BCG có thể gây ra dị ứng hay không?

Không. Vắc-xin BCG an toàn đối với:

  • Người bị dị ứng với latex (một loại cao su)
  • Người bị dị ứng với penicillin
  • Người bị dị ứng với các sản phẩm sữa, trứng và / hoặc các loại hạt

Tuy nhiên, nếu bạn băn khoăn, nên trao đổi với bác sĩ trước khi tiêm ngừa.

Liệu vắc-xin BCG chứa các thành phần máu hoặc thành phần có nguồn gốc động vật hay không?

Không. Không có thành phần máu trong vắc xin. Tất cả các nguyên liệu dùng để sản xuất vắc-xin có nguồn gốc không phải động vật.

Tôi sống với người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Nếu tôi tiêm ngừa, liệu có nguy cơ tôi lây nhiễm lao cho họ?

Không. Vắc-xin BCG không được khuyến cáo cho những người có hệ miễn dịch suy yếu, tuy nhiên họ không thể nhiễm lao từ những người đã được tiêm phòng.

Tại sao không còn tiêm phòng BCG cho thiếu niên tại các trường học?

BCG không còn được tiêm cho trẻ em tại các trường trung học ở Anh. Chương trình này đã được thay thế vào năm 2005 bằng chương trình mục tiêu cho trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ mắc bệnh lao cao.

Điều này do tỷ lệ nhiễm lao ở Anh đang ở mức thấp. Lao là một bệnh khó lây bởi vì nó đòi hỏi phải tiếp xúc trong thời gian dài với người bị nhiễm bệnh. Ví dụ, bạn rất khó nhiễm lao nếu chỉ ngồi hoặc đứng cạnh những người bị nhiễm bệnh.

Sau tiêm BCG, con tôi không có sẹo hay mụn nước. Liệu vắc xin có hiệu quả?

Hầu hết mọi người sau tiêm tiêm BCG sẽ xuất hiện vết phồng da tại chỗ tiêm, nhưng không phải tất cả mọi người. Nếu con của bạn không có phản ứng này sau tiêm vắc xin, điều này không có nghĩa là trẻ không có đáp ứng với vắc xin. Không cần tiêm lại vắc xin BCG.

Dạng tiêm trong da: Vắc xin BCG do Việt Nam sản xuất chứa 1 mg BCG đông khô trong 1 ống; dung dịch để pha tiêm là dung dịch natri clorid 0,9%, mỗi ống chứa 2 ml.

Vắc xin BCG Viện Pasteur: Lọ 10 liều bột đông khô BCG kèm theo 1 ống 1 ml dung dịch để pha tiêm và 1 bơm tiêm với kim tiêm.

Dạng châm qua da, nhiều mũi: Biệt dược TICE BCG (Organon) chứa 1 - 8 x 10 8 CFU BCG.

Dạng để nhỏ giọt vào bàng quang: Biệt dược TICE BCG chứa 1 - 8 x 108 CFU BCG. Biệt dược TheraCys BCG Aventis chứa 10,5 ± 8,7 x 108 CFU BCG chủng Connaugh.

Immucyst chứa 81 mg BCG giảm độc lực, chủng Connaugh.

Chỉ Định Của BCG vaccine

BCG vaccine được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:

  • Phòng bệnh lao: Vắc xin BCG được chỉ định trong lịch tiêm chủng mở rộng của Việt Nam cho tất cả các trẻ em ngay sau khi sinh hoặc bất cứ thời gian nào sau đó, nhưng 3 tháng tuổi là tuổi tiêm phòng tốt nhất đối với trẻ đẻ thiếu tháng hoặc nhẹ cân.

Vắc xin BCG được khuyến cáo dùng cho các nhóm sau đây nếu trước đó chưa được dự phòng bằng vắc xin BCG:

  • Tất cả các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (0 - 12 tháng) sinh ra ở những vùng có tỷ lệ nhiễm lao cao hơn 40 /100 000.
  • Tất cả các trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và trẻ em dưới 16 tuổi có bố mẹ hoặc ông bà sinh ra ở các nước có tỷ lệ nhiễm lao lớn hơn 40 /100 000.
  • Tất cả các đối tượng dưới 36 tuổi tiếp xúc với người bị lao phổi đang hoạt động (không áp dụng tuổi đối với cán bộ y tế tiếp xúc với bệnh phẩm hoặc người bệnh).
  • Đối với người bị HIV, Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo tiêm phòng BCG cho các trẻ nhiễm HIV không có triệu chứng nhưng có nguy cơ bị nhiễm lao cao (như các trẻ em ở các nước có tỷ lệ mắc lao cao) nhưng không khuyến cáo tiêm phòng BCG cho các trẻ em bị nhiễm HIV có triệu chứng hoặc những người bị hoặc nghi bị nhiễm HIV nhưng ít nguy cơ mắc lao.
  • Liệu pháp miễn dịch: Điều trị và dự phòng carcinom in situ bàng quang. Dự phòng u nhú bề mặt bàng quang tiên phát hay tái phát sau khi cắt bỏ qua niệu đạo.

