Lấy ví dụ về quy luật địa đới và phi địa đới ở Việt Nam

6. CÂU HỎI TỔNG HỢP VỀ MỐI QUAN HỆ QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI, PHI ĐỊA ĐỚI VÀ BIỂU HIỆN CỦA QUY LUẬT NÀY Ở VIỆT NAM


Ví dụ 1: Nếu mối quan hệ giữa hai quy luật phân hóa địa đới và phi địa đới?

Gợi ý

- Khái niệm quy luật địa đới

- Khái niệm quy luật phi địa đới

- Mối quan hệ

- Qui luật địa đới và phi địa đới tác động tới tất cả các thành phần tự nhiên ở mọi nơi 1 cách đồng thời, tương hỗ lẫn nhau. Tuy nhiên 1 qui luật nào đấy vẫn giữ vai trò chủ yếu hơn trong từng trường hợp cụ thể. Vì thế nó chi phối chiều hướng phát triển của thiên nhiên

- Nhân tố địa đới tạo nên bối cảnh cho sự xuất hiện của qui luật phi địa đới

Vd: Sự thay đổi đai cao ở mỗi vòng đai 1 khác – mỗi đới có một tập hợp điển hình các đai cao của nó. Một miền núi càng cao và gần XĐ thì có phổ vành đai càng đầy đủ, cấu trúc càng bị phức tạp và tính chất biến động càng mạnh

- Nhân tố địa đới làm cho sự thay đổi ranh giới vành đai cao khác biệt ở mỗi đới.

Ví dụ: Các đai băng tuyết ở nhiệt đới và ôn đới với độ cao >3000m

- Nhân tố địa đới muốn san bằng hoàn toàn những phân hóa phi địa đới, nhưng không thực hiện được vì nhân tố phi địa đới có tính hoạt động cao, thường xuyên phá hủy cân bằng địa đới

+ Phi địa đới là điều kiện cơ bản phân bố lại nhiệt ẩm, qui định thành phần khoáng hóa của đất, nước, chất hữu cơ, qui định thể hiện qui luật địa đới ở địa phương.

- Có thể thấy không thể coi nhân tố nào là quan trọng hay không quan trọng, nhân tố nào là thứ yếu hay chủ yếu, nhân tố nào là bảo thủ hay tiên bộ.

Ví dụ: dãy núi càng cao -> vành đai càng phong phú bởi xuất hiện các vành đai mới trên cao. Ngược lại, trong quá trình bán bình nguyên hóa ở một miền núi, phổ vành đai bị rút ngắn lại -> tiến tới hòa vào địa đới

Ví dụ 2: Tại sao sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan vừa theo quy luật địa đới vừa theo quy luật phi địa đới?

Gợi ý

- Do các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí vừa chịu tác động của nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời, vừa chịu tác động của nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.

- Sự phân bố theo đới của lượng bức xạ Mặt Trời đã gây ra tính địa đới của nhiều thành phần và cảnh quan địa lí trên Trái Đất [các vòng đai nhiệt, khí áp, đới gió, đới khí hậu, nhóm đất, thảm thực vật]

- Nguồn năng lượng bên trong của Trái Đất đã tạo nên sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao.

+ Sự phân bố đất liền, biển, đại dương làm cho khí hậu ở lục địa phân hóa từ đông sang tây: càng vào trung tâm lục địa tính chất lục địa càng tăng. Ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến làm cho khí hậu khác nhau theo chiều đông – tây. Khí hậu thay đổi kéo theo các thành phần khác cũng thay đổi làm phá vỡ quy luật địa đới.

+ Địa hình núi cao tạo nên sự thay đổi nhiệt ẩm thay đổi theo độ cao: càng lên cao nhiệt độ càng giảm, độ ẩm và lượng mưa cũng thay đổi làm xuất hiện các vành đai theo độ cao.



Ví dụ 3: Tại sao có sự phân hóa đa dạng của các thành phần tự nhiên và cảnh quan trên Trái Đất?

Gợi ý

- Vì: Tất cả các thành phần tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên đều chịu tác động đồng thời của nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời và năng lượng trong lòng Trái Đất.

+ Năng lượng bức xạ MT là nguồn gốc, động lực của các quá trình tự nhiên, chính sự phân bố theo đới của bức xạ MT tạo ra tính địa đới cúa thành phần tự nhiên, thay đổi từ xích đạo về 2 cực

+Năng lượng trong lòng TĐ đã làm phân chia bề mặt TĐ thành lục địa, đại dương, địa hình núi cao làm cho thiên nhiên phân hóa theo qui luật phi địa đới, thay đổi theo kinh độ và độ cao.



Ví dụ 4: Những biểu hiện cơ bản của quy luật địa đới ở nước ta diễn ra như thế nào?

Gợi ý

Biểu hiện cơ bản của quy luật đới đới ở nước ta

- Do hình dáng lãnh thổ nước ta kéo dài trên 150 vĩ tuyến nên quy luật địa đới biểu hiện rõ nét qua nhiều thành phần tự nhiên.

