Làng là văn học trung đại hay hiện đại

Văn học trung đại Việt Nam trải qua 10 thế kỷ [Từ thế kỷ 10 – thế kỷ 19] với rất nhiều tác giả nổi tiếng và quen thuộc như: Bà huyện Thanh Quan, Lê Thánh Tông, Chu Văn An, Nguyễn Khuyến,… ảnh hưởng lớn đến nền văn học nước nhà. Cùng Sách Văn Học điểm qua 100 tác giả nổi bật trong nền Văn học trung đại Việt Nam. 

  1. ĐỒNG KIÊN CƯƠNG [7.5.1284 – 3.3.1330]: Đạo hiệu là Pháp Loa, thiền sư, nhà thơ, quê châu Nam Sách, lộ Lạng Giang, nay là huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là ông Tổ thứ hai dòng Thiền Trúc Lâm. Ông biên soạn và chú giải nhiều tác phẩm Phật học như Tham thiền chỉ yếu; Phát nguyện văn; Thượng sĩ ngữ lục; Thạch thất mị ngữ; hiện còn lại hai bài thơ Nhập tục luyến thanh và Thị đệ tử.
  2. NGUYỄN MIÊN TRINH [03.02.1820 –  18.11.1897]: Nhà thơ, con thứ 11 của vua Minh Mạng, tước Tuy Lý vương. Tác phẩm chính: Vỹ Dã hợp tập; Nữ phạm diễn nghĩa từ . Ông cùng Miên Thẩm tổ chức Tùng Vân thi xã.
  3. NGUYỄN MIÊN THẨM [11.12.1819 –  30.3.1870]: Nhà thơ, quê kinh đô Huế, con thứ 10 vua Minh Mạng, tước Tùng Thiện Vương. Tác phẩm: Thương Sơn thi tập; Thương Sơn từ tập; Thương Sơn thi thoại; Thương Sơn văn di; Thương Sơn ngoại tập; Nạp bị văn tập; Học giá chí; Thức cốc thiên; Nam cầm phổ; Lịch đại thi nhân tiểu sử; Nữ phạm diễn nghĩa từ v.v.
  4. TRẦN ANH TÔNG [25.10.1276 – 21.4.1320]: Tên thật Trần Thuyên, là nhà vua thứ tư của nhà Trần 21 năm [1293-1314] và làm Thái thượng hoàng 6 năm. Tác phẩm: Thuỷ vân tuỳ bút ngự tập; Hiệu đính công văn cách thức; Pháp sự tân văn; 5 bài thơ chép trong Trần triều thế phả hành trạng; 12 bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục; Dược thạch châm.

    Hình vẽ Trần Anh Tông trong tác phẩm Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ.

  5. TRÍ BẢO THIỀN SƯ [? – 19.5.1190]: Họ Nguyễn, không rõ tên, là cậu ruột danh nhân Tô Hiến Thành, người Ô Diên, đất Vĩnh Khang, nay thuộc huyện Đan Phượng, Hà Nội, ông ngộ đạo, giảng kinh sách cho nhiều đệ tử. Tác phẩm còn lại: Bài kệ về tri thức, in trong tập Thiền uyển tập anh ngữ lục
  6. PHAN HUY CHÚ [1782 – 28.5 – 1840]: Nhà thơ, nhà sử học Việt Nam. Công trình nổi tiếng nhất của ông là Lịch triều hiến chương loại chí gồm 49 quyển chia làm 10 chí như Dư địa chí, Hình luật chí, Văn học chí…, có thể coi như bộ Bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam. Ngoài ra, ông còn có Hoàng Việt địa dư chí và các tập thơ văn là Hoa thiều ngâm lục; Dương trình kí kiến.
  7. NGUYỄN MIÊN BỬU [30.5.1820 – 08.3.1854]: Nhà thơ, con thứ 12 vua Minh Mạng, tước Tương An Quận vương. Cùng với 2 anh Miên Thẩm, Miên Trinh lập Tùng Vân thi xã. Các tác phẩm chính: Khiêm Trai thi tập [14 quyển]; Khiêm Trai văn tập [2 quyển], ông còn viết nhiều thơ Nôm nhưng thất lạc hầu hết.
  8. PHAN VĂN TRỊ [1830 – 22.6.1910]: Nhà thơ, chí sĩ, quê huyện Bảo An, tỉnh Gia Định, nay thuộc huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Đậu Cử nhân nhưng không chịu ra làm quan, mà mở trường dạy học. Tác phẩm: Thơ tự thuật [Nôm], và còn gần 100 bài thơ khác như Con mèo; Cái cối xay; Hột lúa; Con rận, nổi tiếng với chùm họa lại 10 bài thơ của Tôn Thọ Tường.
  9. HOÀNG KẾ VIÊM [21.7.1820 [Âl.] – 1909]: Còn có tên là Hoàng Tá Viêm, tự Nhật Trường, hiệu Tùng An, nhà văn, danh thần triều Nguyễn, quê phủ [nay là huyện] Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ông làm quan đến chức Thượng thư bộ Công, Thái tử Thiếu bảo sung đại thần viện Cơ mật. Tác phẩm: Phê thi trần hoàn; Tiên công sự tích biệt lục; Khôn y lục; Bát tiên công gia huấn từ; Chi chi thi thảo; Vân vân văn tập; An phụ trấn lược. đến chức Thượng thư bộ Công, Thái tử Thiếu bảo sung đại thần viện Cơ mật. Tác phẩm: Phê thi trần hoàn; Tiên công sự tích biệt lục; Khôn y lục; Bát tiên công gia huấn từ; Chi chi thi thảo; Vân vân văn tập; An phụ trấn lược.
  10. LÝ THÁI TÔNG [29.7.1000 – 1054]: Tên thực là Lý Phật Mã, sau đổi là Lý Đức Chính, con Thái Tổ Lý Công Uẩn, nối ngôi 27 năm, miếu hiệu là Thái Tông. Ông là vị hoàng đế sáng suốt, tinh thông Phật học. Tác phẩm còn lại: Hình thư [sử, 3 quyển], một bài kệ chép trong Thiền uyển tập anh ngữ lục.
  11. HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG [1226? – 03.9 [20.8 âl].1300]: Tên thật là Trần Quốc Tuấn, danh tướng trong lịch sử Việt Nam, nhà văn chính luận với áng Hịch tướng sĩ bất hủ, quê ở phủ Thiên Trường [nay là tỉnh Nam Định. Ông cũng là tác giả bộ Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư [đã thất lạc].