Liều Lượng & Cách Dùng Của BCG vaccine

Người lớn

Liều dùng vắc xin BCG bằng phương pháp châm qua da nhiều mũi:

  • Dùng liều 0,2 - 0,3 ml dung dịch.
  • Làm test tuberculin (5 đơn vị tuberculin) sau 2 - 3 tháng. Nếu test âm tính, châm phòng lại.

Liều dùng vắc xin BCG bằng liệu pháp miễn dịch:

  • Phác đồ điển hình gồm có nhỏ giọt vào bàng quang mỗi tuần 1 lần hỗn dịch chứa từ 1 đến 16 x 108 CFU BCG trong khoảng 50 ml dung dịch natri clorid 0,9% vô trùng và không có chất bảo quản, trong 6 tuần liên tiếp.
  • Phác đồ điều trị duy trì cũng thay đổi nhiều từ liều đơn hoặc liệu trình ngắn (1 lần 1 tuần trong 3 tuần) trong khoảng thời gian từ 3 - 6 tháng cho tới nhỏ giọt 1 lần 1 tháng; thời gian gợi ý điều trị duy trì cũng thay đổi từ 6 tháng đến 3 năm.

Trẻ em

Liều dùng vắc xin BCG bằng phương pháp tiêm trong da (vùng trên cánh tay trái (vùng cơ delta)):

  • Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: Liều 0,05 ml.
  • Trẻ trên 1 tuổi: Liều 0,1 ml.

Liều dùng vắc xin BCG bằng phương pháp châm qua da nhiều mũi:

  • Trẻ nhỏ từ 1 tháng tuổi trở lên: Liều tương tự người lớn.
  • Trẻ nhỏ dưới 1 tháng tuổi, liều 0,2 - 0,3 ml vắc xin BCG pha loãng một nửa và không có chất bảo quản. Làm test tuberculin (5 đơn vị tuberculin) sau 2 - 3 tháng. Châm phòng lại sau 1 năm tuổi nếu test tuberculin âm tính và vẫn còn cần phải châm phòng.

Tác dụng phụ của BCG vaccine

Khi sử dụng vắc xin BCG, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Thường gặp

Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

  • Sốt, ban đỏ và đau chỗ tiêm. Đau đầu.
  • Loét nặng hoặc kéo dài ở vùng tiêm, áp xe da ở vùng tiêm.
  • Viêm hạch bạch huyết, nổi hạch tại chỗ.
  • Viêm tủy xương.

Ít gặp

Các tác dụng phụ ít gặp bao gồm: Phát ban, đau khớp, viêm màng bồ đào, viêm màng tiếp hợp, viêm mống mắt, viêm giác mạc.

Hiếm gặp

Các tác dụng phụ hiếm gặp bao gồm:

  • Lỗ rò, sốc phản vệ.
  • Viêm cốt tủy xương, nhiễm BCG lan tỏa. Viêm xương.
  • Co thắt bàng quang, viêm mào tinh hoàn.

Lưu Ý Khi Sử Dụng BCG vaccine

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Lưu ý chung

Vắc xin BCG có thể tiêm phòng cùng một thời gian với các vắc xin sống khác nhưng nếu không tiêm cùng thời gian thì phải cho cách nhau 4 tuần, tuy vậy thời gian này có thể rút xuống 10 ngày nếu thật cần thiết.

Không được tiêm các vắc xin khác vào cánh tay đã được tiêm vắc xin BCG trong ít nhất 3 tháng để tránh nguy cơ bị viêm hạch bạch mạch.

Phải thận trọng theo dõi những trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm HIV dương tính, có thể tiêm phòng một khi loại được nhiễm HIV.

Phải thận trọng đối với trẻ mắc bệnh ngoài da, eczema, phải tiêm vắc xin BCG ở vùng da lành.

Test tuberculin, tốt nhất là phương pháp Mantoux, phải được thực hiện trong thời gian 6 tuần trước khi dùng vắc xin BCG (loại trừ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi); vắc xin BCG chỉ được tiêm cho người có test tuberculin âm tính hoặc phản ứng ở da không đáng kể.

