Lấy vài ví dụ về biện pháp đấu tranh sinh học

Đấu tranh sinh học là việc sử dụng các thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại), gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại nhằm hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại.[1][2]

Ở từng địa phương đều có những thiên địch gần gũi với con người như: mèo diệt chuột, gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) để tiêu diệt các loài sâu bọ, cua, ốc mang vật chủ trung gian. Chẳng hạn như: cá đuôi cờ, thằn lằn, cóc, sáo, cú ăn bọ gậy và ăn ấu trùng sâu bọ hoặc rắn sọc dưa, cắt, mèo rừng ăn chuột gây hại cho lúa. Ngoài ra, còn có các thiên địch đẻ trứng ký sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại, sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh động vật gây hại.

Sử dụng thiên địch đẻ trứng ký sinh vào sinh vật gây hại hoặc trứng của sâu hại

Cây xương rồng được nhập vào nhiều nước để làm bờ rào và thuốc nhuộm. Khi cây xương rồng phát triển quá mạnh, người ta đã sử dụng một loài bướm đêm từ Argentina. Bướm đêm đẻ trứng lên cây xương rồng, ấu trùng nở ra, ăn cây xương rồng.

Mặt khác, ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám (trứng sâu hại ngô). Ấu trùng nở ra, đục và ăn trứng sâu xám.

Sử dụng vi khuẩn gây hại truyền cho sinh vật gây hại

Vào 1859, người ta nhập 12 đôi thỏ vào Úc. Đến 1900, số thỏ này lên đến vài trăm triệu con và trở thành động vật có hại. Người ta đã dùng vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ. Sau 10 năm chỉ với 1% số thỏ sống sót được miễn dịch, đã phát triển mạnh. Khi đó người ta đã phải dùng vi khuẩn Calixi thì thảm họa về thỏ mới cơ bản được giải quyết.

Gây vô sinh diệt động vật gây hại

Ở miền Nam nước Mỹ, để diệt loài ruồi gây viêm loét ở da ở bò, người ta đã làm tuyệt sản ruồi đực. Ruồi cái không sinh đẻ được.

Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thể hiện nhiều ưu điểm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột. Những loại thuốc này gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rau, quả, ảnh hưởng xấu tới sinh vật có ích và sức khỏe con người, gây hiện tượng quen thuốc, giá thành còn cao.[1][2]

Hạn chế

Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém.

Ví dụ: kiến vống được sử dụng để diệt sâu hại lá cam, sẽ không sống được ở những địa phương có mùa đông quá lạnh. Thiên địch không diệt hết được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Vì thiên địch thường có số lượng ít và sức sinh sản thấp, chỉ bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vật gây hại được miễn dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển.

Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.

Ví dụ: Để diệt loài cây cảnh Lantana có hại ở quần đảo Hawaii, người ta đã nhập 8 loài sâu bọ là thiên địch của loài cây cảnh này. Khi cây cảnh bị tiêu diệt, đã làm giảm số lượng chim sáo chuyên ăn cây cảnh, nên làm tăng số lượng sâu hại ruộng mía vốn là mồi của chim sáo. Kết quả là diệt được một loài cây cảnh có hại song sản lượng mía đã bị giảm sút nghiêm trọng.

Đối với nông nghiệp, chim sẻ vào đầu xuân, thu và đông, ăn lúa, thậm chí ở nhiều vùng còn ăn cả mạ mới gieo. Vậy chim sẻ là chim có hại. Về mùa sinh sản, cuối xuân đầu hè, chim sẻ ăn nhiều sâu bọ có hại cho nông nghiêp. Vậy là chim sẻ có ích..