    Hưng Đạo đại vương. Ảnh: Tri thức VN

  12. TRẦN MẠNH [04.9.1300 – 10.3.1357]: Nhà thơ, vua thứ 5 nhà Trần, miếu hiệu là Minh Tông, sinh tại Thăng Long, quê phủ Thiên Trường, Nam Định. Ông ở ngôi 15 năm, làm Thái thượng hoàng 28 năm. Tác phẩm: Minh Tông thi tập, bị thất lạc nhiều, nay chỉ còn lại khoảng 25 bài, được chép trong Việt âm thi tập.
  13. TRẦN TẾ XƯƠNG [10.8.1870 – 29.01.1907]: Tên khai sinh là Trần Duy Uyên, sau đổi thành Trần Cao Xương, rồi Trần Tế Xương, nhà thơ trào phúng xuất sắc, nổi tiếng với tên gọi Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Thơ ông in rải rác trên các báo, sau này được tập hợp trong Thơ Trần Tế Xương.
  14. NGUYỄN DU [03.01.1766-[1765?]   [16?]18.9.1820]: Nhà thơ. Năm 1965, ông được UNESCO tôn vinh là Danh nhân Văn hóa thế giới. Tác phẩm chữ Nôm và chữ Hán Truyện Kiều; Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu; Văn tế thập loại chúng sinh; Thanh Hiên thi tập; Bắc hành tạp lục….
  15. TRẦN THÁNH TÔNG [25.9.1240 – ?.6.1290]: Tên thật là Trần Hoảng, làm vua 21 năm, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông. Tác phẩm: Cơ cừu lục; Di hậu lục; Hoàng tông ngọc điệp; Trần Thánh – tông thi tập.
  16. CHÂN KHÔNG THIỀN SƯ [? – 05.10.1100]: Tên thật là Vương Hải Thiềm, quê làng Phù Đổng huyện Tiên Du, Bắc Ninh, nay thuộc Hà Nội. Ông làu thông sử sách, nghiên cứu đạo Phật một cách uyên thâm, giảng kinh Pháp hoa trong cung vua Lý Nhân Tông. Tác phẩm còn lại: một bài kệ Diệu bản.
  17. TRẦN HOẢNG [13.10.1240 – 03.6.1290]: Nhà thơ, vua thứ hai triều Trần, quê phủ Thỉên Trường nay thuộc huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Ông có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai và thứ ba. Tác phẩm: Di hậu lục; Cơ cầu lục; Thiền tông liễu ngộ ca; Phóng ngưu; Chỉ giá minh. Đáng chú ý nhất là bài Hạnh Thiên Trường hành cung.
  18. NGÔ THÌ SĨ [15.7.1726 – 22.10.1780]: Nhà thơ, nhà sử học, tự Thế Lộc, hiệu Ngọ Phong, quê huyện Thanh Oai nay thuộc Thanh Trì, Hà Nội. Ông là cha của Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Chí, Ngô Thì Trí, Ngô Thì Hương đều là những danh sĩ, nhà thơ, nhà văn. Tác phẩm: Việt sử tiêu án; Anh ngôn thi tập; Quan lan thi tập; Thanh động tập; Khuê ai lục; Cách tệ sách…
  19. MẠC THIÊN TÍCH [19.4.1706 – 01.11.1780]: Nhà thơ, đại quan thời chúa Nguyễn, tước Tông Đức hầu. Là người học rộng, có tài văn thơ, ông đã lập thi xã Chiêu Anh các. Tác phẩm: Hà Tiên thập vịnh; Thụ Đức hiên tứ cảnh; Hà Tiên quốc âm thập vịnh; Lư Khê nhàn điếu.
  20. LÊ HỮU TRÁC [12.11.1720[*] – 1791]: Còn có tên là Lê Hữu Huân, hiệu Hải Thượng Lãn Ông, danh Nho và danh y, quê ở Đường Hào, tỉnh Hải Dương [nay là huyện Yên Mỹ, Hưng Yên], nhưng phần lớn cuộc đời sống ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Ông đã xây dựng được một nền y học dân tộc toàn diện về lý luận, phương pháp điều trị, cách dùng dược vật Việt Nam. Tác phẩm: Thượng kinh ký sự; Y lý thâu nhàn; Hải Thượng y tông tâm lĩnh; Y hải câu nguyên…

    Lê Hữu Trác. Ảnh: VTC News

  21. ĐẶNG XUÂN BẢNG [18.7.1828 – 07.12.1910]: Nhà văn, dịch giả, nhà sử học, quê phủ Xuân Trường, nay là huyện Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định. Ông có khối lượng trước tác khá lớn: về sử học: Sử học di khảo; Việt sử cương mục tiết yếu,… về văn học: Tuyên Quang tỉnh phú; Nam Phương danh vật dị khảo; Như Tuyên thi tập; Thiện Đình Khiêm Trai văn tập…
  22. PHẠM QUÝ THÍCH [25.12.1760 – 16.5.1825]: Tự Dữ Đạo, hiệu Lập Trai, biệt hiệu Thảo Đường Cư sĩ, nhà thơ, nhà giáo, danh sĩ cuối đời Hậu Lê đầu đời Nguyễn. Quê huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, nay thuộc tỉnh Hải Dương, có làm quan một thời gian, tước Thích An hầu. Tác phẩm: Thảo Đường thi nguyên tập; LậpTrai văn tập; Thiên Nam long thủ liệt truyện; Chu dịch vấn đáp toát yếu…
  23. CHU VĂN AN [25.8.1292 – 12.1370]: Nhà văn, nhà giáo dục Việt Nam thời Trần, nổi tiếng cương trực, tiết tháo, thể hiện rõ nhất trong Thất trảm sớ. Các tác phẩm khác: Tiều ẩn thi tập; Tiều ẩn quốc ngữ thi tập; Tứ thư thuyết ước; Giang đình tác; Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính; Thứ vận tặng Thủy Vân đạo nhân; Xuân đán…
  24. ĐỖ PHÁP THUẬN [915 – 990]: Thiền sư và nhà thơ, chưa rõ quê quán. Ông có kiến thức uyên bác và tài văn thơ, đã tích cực khuông phò triều Tiền Lê nên được phong Pháp sư. Bài Quốc tộ [Vận nước] của ông là bài thơ sớm nhất mở đầu cho văn học viết Việt Nam thời kì tự chủ. Chiếu dời đô [1010: 1000 năm ra đời]: Văn bản chiếu chỉ do vua Lý Thái Tổ tự tay viết và ban hành để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư ra thành Đại La [Hà Nội ngày nay]. Bài văn 214 chữ nổi tiếng bởi ý nghĩa và tác dụng đặc biệt của nó.
  25. NGUYỄN NGUYÊN ỨC [1080 – 07.6.1151]: Nhà văn, thiền sư, pháp danh Viên Thông, người hương Cổ Hiền nay thuộc tỉnh Bắc Ninh, sau chuyển về thành Thăng Long. Ông là người tài giỏi, được vua nhà Lý phong đến chức Hộ quốc sư. Tương truyền, ông có hơn 1000 bài thơ phú, tập hợp trong Viên Thông thi tập, nhưng hầu hết bị thất truyền.