Bảo vệ chống lao bằng vắc xin BCG chỉ là tương đối, không thường xuyên và hoàn toàn không tiên đoán được. Cần phải chẩn đoán phân biệt bệnh lao với bất cứ bệnh nào tương tự bệnh lao ở người đã tiêm vắc xin BCG, vì không thể bảo đảm chắc chắn khả năng bảo vệ kéo dài và đầy đủ của vắc xin BCG.

Phải chú ý tiệt trùng dụng cụ cẩn thận vì vắc xin chứa các vi khuẩn Mycobacterium sống giảm hoạt lực. Tránh gây tổn thương đường tiết niệu khi nhỏ giọt vào bàng quang.

Phải hoãn nhỏ giọt BCG vào bàng quang từ 7 - 14 ngày sau bất cứ can thiệp nào đến đường tiết niệu bao gồm cắt bỏ u qua niệu đạo, sinh thiết, và chấn thương do thông đái.

Phải hoãn điều trị khi người bệnh sốt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc đái ra máu nhiều.

Trước khi điều trị nhỏ giọt BCG vào bàng quang, phải làm test tuberculin trong da vì BCG nhỏ giọt bàng quang cũng làm test tuberculin trong da dương tính.

Lưu ý với phụ nữ có thai

Chưa rõ vắc xin có thể gây tổn hại đối với bào thai khi dùng cho người mang thai hoặc có tác động tới khả năng sinh sản hay không. Vắc xin BCG chỉ dùng cho người mang thai khi thật cần.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú

Người ta không biết liệu BCG có được bài tiết qua sữa mẹ hay không. Vì nhiều loại thuốc được bài tiết qua sữa mẹ và có khả năng xảy ra các phản ứng có hại nghiêm trọng từ BCG ở trẻ bú mẹ, nên cần đưa ra quyết định có nên ngừng cho con bú hay không tiêm chủng, dựa vào tầm quan trọng của việc tiêm phòng lao cho người mẹ.

Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc

Vắc xin BCG không có hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc.

Quá Liều & Quên Liều BCG vaccine

Quá liều BCG vaccine và xử trí

Quá liều và độc tính

Phản ứng quá mức của vắc xin BCG có thể dẫn đến viêm hạch bạch huyết và hình thành sẹo. Dùng quá liều tổng hợp làm tăng nguy cơ biến chứng BCG không mong muốn.

Xử lý khi quá liều

Nếu xảy ra quá liều cấp vắc xin BCG và nghi có thể phát triển nhiễm khuẩn BCG toàn thân, phải bắt đầu dùng isoniazid hoặc các thuốc chống lao thích hợp khác. Nếu điều trị ngay quá liều cấp BCG bằng liệu pháp chống lao, thì thường các biến chứng sẽ không xảy ra.

Nếu không được điều trị ngay thì liệu pháp thuốc chống lao có thể vẫn có kết quả nhưng có thể xảy ra các biến chứng như viêm hạch tại chỗ, lupus thông thường, áp xe lạnh dưới da, và tổn thương mắt.

Quên liều và xử trí

Đây là loại vắc xin thường được tiêm một liều duy nhất. Bạn có thể cần tiêm vắc-xin xin nhắc lại nếu kết quả kiểm tra lao động trên da của bạn vẫn còn âm tính từ 2 đến 3 tháng sau khi bạn nhận được vắc xin BCG đầu tiên.

Dược Lực Học (Cơ chế tác động)

Vắc xin BCG (BCG: Bacillus Calmette Guerin) là một chế phẩm dạng bột đông khô của chủng trực khuẩn Calmette Guerin giảm độc lực, có nguồn gốc từ trực khuẩn Mycobacterium bovis.

Vắc xin BCG dùng để tạo miễn dịch chủ động đối với bệnh lao. Vì chủng Calmette Guerin của vi khuẩn M. bovis trong vắc xin BCG có đặc tính miễn dịch học tương tự như chủng gây ra bệnh lao ở người là M. tuberculosis, nên tiêm vắc xin BCG kích thích nhiễm M. tuberculosis tự nhiên và thúc đẩy miễn dịch qua trung gian tế bào chống lại bệnh lao.

Ngoài phòng lao, hiện nay vắc xin BCG còn được dùng làm liệu pháp miễn dịch để điều trị ung thư bàng quang. Cơ chế tác dụng chưa được biết đầy đủ, tuy nhiên có thể liên quan đến cả hai tác dụng gây viêm và kích thích đáp ứng miễn dịch.