- Chế độ nhiệt:

+ Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ các vùng có vĩ độ thấp lên vùng có vĩ độ cao [dẫn chứng]

+ Biến trình năm của chế độ nhiệt: miền Bắc biến trình nhiệt độ hằng năm có 1 cực đại và 1 cực tiểu [khí hậu mang tính chất cận chí tuyến]; miền Nam biến trình năm của nhiệt độ có 2 cực đại, 2 cực tiểu [khí hậu mang tính chất cận xích đạo].

- Sự phân hóa thành các miền khí hậu theo chiều Bắc – Nam [Dẫn chứng].

- Sự phân hóa của cảnh quan thiên nhiên theo chiều Bắc – Nam.

+ Miền Bắc: thành phần loài thực vật, động vật nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt đới …[dẫn chứng].

+ Miền Nam: cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho rừng cận xích đạo gió mùa [dẫn chứng]

Ví dụ 5: Vì sao có sự phân hóa về mặt địa lí tự nhiên của Trái Đất và của thiên nhiên Việt Nam? Nêu mối quan hệ giữa hai quy luật phân hóa địa đới và phi địa đới.

Gợi ý

1. Giải thích

- Sự phân hóa về mặt địa lí tự nhiên của Trái Đất và của thiên nhiên Việt Nam do sự tác động tương quan của 2 nguồn năng lượng chủ yếu: BXMT [tác nhân ngoại lực] và năng lượng bên trong của Trái Đất [nội lực].

- Bức xạ MT là nguồn gốc và động lực của nhiều hiện tượng và quá trình tự nhiên ở trên bề mặt đất. Sự phân bố theo đới của BXMT đã gây ra sự phân hóa theo đới [quy luật địa đới] của nhiều thành phần và cảnh quan địa lí trên Trái Đất trong đó có thiên nhiên Việt Nam.

- Nguồn năng lượng bên trong của Trái Đất đã tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương, địa hình núi cao. Chính sự khác nhau về vị trí của các bộ phận lục địa so với biển và đại dương, độ cao của địa hình miền núi đã dẫn đến sự phân hóa của tự nhiên theo chiều kinh tuyến và theo đai cao [quy luật phi địa đới].



2. Mối quan hệ giữa quy luật địa đới và phi địa đới

Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới là những quy luật phổ biến của lớp vỏ địa lý. Các quy luật phân hóa này trên thực tế không tác động riêng rẽ, độc lập mà chúng tác động đồng thời, tương hỗ. Tùy theo từng lúc, từng nơi mà quy luật này hay quy luật khác giữ vai trò chủ yếu, chi phối sự hình thành và chiều hướng phát triển của các quá trình tự nhiên trong các địa tổng thể.



Ví dụ 6 : Căn cứ vào kiến thức đã học hãy nêu nguyên nhân dẫn đến sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ và theo đai cao. Nước ta có những loại đất nào theo độ cao? Tại sao?

Gợi ý

1. Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ và theo độ cao:

- Sự phân bố của sinh vật theo vĩ độ phụ thuộc chủ yếu vào khí hậu [chủ yếu là chế độ nhiệt ẩm].

- Do mỗi loài sinh vật thích nghi với một chế độ nhiệt nhất định, đồng thời nước và độ ẩm là hai yếu tố rất quan trọng đối với sinh vật nên sự phân bố của sinh vật chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhiệt ẩm. Đối với đất các yếu tố nhiệt ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất. ngoài ra còn chịu tác động gián tiếp qua sinh vật.

- Do TĐ hình cầu nên từ xích đạo về cực nên cường độ ánh sáng và nhiệt giảm dần, chế độ nhiệt ẩm cũng có sự thay đổi khác nhau kéo theo sự phân bố đất và sinh vật tương ứng.

- Theo độ cao:

+ Nguyên nhân tạo nên các vành đai thổ nhưỡng và sinh vật theo độ cao là sự giảm nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi.

+ Các hướng sườn khác nhau thường nhận được lượng nhiệt ẩm và ánh sáng khác nhau nên ảnh hưởng tới độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật, từ đó ảnh hưởng gián tiếp tới sự hình thành đất.

2. Các loại đất theo độ cao

Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, địa hình núi cao chỉ chiếm 1%. Do vậy, ở những độ cao khác sẽ hình thành các loại đất khác nhau:

- Ở độ cao dưới 600 – 700 m [miền Bắc], dưới 900 – 1000 m [miền Nam] khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa được bảo toàn, quá trình feralit diễn ra mạnh, đất feralit chiếm 1 diện tích lớn [65% diện tích đất tự nhiên].

- Từ độ cao 500 – 600 m đến 1600 – 1700 m nhiệt độ giảm, lượng mưa tăng, quá trình feralit yếu đi, quá trình tích lũy mùn tăng lên hình thành đất mùn vàng đỏ trên núi [đất mùn feralit].

+ Trên 1600 – 1700m, quanh năm thường mây mù, lạnh ẩm, quá trình feralit bị chấm dứt hoàn toàn có đất mùn thô trên núi cao.