Qua thực tế, có một giai đoạn Trung Quốc tiêu diệt chim sẻ (vì cho rằng chim sẻ có hại), nên đã bị mất mùa liên tiếp trong một số năm. Thực tế đó đã chứng minh chim sẻ là chim có ích cho nông nghiệp.[2][3]

  • Kiến thức cần nhớ: Biện pháp đấu tranh sinh học bao gồm cách sử dụng những thiên địch, gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh cho động vật gây hại, nhằm hạn chế tác động của sinh vật gây hại, sử dụng đấu tranh sinh học có nhiều ưu điểm hơn so với thuốc trừ sâu.Tuy nhiên đấu tranh sinh học cũng có những hạn chế cần khắc phục.

  1. ^ a b http://www2.hcmuaf.edu.vn/data/pvhien/Dau%20trang%20sinh%20hoc.pdf
  2. ^ a b c “#019: Thế nào là biện pháp đấu tranh Sinh Học | Ưu nhược điểm của nó | Tri Thức Quanh Ta (TTQT)!”. Youtube. Truy cập 20 tháng 6 năm 2020.
  3. ^ Sinh học 7 . Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. tr. 192.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Đấu_tranh_sinh_học&oldid=68572534”

Các biện pháp đấu tranh sinh học đang được sử dụng phổ biến để hạn chế các loài sinh vật có hại. Vậy những biện pháp đấu tranh sinh học nào đang được sử dụng phổ biến hiện nay? Khái niệm biện pháp đấu tranh sinh học là gì? Ưu nhược điểm của chúng ra sao? Hãy cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu những các câu hỏi trên qua bài viết dưới đây nhé!

Biện pháp đấu tranh sinh học là gì? Những biện pháp đấu tranh sinh học được sử dụng hiện nay

Biện pháp đấu tranh sinh học được hiểu là các biện pháp sử dụng sinh vật hay các sản phẩm của chúng để ngăn chặn hoặc giảm bớt các thiệt hại do sinh vật có hại gây ra.

Có 3 biện pháp đấu tranh sinh học được sử dụng rộng rãi gồm:

  • Sử dụng thiên địch tiêu diệt các loài sinh vật có hại hoặc sử dụng thiên địch để đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của chúng.
  • Sử dụng vi khuẩn để gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.
  • Gây vô sinh để diệt động vật gây hại.

Những biện pháp đấu tranh sinh học và các ví dụ

Sử dụng thiên địch

  • Sử dụng thiên địch để tiêu diệt những loài động vật gây hại

Đây là phương pháp chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống thường ngày. Ví dụ như mèo bắt chuột, gà, vịt… tiêu diệt sâu bọ hay cá ăn bọ gậy và ấu trùng sâu bọ.

  • Sử dụng thiên địch để đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của chúng

Ví dụ: ở cây xương rồng khi phát triển quá nhiều, người ta sẽ các loài bướm đêm đẻ trứng, ấu trùng từ trứng nở ra sẽ ăn cây xương rồng. Qua đó hạn chế tình trạng cây xương rồng phát triển quá nhiều.

Sử dụng vi khuẩn để gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại

Với cách làm này, các nhà khoa học sẽ sử dụng các loài sinh vật riêng biệt để gây bệnh cho sinh vật cần tiêu diệt nhưng không làm ảnh hưởng tới môi trường.

Ví dụ: khi số lượng thỏ tăng quá nhiều và không thể kiểm soát, người ta sẽ sử dụng vi khuẩn Myoma và Calixi để gây bệnh cho thỏ. Qua đó giúp giảm số lượng thỏ.

Gây vô sinh để diệt động vật gây hại

Đây là một phương pháp phức tạp hơn so với 2 cách làm trên nhưng đem lại hiệu quả cao và an toàn hơn.

Ví dụ: Để diệt loài ruồi gây nở loét ở da bò, người ta đã gây vô sinh ở ruồi đực để ruồi cái không thể đẻ được. Qua đó giúp giảm số lượng ruồi gây nở loét.

Chắc hẳn đến đây, chúng ta đã có thể trả lời câu hỏi: có những biện pháp đấu tranh sinh học nào? Cho ví dụ rồi phải không nào?