Dược Động Học

BCG được cho vào trong bàng quang đồng thời với dùng qua da. Đã phát hiện được các vi khuẩn kháng cồn kháng acid trong nước tiểu. Nuôi cấy và nhuộm để phát hiện các vi khuẩn

kháng cồn kháng acid ở các vị trí khác thường cho kết quả âm tính, ngay cả trường hợp nghi ngờ có phản ứng toàn thân (nhiễm BCG lan tỏa). Tuy nhiên, thông bàng quang gây tổn thương hoặc điều trị sau cắt bỏ một khối u lớn hoặc sau khi bị thủng bàng quang có thể gây ra phản ứng toàn thân (nhiễm BCG lan tỏa).

Tương Tác Thuốc

Tương tác với các thuốc khác

Tương tác thuốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ. Nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ danh sách những thuốc và các thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng. Không nên dùng hay tăng giảm liều lượng của thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Có thể dùng đồng thời vắc xin BCG với vắc xin bại liệt và vắc xin viêm gan B.

Người bệnh dùng đồng thời theophylin với tiêm vắc xin BCG bị ức chế tạm thời sự chuyển hóa ở gan (có thể do sản xuất interferon), làm tăng nửa đời và nồng độ theophylin trong huyết thanh, do đó có khả năng nhiễm độc theophylin.

Người đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch (thí dụ corticotropin, corticosteroid, thuốc alkyl hóa, thuốc chống chuyển hóa, liệu pháp tia xạ) có thể bị giảm đáp ứng với vắc xin BCG và tăng sự nhân lên của BCG. Tiêm phòng BCG phải hoãn lại cho tới khi ngừng liệu pháp ức chế miễn dịch.

Thuốc chống lao (thí dụ isoniazid, rifampicin, streptomycin) ức chế sự nhân lên của BCG.

BCG nhạy cảm với nhiều thuốc kháng sinh, liệu pháp kháng sinh có thể làm giảm hiệu quả của BCG.

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem.

ThuốcTương tácHexaminolevulinatevắc-xin BCG có thể làm giảm hiệu quả của Hexaminolevulinate như một tác nhân chẩn đoán.EtanerceptHiệu quả điều trị của vắc-xin BCG có thể giảm khi dùng kết hợp với Etanercept.Peginterferon alfa-2aHiệu quả điều trị của vắc-xin BCG có thể giảm khi dùng kết hợp với Peginterferon alfa-2a.Interferon alfa-n1Hiệu quả điều trị của vắc-xin BCG có thể giảm khi dùng kết hợp với Interferon alfa-n1.Interferon alfa-n3Hiệu quả điều trị của vắc-xin BCG có thể giảm khi dùng kết hợp với Interferon alfa-n3.Peginterferon alfa-2bHiệu quả điều trị của vắc-xin BCG có thể giảm khi dùng kết hợp với Peginterferon alfa-2b.AnakinraHiệu quả điều trị của vắc-xin BCG có thể giảm khi dùng kết hợp với Anakinra.Interferon gamma-1bHiệu quả điều trị của vắc-xin BCG có thể giảm khi dùng kết hợp với Interferon gamma-1b.Interferon Alfa-2a, RecombinantHiệu quả điều trị của vắc-xin BCG có thể giảm khi dùng kết hợp với Interferon Alfa-2a, tái tổ hợp.AldesleukinHiệu quả điều trị của vắc-xin BCG có thể giảm khi dùng kết hợp với Aldesleukin.

Nguồn Tham Khảo

Tên thuốc: Vắc xin BCG

Ngày cập nhật: 29/7/2021

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Tại sao phải tiêm BCG?

Vắc xin BCG phòng ngừa hiệu quả các hình thái lao nguy hiểm, trong đó có lao viêm màng não với độ bảo vệ lên tới 70%. Vắc xin được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất có thể bảo vệ trọn đời, không cần tiêm nhắc lại.

Tiêm vắc xin BCG ở đầu?

Tiêm phòng lao cho trẻ ở đâu? Hiện tại vắc xin tiêm phòng lao (BCG) có trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, tổ chức tiêm miễn phí tại các Trạm y tế xã, phường hoặc các trung tâm y tế huyện, thành phố trong hệ thống Tiêm chủng mở rộng.

vắc xin BCG có từ khi não?

Vắc-xin được phát triển trong khoảng thời gian 13 năm, từ 1908 đến 1921, bởi hai nhà vi khuẩn học người Pháp Albert Calmette và Camille Guérin, người đặt tên cho sản phẩm là Bacillus Calmette-Guérin, hoặc BCG.

vắc xin BCG có tác dụng bảo lâu?

Vaccin BCG được cho là khả năng bảo vệ đến 80% người được chủng ngừa, trong thời gian 15 năm.