PHẦN III: KẾT LUẬN

Một số quy luật của lớp vỏ địa lí là học phần quan trọng và kiến thức tương đối khó của Địa lí tự nhiên đại cương, trong đó mọi thay đổi của các thành phần địa lí và cảnh quan đều chịu sự tác động tương quan của 2 nguồn năng lượng chủ yếu: bức xạ Mặt Trời [tác nhân ngoại lực] và năng lượng bên trong của Trái Đất [nội lực]. Chuyên đề “các quy luật chủ yếu của lớp vỏ địa lí và một số dạng câu hỏi, bài tậptrong ôn thi học sinh giỏi ” giúp HS tổng hợp kiến thức từ các chuyên đề khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thổ nhưỡng quyển, thạch quyển đã học và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt. Đây là chuyên đề có tính kế thừa, nối tiếp và phát triển, nên quá trình dạy học, ôn thi sẽ tiếp tục bổ sung thêm nhiều dạng câu hỏi, bài tập mới.

Chuyên đề đã tổng kết một số nội dung sau:

- Hệ thống hóa các kiến thức chuyên sâu liên quan đến chuyên đề

- Phân dạng bài tập theo từng quy luật, mối quan hệ giữa các quy luật và biểu hiện của quy luật vào thực tiễn thiên nhiên Việt Nam theo kĩ năng và mức độ nhận thức của học sinh với 3 dạng cơ bản: câu hỏi vận dụng lí thuyết, câu hỏi gắn với bản đồ, lược đồ, hình vẽ và kết hợp với các câu hỏi mở rộng nhằm rèn luyện kĩ năng địa lí của học sinh.

Kiến nghị


* Đối với giáo viên

- Giáo viên cần xác lập kiến thức cho học sinh một cách đầy đủ, trình tự và khoa học. Đây là nền tảng để rèn luyện tư duy logic cho học sinh, tích cực giải quyết các mối quan hệ nhân quả để nắm chắc bản chất của hiện tượng.

- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách tư duy tổng hợp, phân tích tác động khi một thành phần tự nhiên thay đổi dẫn đến sự thay đổi các thành phần tự nhiên khác và toàn bộ tổng thể thay đổi.

- Trong phần bài tập, giáo viên cần có liên hệ cụ thể biểu hiện của các quy luật địa lí đến tự nhiên Việt Nam để cho học sinh biết vận dụng kiến thức một cách linh hoạt.

* Đối với học sinh

Trong quá trình học chuyên đề trước hết cần hiểu các khái niệm cơ bản về lớp vỏ địa lí, các quy luật [khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện, ý nghĩa].

So sánh, phân tích được mối quan hệ của các quy luật của lớp vỏ địa lí. Biết vận dụng kiến thức để lí giải các vấn đề thực tiễn một cách linh hoạt. Đặc biệt khi hiểu sâu sắc về các quy luật, mối quan hệ của các quy luật của lớp vỏ địa lí HS có ý thức, trách nhiệm và tác động vào tự nhiên một cách phù hợp với quy luật để nhằm giảm thiểu những biến đổi của khí hậu toàn cầu hiện nay.

Trên đây là một số kiến thức chuyên sâu và các dạng bài tập chuyên đề “Một số quy luật chủ yếu của lớp vỏ địa lí và các dạng câu hỏi, bài tập trong ôn thi học sinh giỏi” mà tôi đã soạn thảo và giảng dạy phục vụ cho dạy chuyên đề và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí. Trong thời gian có hạn, bài viết còn chưa được hoàn thiện nên tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp.



Xin trân trọng cảm ơn!



Каталог: upload -> 55336 -> 20181025
55336 -> Phiếu mô TẢ HỒ SƠ DẠy học của nhóm giáo viêN
55336 -> Một số ĐIỂm cần lưU Ý khi dạy lập trình pascal
55336 -> PhầN: CẤu trúc và chức năng của tế BÀo nhân thựC
55336 -> Tuyên truyền luật giao thông đƯỜng bộ Nguyễn Hữu Danh – Trường thpt nguyễn Trung Thiên
55336 -> Câu : Để may một cái áo a may hết giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may cái áo là giờ. Vậy a bán chiếc áo giá cả tương ứng với mấy giờ ?
55336 -> Sở gd-đt hà TĨnh đỀ thi thử ĐẠi học lầN 2 NĂm họC 2015-2016
55336 -> Chủ ĐỀ: CÔng và CÔng suất I. Giới thiệu: Khởi động: Trò chơi “đuổi hình bắt chữ”
20181025 -> ChuyêN ĐỀ DẠy họC: TÌnh hình kinh tế- xã HỘi phong kiến việt nam. Gv: Nguyễn Thị Kim Anh I. MỤC ĐÍch yêu cầU: Kiến thức
20181025 -> TrưỜng thpt nguyễn trung thiên tổ gdcd chuyêN ĐỀ DẠy họC: DẠy học môn giáo dục công dân theo hưỚng tích hợp chủ ĐỀ


tải về 1.83 Mb.


Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Video liên quan

Chủ Đề