Ưu và nhược điểm của những biện pháp đấu tranh sinh học

Các biện pháp đấu tranh sinh học lớp 7 đã được học. Vậy những biện pháp này có ưu điểm gì? Hãy cùng DINHNGHIA.VN nêu ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học cho ví dụ kẻ bảng nhé.

Ưu điểm

Các biện pháp đấu tranh sinh học trong nông nghiệp được sử dụng rất nhiều để bảo vệ mùa màng và tiêu diệt các loài sinh vật có hại. Đồng thời, các biện pháp này giúp hạn chế ô nhiễm môi trường và ô nhiễm thực phẩm do những loài sinh vật có hại gây nên.

Bên cạnh đó, các biện pháp đấu tranh sinh học còn giúp giảm thiếu hạn chế của các sinh vật có hại tới các sinh vật có ích và đặc biệt là tới sức khỏe con người. Đây còn là những phương pháp giúp hạn chế sự nhờn thuốc của các sinh vật gây hại và ít tốn kém.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, các biện pháp này cũng có một số nhược điểm sau:

  • Chỉ phát huy tác dụng và đem lại hiệu quả ở những nơi khí hậu ổn định.

Những loài thiên địch không quen với khí hậu sẽ phát triển kém hơn và không đem lại hiệu quả như mong muốn. Ví dụ như kiến vống – một loài thiên địch để tiêu diệt bọ hại cam không thể sống ở những môi trường quá lạnh.

  • Thiên địch chỉ giải quyết được tạm thời, không thể tiêu diệt triệt để được sinh vạt có hại.
  • Tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại là điều kiện để loài sinh vật khác có cơ hội sinh sôi và phát triển.
  • Một số loài thiên địch vừa có lợi lại vừa có hại.

Bảng ví dụ về thiên địch và sinh vật gây hại

Thiên địch

Sinh vật gây hại

  • Gia cầm [gà, vịt, ngan,…]
  • Cá cờ
  • Mèo
  • Chim sẻ, thằn lằn…
  • Ong mắt đỏ
  • Sâu bọ, cua, ốc mang vật chủ trung gian gây bệnh
  • Ấu trùng sâu bọ
  • Chuột
  • Sâu bọ
  • Trứng sâu xám

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về những biện pháp đấu tranh sinh học. Hy vọng qua bài viết trên đây, chúng ta đã có thể tự trả lời cho mình những câu hỏi: thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học kể tên các biện pháp đấu tranh sinh học cho ví dụ? Hay hãy nêu những biện pháp đấu tranh sinh học và ví dụ về biện pháp sinh học. Đây là những biện pháp vô cùng quen thuộc và quan trọng với đời sống, vì thế chúng ta cần hiểu thật kĩ và nắm rõ phần kiến thức thú vị về những biện pháp đấu tranh sinh học nhé!

Please follow and like us:

Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học

Câu 1: Trang 195 - sgk Sinh học 7 Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học

Bài làm:

  • Sử dụng thiên địch
    • Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại
    • Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại
  • Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại
  • Gây vô sinh diệt sinh vật gây hại

- Những biện pháp đấu tranh sinh học gồm:

+ Sử dụng các thiên địch [sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại].

+ Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.

+ Gây vô sinh diệt động vật gây hại.

- Mục đích: hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại.

@65061@@65062@

2. Biện pháp đấu tranh sinh học

a. Sử dụng thiên địch

* Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại.

- Ở mỗi địa phương có rất nhiều thiên địch gần gũi với con người ví dụ: con mèo diệt chuột, gia cầm diệt các lọai sâu bọ, …

Mèo bắt chuộtGia cầm tiêu diệt ốc, cua mang vật chủ trung gian gây bệnh
 

- Một số thiên địch thường gặp:

Cá đuôi cờ tiêu diệt bọ gậy
 Thiên địch tiêu diệt chuột
 

- Một số thiên địch khác: bọ rùa, nhện lưới, nhện chân dài, ong vàng kí sinh sâu đục thân, …

* Sử dụng những thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại.