  26. TÍN HỌC THIỀN SƯ [? – 1190]: Họ Tô, không rõ tên, Tín Học là pháp hiệu, người làng Chu Minh, phủ Thiên Đức; trụ trì chùa Quang Đính trên núi Không Lộ [Sơn Tây], nay thuộc Hà Nội. Tác phẩm còn lại: Bài kệ Sơn lâm hổ báo, chép trong tập Thiền uyển tập anh ngữ lục.
  27. TRẦN TUNG [1230 – 1291]: Còn gọi là Tuệ Trung Thượng sĩ, nhà thiền học, nhà thơ, con cả Trần Liễu, anh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, có công lớn trong cả ba cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Ông được phong tước Hưng Ninh vương. Thơ ông viết bằng tiếng Hán, được tập hợp lại trong Thượng Sĩ ngữ lục.
  28. LÊ VĂN HƯU [1230 – 09.4.1322]: Sử gia, nhà văn, danh sĩ đời Trần Thái Tông, quê Đông Sơn, trấn Thanh Hoá, nay là huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Ông đỗ Bảng nhãn năm 1247, làm quan đến chức Thượng thư bộ Binh, tước Nhân Uyên hầu. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông: Đại Việt sử ký.
  29. PHẠM NGŨ LÃO [1255 – 1320]: Nhà thơ, danh tướng thời Trần, văn võ toàn tài, quê huyện Đường Hào [sau gọi Mỹ Hào], nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Tác phẩm có Thuật hoài [Tỏ lòng, chép trong Toàn Việt thi lục]; Khóc Hưng Đạo vương [chép trong Thần tích xã Phù Ủng].
  30. ĐỖ KHẮC CHUNG [1247 – 1330]: Còn gọi là Trần Khắc Chung, nhà thơ, danh thần đời Trần, quê ở Giáp Sơn, nay là huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, được ban họ vua, làm tới chức Thiếu sư. Tác phẩm: 2 bài thơ Vịnh cúc I và II.
  31. ĐOÀN NHỮ HÀI [1280 – 1335]: Nhà văn, danh thần đời Trần, quê huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương, làm quan đến Hành khiển Khu mật viện, khi mất được truy phong Thượng đẳng Phúc thần. Tác phẩm còn lại: Nghĩ Anh Tông Hoàng đế tạ Thượng hoàng biểu.
  32. TRẦN MINH TÔNG [1300 – 1357]: Tên thật là Trần Mạnh, làm vua 15 năm [1314 – 1329]. Tác phẩm: một số thơ [văn, sử] trong Trần triều thế phả hành trạng; Trần Minh-tông thi tập [chép trong Toàn Việt thi lục].
  33. NGUYỄN TRUNG NGẠN [1289[1] – 1370]: Tự là Bang Trực, hiệu Giới Hiên, làm quan đến chức Đại học sĩ Trụ quốc Khai huyện bá, tước Thân Quốc công… Tác phẩm: Giới Hiên thi tập; Hình luật thư; Hoàng triều đại điển; Ma nhai kỹ công bi.
  34. TRẦN NGHỆ TÔNG [1320[2] – 1394]: Tên thật là Trần Phủ, con thứ ba vua Trần Minh Tông, sau loạn Dương Nhật Lễ lên làm vua ba năm rồi nhường ngôi cho em. Tác phẩm: Bảo hoà điện dư bút; Trần Nghệ Tông thi tập [chép trong Toàn Việt thi tập].
  35. TRẦN NGUYÊN ĐÁN [1325 – 1390]: Nhà chính trị, nhà thơ, là chắt Thái sư Trần Quang Khải và là ông ngoại Nguyễn Trãi, làm quan đến chức Tư đồ, tước Chương Túc Quốc thượng hầu, quê phủ Thiên Trường, nay thuộc tỉnh Nam Định. Tác phẩm: Băng Hồ ngọc hác tập; Bách thế thông kỉ.
  36. NGUYỄN BÁ TĨNH [1330 -?]: Pháp hiệu Tuệ Tĩnh, nhà thơ, danh y đời Trần, quê huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ông đỗ Hoàng giáp nhưng không ra làm quan mà đi tu.Ông được cử đi sứ Trung Quốc, vua Minh phong ông hiệu Đại y thiền sư. Tác phẩm: Hồng nghĩa giác tư y thư; Nam dược thần hiệu; Thiền tông khoá hư lục.
  37. THÁI THUẬN [1440 – ?]: Tự là Nghĩa Hoà, hiệu Lục Khê, biệt hiệu Lã Đường, quê huyện Siêu Loại, nay là Thuận Thành, Bắc Giang. Ông được Lê Thánh Tông ban cho là Tao Đàn Phó Nguyên soái. Tác phẩm: Lã Đường thi cảo [gồm 4 quyển] và còn có 157 bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục.
  38. NGUYỄN NHÂN PHÙNG [1450 – ?]: Còn có tên là Nguyễn Trọng Ý, người huyện Võ Giàng tỉnh Bắc Ninh, nhà thơ, có chân trong hội Tao Đàn, được Lê Thánh Tông cho đổi quốc tính thành Lê Trọng Ý, làm quan tới chức Lễ bộ Tả thị lang. Tác phẩm: Vịnh Tiêu Tương bát cảnh phú [quốc âm]; 19 bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục.
  39. NGUYỄN HỮU NGHIÊM [1480 – ?]: Nhà văn, nhà chính trị, quê huyện Đông Ngàn, này là Tiên Sơn, Bắc Ninh, đỗ Thám hoa năm 1508, làm quan triều Lê đến chức Thượng thư Chưởng Hàn lâm viện, bị Mạc Đăng Dung giết. Tác phẩm: Bằng trình học hành.
  40. PHẠM THIỆU [1510 – ?]: Nhà văn, nhà chính trị, quê huyện Quế Dương, tỉnh Bắc Ninh, đỗ Hoàng giáp năm 1553, từng đi sứ Trung Quốc, làm quan đến chức Công bộ Thượng thư, tước Châu Khê hầu.Tác phẩm: Thi văn tấp yếu.
  41. LÊ VĂN HƯU [1230 – 23.03.1322]: Nhà sử học, nhà văn, danh sĩ đời Trần, quê Đông Sơn [nay thuộc Thiệu Hoá, Thanh Hoá]; đỗ Bảng nhãn năm 17 tuổi, được bổ chức Học sĩ Viện Hàn lâm kiêm Giám tu Quốc sử, rồi thăng Thượng thư bộ Binh. Tác phẩm chính: Đại Việt sử kí gồm 30 quyển, là bộ sử lớn nhất đầu tiên ở nước ta, ghi lại những sự việc quan trọng trong 15 thế kỉ từ Triệu Vũ đế tới Lí Chiêu Hoàng. Bộ sách này không còn nhưng sử gia Ngô Sĩ Liên dựa vào đó để soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư.