- Ví dụ:

+ Cây xương rồng khi phát triển quá mạnh, sử dụng thiên địch là một loài bướm đêm đẻ trứng lên cây xương rồng \[\rightarrow\] ​ấu trùng nở ra ăn cây xương rồng.

  + Ong mắt đỏ​ đẻ trứng lên trứng sâu xám [trứng sâu hại ngô] \[\rightarrow\]​ấu trùng nở ra​ \[\rightarrow\] đục và ăn trứng của sâu xám \[\rightarrow\] tiêu diệt được sâu xám từ khi còn là trứng. 

 - Biện pháp này tiêu diệt sâu hại gây bệnh từ giai đoạn trứng và tiêu diệt các sinh vật gây hại khác bằng cách ăn các sinh vật gây hại hoặc là trứng của sâu hại.

b. Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại

- Ví dụ:

+ Năm 1859, người ta nhập 12 đôi thỏ vào Oxtraylia.

+ Đến năm 1900, số lượng thỏ lên tới vài trăm triệu con và trở thành động vật có hại.

+ Để tiêu diệt và giảm bớt số lượng loài thỏ này người ta đã sử dụng vi khuẩn Myoma để gây bệnh cho thỏ.

+ Sau 10 năm thì có 1% số thỏ miễn dịch được với vi khuẩn gây bệnh lại phát triển mạnh và gây hại. Khi đó, người ta phải sử dụng vi khuẩn Calixi thì thảm họa về thỏ mới được giải quyết.

c. Gây vô sinh diệt động vật gây hại

- Ví dụ: ở miền Nam nước Mĩ, để diệt loài ruồi gây loét da ở bò, người ta đã làm tuyệt sản ruồi đực \[\rightarrow\] ruồi cái không đẻ được.

Các biện pháp đấu tranh sinh học

Các biện pháp đấu tranh sinh học

Tên sinh vật gây hại

Tên thiên địch

Sử dụng thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật gây hại

- Sâu bọ, cua, ốc mang vật chủ trung gian gây bệnh

- Ấu trùng sâu bọ

- Sâu bọ

- Chuột

- Gia cầm

- Cá cờ

- Cóc, chim sẻ, thằn lằn, sáo

- Mèo, rắn sọc dưa, diều hâu, cú vọ, mèo rừng

Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng sâu hại

- Trứng sâu xám

- Xương rồng

- Ong mắt đỏ

- Loài bướm đêm

Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại

- Thỏ

Vi khuẩn Myoma và Calixi

@65066@@65067@

a. Ưu điểm

- Tiêu diệt sinh vật gây hại.

- Hạn chế ô nhiễm môi trường, ô nhiễm thực phẩm [rau, …].

- Hạn chế ánh hưởng xấu đến các sinh vật có ích và sức khỏe của con người.

- Hạn chế sự nhờn thuốc của sinh vật gây hại, ít tốn kém.

b. Nhược điểm

- Chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định.

Ví dụ: kiến vống tiêu diệt sâu bọ hại cam không thể sống ở nơi có mùa đông quá lạnh.

- Thiên địch không triệt để diệt được vi sinh vật gây hại vì thiên địch thường có số lượng và sức sinh sản thấp nên chỉ bắt được con mồi yếu hoặc bị chết.

- Tiêu diệt loài sinh vật gây hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật gây hại khác phát triển.

- Một loài thiên địch vừa có lợi vứa có hại.

Ví dụ

+ Chim sẻ vào đầu xuân, thu và đông ăn lúa, thậm chí ở nhiều vùng còn ăn mạ mới gieo [có hại].

+ Chim sẻ vào mùa sinh sản cuối xuân, đầu hè ăn sâu bọ có hại cho nông nghiệp [có ích].

@65070@

Video liên quan