  42. HOÀNG DIỆU [10.02.1828 – 08.3.1882]: Nhà thơ, nhà chí sĩ yêu nước, tự Quang Viễn, hiệu Tĩnh Trãi, quê Diên Phước, Quảng Nam; đậu Phó bảng năm 1853, được bổ làm Tri huyện Tuy Phước, Bình Định, sau được thăng Tri phủ Lạng Giang [Bắc Giang], Án sát Nam Định, rồi Bố chính Bắc Ninh. Tác phẩm chính: Di biểu [tờ biểu để lại trước lúc chết] còn gọi là Trần tình biểu.

    Hoàng Diệu. Ảnh: DKN.TV

  43. DƯƠNG KHUÊ [1839 – 06.3.1902]: Nhà thơ, hiệu Vân Trì, quê Sơn Minh, phủ Ứng Hòa, nay thuộc Hà Nội], đỗ Tiến sĩ năm 1868, làm quan đến chức Thượng thư, sáng tác nhiều bài thơ chữ Nôm làm lời cho các bài hát ca trù nổi tiếng. Tác phẩm chính: Hồng hồng, Tuyết tuyết; Vân Trì thi thảo; Động Hương Tích; Gặp cô đào cũ; Thăm cô đào ốm; Tặng cô đào Ngọ; Tặng cô đào Cúc; Chơi hát ngẫu hứng; …
  44. PHAN HUY ÍCH [9.01.1751 – 12.3.1822]: Nhà văn, tên thật là Phan Công Huệ, tự là Khiêm Thụ Phủ, hiệu Dụ Am, quê làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, nay là huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh; năm 1775 đỗ đồng Tiến sĩ, làm quan đến Thượng thư bộ Lễ. Ông sáng tác nhiều bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Tác phẩm chính: Dụ Am ngâm lục tập; Dụ Am văn tập; Cúc Đường bách vịnh thi tập; bản dịch Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.
  45. NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU [01.7.1822 – 03.7.1888]: Nhà thơ, nhà văn hóa, một nhân cách điển hình yêu nước thương dân. Ông quê Tân Bình, Gia Định, nay là Thành phố Hồ Chí Minh; đỗ Tú tài, mở trường dạy học và bốc thuốc. Tác phẩm chính: Lục Vân Tiên [truyện thơ]; Dương Từ – Hà Mậu [truyện thơ]; Chạy Tây [1859]; Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc [văn tế, 1861]; Ngư tiều y thuật vấn đáp [truyện thơ]; Mười hai bài thơ và bài văn tế Trương Định [1864]; Mười bài thơ điếu Phan Tòng [1868], Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh [1874]; …
  46. LÊ TƯ THÀNH [25.8.1442 – 03.3.1497]: Còn có tên Lê Hạo; Hoàng đế thứ năm của nhà Hậu Lê với vương hiệu Lê Thánh Tông, được coi là thời thịnh trị nhất trong thời kì chế độ phong kiến nước ta. Ông cũng là nhà thơ lớn, người sáng lập ra Hội Tao Đàn. Tác phẩm chính: Hồng Đức quốc âm thi tập; Thập giới cô hồn quốc ngữ văn; Liệt truyện tạp chí; Thánh Tông di cảo; Anh hoa hiếu trị ; …
  47. PHAN CHU TRINH [09.9.1872 – 24.3.1927]: Nhà văn, nhà chí sĩ cách mạng, tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hy Mã, quê Tiên Phước, Quảng Nam. Ông đỗ Phó bảng, được bổ làm thừa biện bộ Lễ, sau từ quan để hoạt động cách mạng, chủ trương đấu tranh ôn hoà; bị bắt và đày ra Côn Đảo rồi đưa sang Pháp; năm 1925 về nước hoạt động và mất ở Sài Gòn. Tác phẩm chính: Đầu Pháp chính phủ thư [bản điều trần, 1906]]; Tỉnh quốc hồn ca [1907 – 1922]; Giai nhân kỳ ngộ diễn ca [1912-1913] Santé thi tập [thơ, 1925]; Tây Hồ thi tập [thập thơ]; …
  48. NGUYỄN TRÃI [1380 – 19.9.1442]: Nhà văn, nhà chính trị, nhà tư tưởng kiệt xuất, hiệu Ức Trai, quê huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang, nay thuộc tỉnh Hải Dương. Tác phẩm chính: Quân trung từ mệnh tập; Bình Ngô đại cáo; Ức trai thi tập; Dư địa chí; Chí Linh sơn phú; Quốc âm thi tập; … Ức trai thi tập [1480]: một trong các Tập thơ chữ Hán đặc sắc của Nguyễn Trãi,  được coi là một trong những đỉnh cao của nghệ thuật thi ca Việt Nam, là mẫu mực của thể thơ thiên nhiên phương Đông. Tập thơ được sưu tầm, gồm 105 bài, sau khi Nguyễn Trãi được minh oan trong vụ án Lệ chi viên.
  49. NGÔ THÌ ĐẠO [1732 – 9.1802]: Nhà văn, dòng Ngô Gia văn phái; quê huyện Thanh Oai, nay là huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông từng giữ các chức Đại lý tự thừa, Tri phủ, , Hiến sát phó sứ kiêm ủy phủ sứ Kinh Bắc… Tác phẩm của ông được tập hợp thành Hoành từ Hiến sát Văn Túc công di thảo; …
  50. LÍ NHẬT TÔN [1023 – 1072]: Tức Lí Thánh Tông, vua thứ ba của nhà Lí, chủ trương giảm hình luật, coi trọng nghề nông, mở mang việc học, tăng cường phòng thủ quốc gia; ông cũng là nhà văn, tự tay viết một số bài minh khắc trên quả chuông chùa Sùng Khánh Báo Thiên [nay chưa tìm thấy].
  51. LÍ TRƯỜNG [1052 – 1096]: Nhà văn, nhà sư, pháp danh Mãn Giác, vốn họ Lí sau đổi họ Nguyễn nên có một số sách viết là Nguyễn Trường; chưa rõ quê ở đâu. Ông nổi tiếng thông hiểu cả Nho và Phật giáo, ông được chọn vào cung dạy hoàng tử, sau ông đi tu. Tác phẩm chính: Cáo tật thị chúng.
  52. MẠC ĐĨNH CHI [1272 – 1386]: Nhà văn, nhà thơ, danh sĩ, tự là Tiết Phu; quê huyện Bình Hà, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang [nay thuộc Hải Dương]. Ông đỗ trạng nguyên, làm quan đến chức Nhập nội hành khiển, Thượng thư tả bộc xạ kiêm Trung thư, hai lần đi sứ Trung Quốc, được tôn làm “Lưỡng quốc Trạng nguyên”. Tác phẩm chính: Ngọc tỉnh liên; Giao tử phú; Quá bành Trạch phỏng Đào Tiềm cựu cư; …
  53. NGUYỄN SĨ CỐ [? – 1312]: Nhà thơ, danh sĩ; từng giữ chức Học sĩ, An phủ sứ. Ông là người đề xướng dùng chữ Nôm trong thơ văn. Tác phẩm chính: Ông có nhiều thơ Nôm và thơ chữ Hán nhưng bị thất truyền, chỉ còn lại hai bài chép trong Toàn Việt thi lục là Tụng giá Tây chinh yết Tản Viên từ và Tụng giá Tây chinh yết Bạch Hạc giang Uy Hiển Vương từ .
  54. ĐÀM VĂN LỄ [1452 – 1505]: Nhà thơ, danh sĩ, là một trong Nhị thập bát tú của hội Tao đàn; tự Hoằng Kính, hiệu Chân Trai; quê Quế Dương, trấn Kinh Bắc [nay thuộc Bắc Ninh]. Ông đỗ đồng tiến sĩ, làm quan đến Thị thư Viện Hàn lâm, Chánh sứ sang nhà Minh, Phó đô ngự sử, Thượng thư bộ Lễ kiêm Đông các Đại học sĩ. Tác phẩm chính: Đền Phiếu mẫu; Tiễn xuân trên đất khách; Đề chùa Phong Công; Chùa xưa; Hoành Sơn dinh; Tức cảnh ngày hè; …
  55. LÊ ĐỨC MAO [1462 – 1529]: Nhà thơ, danh sĩ; quê huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, Hà Đông [nay là Hà Nội]. Ông học rộng, đỗ tiến sĩ nhưng không ra làm quan, giỏi làm thơ, phú, bài hát. Tác phẩm của ông hiện chỉ còn Bát giáp thưởng đào văn [Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào] bằng chữ Nôm, là bài ca trù cổ nhất còn lại hiện nay.
  56. ĐÀO DUY TỪ [1572 – 1634]: Nhà thơ, nhà quân sự, đệ nhất khai quốc công thần triều Nguyễn; quê Tĩnh Gia, Thanh Hoá. Ông học rộng nhưng không được đi thi vì xuất thân từ gia đình ca hát, vào Đàng Trong giúp chúa Nguyễn. Tác phẩm chính: Hổ trướng khu cơ; Ngoạ Long cương vãn; Tư Dung vãn.
  57. NGUYỄN HỮU HÀO [1642 – 1713]: Nhà thơ, danh sĩ, danh tướng; sinh ở Quảng Ninh, Quảng Bình, quê gốc ở huyện Tống Sơn, Thanh Hoá . Ông là người có dũng lược, giỏi việc dùng binh, làm tới Thống binh, chưởng cơ, sau khi mất được truy tặng Đôn Hậu Công thần Trấn phủ. Ông có tài văn chương thơ phú, nhưng đến nay chỉ có Song Tinh Bất Dạ là tác phẩm còn lại duy nhất của ông.
  58. TRỊNH SÂM [1739 – 1782]: Nhà thơ, chúa Trịnh đời thứ 9, tên thuỵ là Thịnh Vương; quê Vĩnh Lộc, Thanh Hoá. Ông là người thông minh, thích thơ văn, lên ngôi năm 1767, có nhiều quyết sách ảnh hưởng đến triều đình và chính sự cả nước. Tác phẩm chính: Nam tuần kí trình thư; Tây tuần kí trình thi; Tâm thanh tồn duy tập; Danh từ thực lục; Bình Hưng thực lục; …
  59. NGÔ THẾ VINH [1802 – 1856]: Nhà thơ, nhà giáo, danh sĩ; quê Nam Trực, Nam Định. Ông đỗ tiến sĩ, làm quan đến Lang trung bộ Lễ; do can việc trường thi bị cách chức, về quê mở trường dạy học. Tác phẩm chính: Dương Đình phú lục; Trúc Đường phú tuyển. Hoàng Việt sách tuyển; Luận thực đại lược; Trúc Đường Chu dịch tuỳ bút; Tống sử học; Trúc Đường thi văn khảo; Bái Dương thi tập; Ca trù thể cách; Bái Dương thư tập; Trúc Đường tuỳ bút.
  60. NGUYỄN THUẬT [1842 – 1911]: Nhà thơ, sử gia, tự Hà Đình; quê Lễ Dương, [nay thuộc Thăng Bình], Quảng Nam. Ông đỗ Phó bảng, làm quan đến Hiệp tá đại học sĩ, tước An Trường tử, Thượng thư bộ Binh, sung Cơ mật viện đại thần, Tổng tài Quốc sử quán; được cử làm Phó sứ sang Bắc Kinh. Tác phẩm chính: Mỗi hoài ngâm thi thảo; Hà Đình văn tập; Hà Đình Ứng chế thi sao; Thời chính tạp luận… Ngoài ra ông còn viết chung với một số tác giả về văn học, sử học: Sử quán thư mục; Đại Nam cương giới vựng biên; Đại Nam Quốc sử tàng thư mục; Thi thảo tạp biên; …
  61. TRẦN THIỆN CHÁNH [1822 – 1874]: Nhà thơ, chí sĩ, tự Tử Mẫn, hiệu Trừng Giang; quê Bình Long, Gia Định [nay thuộc Tp Hồ Chí Minh]. Ông đỗ Cử nhân, làm quan đến Tán tương quân thứ Sơn Tây, Hồng lô tự thiếu khanh giữ chức Biện lý bộ Binh, Tuần phủ Ninh Bình. Tác phẩm chính: Trừng Giang thi văn tập; Nam hành thi thảo; Bắc chinh thi thảo, Trần Tử Mẫn công thi tập.
  62. HỌC LẠC [1842 – 1915]: Nhà thơ trào phúng, tên thật là Nguyễn Văn Lạc, hiệu là Sầm Giang; quê Mĩ Chánh, Mĩ Tho [nay là Tiền Giang]. Ông nổi tiếng thơ văn, nhưng không đi thi, sống bằng nghề dạy học, bốc thuốc, bói dịch. Tác phẩm chính: Ông Làng hát bội; Mĩ Tho tức cảnh; Con tôm; Ngồi trăng; Thuộc Nhiêu tức cảnh; Tức cảnh ban chiều; Tạ hương đảng; Chó chết trôi;…
  63. NGÔ GIÁP ĐẬU [1852 – ?]: Nhà văn, sử gia, nhà giáo dục, hiệu Tam Thanh, biệt hiệu Sự Sự Trai; quê Tả Thanh Oai, nay thuộc Thanh Trì, Hà Nội. Ông đỗ cử nhân, làm quan từ chức Giáo thụ đến chức Đốc học. Ông sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm. Tác phẩm chính: Hoàng Việt hưng long chí; Trung học Việt sử toát yếu; Hiện Kim Bắc Kì địa dư sử; Đại Nam quốc tuý; ông còn sửa chữa, bổ sung văn bản tập Lĩnh Nam chích quái; Ngô gia thế phả; Trung học Việt sử biên niên toát yếu; …
  64. CHU MẠNH TRINH [1862 – 1905]: Nhà thơ, danh sĩ, tự Cán Thần, hiệu Trúc Vân; quê Đông Yên [nay là Khoái Châu], Hưng Yên. Ông đậu tiến sĩ, làm quan đến Án sát. Tác phẩm chính:  Trúc Văn thi tập; Thanh Tâm Tài Nhân thi tập; Hương Sơn phong cảnh; Hương Sơn hành trình.
  65. BÙI HỮU NGHĨA [1807 – 1872]: Còn có tên là Bùi Quang Nghĩa, nhà thơ, hiệu Nghi Chi; quê phủ Vĩnh Định, trấn Vĩnh Thanh [nay thuộc thành phố Cần Thơ]. Ông đỗ Giải nguyên, làm quan đến Tri phủ, nhưng bị vu cáo may thoát án tử, từ quan về dạy học, viết thơ văn chống Pháp kịch liệt. Tác phẩm chính: Văn tế vợ, Văn tế con gái; Khóc vợ [thơ]; Đi thuyền qua núi Sập [thơ]; Quan công thất thủ [thơ]; Kim Thạch Kỳ duyên [tuồng];…
  66. NGUYỄN VĂN SIÊU [1799 – 1872]: Nhà thơ, danh sĩ, tự Tốn Ban, hiệu Phương Đình; quê Thanh Trì, Hà Nội. Ông đậu Phó bảng, giữ các chức quan Chủ sự bộ Lễ, Phó sứ sang nhà Thanh, Học sĩ Viện tập hiền, Án sát Hà Tĩnh và Hưng Yên, sau từ quan về quê dạy học, viết sách. Tác phẩm chính: Phương Đình dư địa chí; Chư kinh khảo ước; Chư sử khảo thích; Tứ thư bị giảng; Phương Đình tuỳ bút lục; Phương Đình thi loại; Phương Đình văn loại;…
  67. VŨ PHẠM KHẢI [1807 – 1872]: Nhà thơ, danh sĩ, tự là Đông Dương, hiệu Ngu Sơn, Dưỡng Trai, Phượng Trì; quê Yên Mô, Ninh Bình. Ông đỗ Cử nhân, từng giữ các chức Lang trung bộ Hình, Tham biện nội các, Toản tu Quốc sử quán, Hàn lâm Trực học sĩ, Bố chính Thái Nguyên, sau xin về quê giúp dân khai khẩn đất hoang. Tác phẩm chính:  Ngu Sơn toàn tập; Lịch đại chính hình thông khảo; Đông Dương văn tập; Trần Lê ngoại truyện; Phượng Trì văn tập; Thực lục tiền biên;…
  68. PHẠM PHÚ THỨ [1821 – 1882]: Nhà thơ, danh sĩ, tên thật là Phạm Hào, tự là Giáo Chi, hiệu Trúc Đường, biệt hiệu Trúc Ân, Giá Viên; quê Diên Phước, Quảng Nam. Ông đỗ đồng tiến sĩ, từng làm Tổng đốc, Thương chính đại thần, Khởi cư chú, Thượng thư bộ Hộ, Phó sứ trong phái bộ sang Pháp. Ông là người Việt Nam đầu tiên cho in sách về khoa học kĩ thuật, kiến nghị triều canh tân đất nước. Tác phẩm chính: Tây Phù thi thảo; Giá Viên biệt lục [còn gọi Tây hành nhật kí]; Trúc Đường thi văn tập; Bác vật tân biên; Hàng hải kim châm;…
  69. NGUYỄN TĨNH HOÀ [1859 – 1882]: Nhà thơ nữ, con gái thứ 34 của vua Minh Mạng, tên chữ là Quý Khanh, Dưỡng Chi, bút danh Huệ Phố; quê Hà Trung, Thanh Hoá. Tác phẩm chính: Thái liên khúc; Mạt li từ ; Chu trung nhàn vọng; Thu dạ hoài Mai Am; Tiều phu tử; Huệ Phố thi tập.
  70. NGUYỄN THIẾP [24.9.1723 – 6.2.1804]: Nhà văn, nhà giáo và là danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, tên húy là Minh, tự là Quang Thiếp. Ngoài ra, ông còn có rất nhiều tên tự hay tên hiệu, hoặc do ông tự đặt, hoặc do người đương thời xưng tặng, chẳng hạn như: Khải Xuyên [có sách chép là Khải Chuyên], Hạnh Am, Điên ẩn, Cuồng ẩn, Lạp Phong cư sĩ, Hầu Lục Niên, Lam Hồng dị nhân, Lục Niên tiên sinh, La Giang phu tử, … Nguyễn Huệ [tức vua Quang Trung] gọi ông là La Sơn phu tử, là La Sơn tiên sinh. Tác phẩm: La Sơn tiên sinh thi tập, Hạnh Am di văn,
  71. Hạnh Am ký [1782], Thích Hiên ký [1786], bài viết đề ở gia phả, và đề tựa Thạch Động thi tập của Phạm Nguyễn Du….
  72. LÍ CÔNG UẨN [8.3.974 – 31.3.1028]: Hoàng đế, nhà văn Việt Nam, người châu Cổ Pháp, lộc Bắc Giang [nay thuộc Bắc Ninh]. Thuở nhỏ làm con nuôi thiền sư Lí Văn Khánh, lớn lên làm quan và khi nhà Tiền Lê sắp sụp đổ, Thái hậu Dương Vân Nga trao lại ngôi báu cho ông. Trong thời gian làm vua, Lí Công Uẩn có nhiều đóng góp quan trọng đối với lịch sử dân tộc, trong đó, một trong những thành tựu quan trọng nhất chính là việc rời đô ra Thăng Long [Hà Nội ngày nay]. Tác phẩm chính: Hiện chỉ còn bài Thiên đô chiếu [Chiếu dời đô] in trong Đại Việt sử kí toàn thư.
  73. NGUYỄN MIÊN BỬU [30.5.1820 – 08.3.1854]: Tự là Duy Thiện, Sư Cổ, hiệu là Khiêm Trai, Mai Hiên, nhà thơ, con thứ 12 của vua Minh Mạng, tước Tương An Quận vương. Cùng với 2 anh Miên Thẩm, Miên Trinh lập Tùng Vân thi xã. Các tác phẩm chính: Khiêm Trai thi tập [14 quyển]; Khiêm Trai văn tập [2 quyển], ông còn viết nhiều thơ Nôm nhưng hầu hết đã thất lạc.
  74. SƯƠNG NGUYỆT ANH [8.3.1864 – 20.1.1921]: Tên thật là Nguyễn Thị Khuê, tự là Nguyệt Anh, nhà thơ, quê ở Ba Tri, Bến Tre, là con gái tác gia Nguyễn Đình Chiểu. Ngoài bút danh Sương Nguyệt Anh, bà còn ký nhiều bút hiệu khác như: Xuân Khuê, Nguyệt Nga, Nguyệt Anh… Sương Nguyệt Anh sáng tác nhiều, nhưng không gom thành tập. Nay chỉ còn tản mác một số bài thơ, như: Đoan Ngọ nhật điếu Khuất Nguyên, Tức sự , Chinh Phụ thi, Thưởng bạch Mai, Vịnh ni cô, vua Thành Thái vào Nam, cảm tác khi lính Việt đi Âu chiến…Và vài bài vè, như: Vè tiểu yêu, Vè Thầy Hỷ, Vè đánh đề…
  75. LÊ QUÍ ĐÔN [黎貴惇, 2.8.1726 – 2.4.1784]: Nhà văn, nhà khảo cứu thời kì trung đại Việt Nam, tự Duẫn Hậu 允厚, tên thuở nhỏ là Lê Danh Phương, hiệu Quế Đường 桂堂; là quan thời Lê trung hưng, quê ở làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam; nay thuộc xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ông là con trai cả của ông Lê Phú Thứ [sau đổi là Lê Trọng Thứ], đỗ Tiến sĩ năm Bảo Thái thứ 2 [Giáp Thìn, 1721], và làm quan trải đến chức Hình bộ Thượng thư, tước Nghĩa Phái hầu. Ông là người đã biên tập, trước thuật rất nhiều sách, đến nay đã thất lạc khá nhiều. Tác phẩm chính: Dịch kinh phu thuyết [Lời bàn nông nổi về Kinh Dịch], Thư kinh diễn nghĩa [Giảng nghĩa Kinh Thư], Quần thư khảo biện [Xét bàn các sách], Thánh mô hiền phạm lục [Chép về mẫu mực của các bậc thánh hiền], Vân Đài loại ngữ [Lời nói, chia ra từng loại, ở nơi đọc sách], Toàn Việt thi lục [Chép đủ thơ nước Việt], Quế Đường thi tập [Tập thơ của Quế Đường], …

    Lê Quý Đôn. Ảnh: Người nổi tiếng.

  76. ĐẶNG HUY TRỨ [鄧輝著, 16.5.1825 – 7.8.1874]: Nhà văn, nhà cải cách Việt Nam thời cận đại, ông tổ nghề nhiếp ảnh ở Việt Nam và là người đầu tiên đưa kỹ nghệ đóng tàu phương Tây du nhập vào Việt Nam. Ông tự là Hoàng Trung, hiệu là Võng Tân, Tỉnh Trai, tục gọi là Bố Trứ – Bố Đặng [do ông từng làm Bố chính], pháp danh Đức Hải [thủa thiếu thời ông từng được đem quy y tại chùa Từ Hiếu], quê ở làng Bát Vọng, sau sang ngụ ở Hương Trà, Thừa Thiên-Huế. Tác phẩm chính: Đặng Dịch Trai ngôn hành lục [Sao chép châm ngôn của Đặng Dịch Trai], Hoàng Trung thi văn [Thơ văn Hoàng Trung], Nữ giới diễn ca [Bài ca răn nữ giới], …
  77. NGUYỄN THÔNG [阮通, 22.6.1827 – 27.8.1884]: Tự Hi Phần, hiệu Kì Xuyên, biệt hiệu Độn Am, nhà thơ, danh sĩ Việt Nam nửa đầu thế kỷ 19, quê ở phủ Tân An, tỉnh Gia Định [nay thuộc xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An]. Thi đỗ cử nhân, từng làm quan ở An Giang, khi thực dân Pháp xâm lược, ông xin cầm quân về Nam, sau này Nam Kì lục tỉnh bị mất, ông ra làm quan ở Quảng Ngãi, vận động nhân dân làm thủy lợi, trồng cấy, làm được nhiều việc có ích cho dân. Tác phẩm chính: Khâm định Việt sử thông giám cương mục [Vâng mệnh san định, xem xét cương mục lịch sử nước Việt], Kì Xuyên thi sao [Tập chép thơ của Kì Xuyên], Kì Xuyên vǎn sao [Tập chép văn của Kì Xuyên]…
  78. NGÔ THÌ HƯƠNG [吳時香, 17.10.1774 – 1.1.1821]: Còn có tên là Vị [位], tự Thành Phủ [成甫], hiệu Ước Trai [箹齋], nhà văn Việt Nam cuối thế kỷ 18 – đầu thế kỷ 19, quê ở huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam [nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội]. Ông là con út Ngô Thì Sĩ, là em Ngô Thì Nhậm và Ngô Thì Chí. Cả ba đều là danh sĩ thời bấy giờ. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh dòng họ Ngô đã sa sút, đến thời Gia Long, được làm quan và đi sứ Trung Quốc, bị cảm và mất trên đường đi. Tác phẩm chính: Mai dịch thú dư [Cỗ xe sứ trạm, kí sự], Thù phụng toàn tập [Toàn tập xướng họa, thơ], Thành Phủ công di thảo [Bản thảo để lại của ông Thành Phủ, do hậu nhân sưu tập].
  79. NGÔ THÌ NHẬM, còn gọi là Ngô Thời Nhiệm [25/10/1746 – 1803], tự là Hy Doãn, hiệu là Đạt Hiên, về Phật học lại có đạo hiệu là Hải Lượng, là danh sĩ, nhà văn đời hậu Lê và Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh. Tác phẩm nổi bật: Doãn thi văn tập [văn, thơ], Yên đài thu vịnh [thơ],…
  80. NGÔ THÌ CHÍ [吳時俧, 1753 – 1788] là nhà văn Việt Nam ở thế kỷ 18 thời Lê trung hưng.Ngô Thì Chí tên chữ là Học Tốn, hiệu là Uyên Mật, là người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam [nay là thuộc huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội]. Ông là con trai thứ hai của Ngô Thì Sĩ, và là em ruột Ngô Thì Nhậm. Thi Hương, ông đỗ Á nguyên, làm quan đến chức Thiêm thư bình chương tỉnh quốc.Tác phẩm của Ngô Thì Chí có:Học Phi thi tập, Học Phi văn tập, Quốc sử tiệp lục , Hào thiên khoa sớ và 7 hồi đầu của quyển Hoàng Lê nhất thống chí.
  81. LÍ THÁI TÔNG [29.7.1000 – 1054]: Tên thực là Lí Phật Mã, sau đổi là Lí Đức Chính, con Thái Tổ Lí Công Uẩn, nối ngôi 27 năm, miếu hiệu là Thái Tông. Ông là vị hoàng đế sáng suốt, tinh thông Phật học. Tác phẩm còn lại: Hình thư [sử, 3 quyển], một bài kệ chép trong Thiền uyển tập anh ngữ lục.
  82. LÍ ĐẠO TÁI [李道載, 1254 – 1334]: Tức thiền sư Huyền Quang 玄光, người hương Vạn Tải, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang. Nay là làng Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Học giỏi, đỗ cả thi hương, thi hội. Ông đỗ đệ nhất giáp Tiến sĩ [Trạng nguyên] khoa thi năm 1272? và được bổ làm việc trong Viện Nội Hàn của triều đình, tiếp sứ Bắc triều, nổi tiếng văn thơ. Sau này từ chức đi tu, theo Trần Nhân Tông lên Trúc Lâm. Là một Thiền sư Việt Nam, tổ thứ ba dòng Trúc Lâm Yên Tử. Tác phẩm chính: Ngọc Tiên tập [tập thơ Ngọc Tiên], Chư phẩm kinh [Kinh các phẩm], Công văn tập [Tập công văn dùng trong nhà chùa], …
  83. TRẦN NGHỆ TÔNG [1320 – 1394]: Tên thật là Trần Phủ, con thứ ba vua Trần Minh Tông, sau loạn Dương Nhật Lễ lên làm vua ba năm rồi nhường ngôi cho em. Tác phẩm: Bảo hoà điện dư bút; Trần Nghệ Tông thi tập [chép trong Toàn Việt thi tập].
  84. TRƯƠNG HÁN SIÊU [張漢超, ? – 1354]: Danh sĩ thời Trần, tên tự là Thăng Phủ, hiệu Đôn Tẩu, quê ở làng Phúc Am, huyện Yên Ninh, lộ Trường Yên [nay là phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình], là môn khách của Trần Quốc Tuấn, tính tình cương nghị, học vấn uyên thâm. Tác phẩm của ông hiện chỉ còn bài Bạch Đằng giang phú, được đánh giá là một áng thiên cổ hùng văn trong lịch sử văn học yêu nước Việt Nam, một áng văn chứa chan niềm tự hào dân tộc, có ý nghĩa tổng kết lại chiến thắng Bạch Đằng thời bấy giờ.
  85. LÍ TỬ TẤN [1378 – 1454]: Nhà thơ Việt Nam thời Lê sơ, hiệu là Chuyết Am quê ở làng Triều Đông [sau đổi là Triều Liệt], huyện Thượng Phúc [nay thuộc xã Tân Minh huyện Thường Tín, Hà Nội]. Năm 1400, ông thi đỗ Thái học sinh lúc 32 tuổi, cùng khoa với Nguyễn Trãi, thời Hồ Quý Ly, nhưng không làm quan cho nhà Hồ. Vào khoảng cuối cuộc kháng chiến chống Minh của nghĩa quân Lam Sơn, ông đến yết kiến nơi hành tại, được Lê Thái Tổ [tức Lê Lợi], khen là người học nhiều, sai giữ chức Văn cáo tức là làm nhiệm vụ thảo công văn, giấy tờ, thư tín… Sau đó, ông tiếp tục làm quan dưới triều nhà Lê, trải qua ba đời vua: Lê Thái Tổ [1428- 1433], Lê Thái Tông [1434-1442], Lê Nhân Tông [1443-1459]. Tác phẩm chính: Chuyết Am thi tập [Tập thơ của Chuyết Am] nhưng hiện chỉ còn 5 bài phú chép trong Quần hiền phú tập do Hoàng Tụy Phu [1414-?] sưu tập, và 73 bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn [1726-1784].
  86. ĐẶNG DUNG [鄧容, ? – 1413/1414]: Nhà thơ và là danh tướng nhà Hậu Trần trong lịch sử Việt Nam, quê ở Thiên Lộc, trấn Nghệ An [nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh]. Ông là con trai cả của Quốc công Đặng Tất [? – 1409]. Tác phẩm duy nhất còn lại là bài thơ Cảm hoài 感懷 được chép trong Việt âm thi tập 越音詩集.
  87. NGUYỄN KIỀU [1694 – 1771]: hiệu là Hạo Hiên, nhà thơ Việt Nam, quê ở làng Phú Xá, huyện Từ Liêm [nay là huyện Từ Liêm, Hà Nội]. Đỗ Tiến sĩ năm 1715 và làm quan triều Lê, nổi tiếng hay chữ. Năm 1742, lấy nữ sĩ Đoàn Thị Điểm làm vợ kế; cùng năm, đi sứ Thanh. Năm 1748, được bổ chức đốc đồng Nghệ An, trên đường đưa gia đình đi theo, Đoàn Thị Điểm cảm nặng rồi mất. Tác phẩm chính: Hạo Hiên thi tập [Tập thơ của Hạo Hiên].
  88. NGUYỄN HÀNH [阮衡, 1771 – 1824]: Tên thật là Nguyễn Đạm, tự là Tử Kính, hiệu Nam Thúc, biệt hiệu Ngọ Nam và Nhật Nam, nhà thơ Việt Nam được người đương thời liệt vào An Nam ngũ tuyệt. Là con của Nguyễn Điều, là cháu nội Nguyễn Nghiễm, và gọi Nguyễn Du là chú ruột. Là người giỏi thơ văn, theo tư tưởng truyền thống, bất hợp tác với nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn. Về sáng tác ông có để lại 2 tập thơ chữ Hán: Quan Đông hải [觀東海, Xem biển Đông], Minh quyên thi tập [鳴鵑詩集, Tập thơ chim quyên kêu].
  89. TRƯƠNG QUỐC DỤNG [1797 – 1864]: Nhà văn, danh sĩ thời Nguyễn, là người có công chấn hưng lịch pháp Việt Nam, tự là Dĩ Hành, quê tại làng Phong Phú; nay là xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Tác phẩm chính: Trương Nhu Trung thi tập [Tập thơ Trương Nhu Trung], Thoái thực ký văn [Ghi chép những điều nghe được lúc lui về dùng cơm], Chiếu biểu luận thức [Bàn về cách thức của chiếu, biểu], Khâm định Việt sử Thông giám cương mục [Kính vâng san định sử Việt đại cương và chi tiết làm tấm gương soi suốt cổ kim], …
  90. TRẦN THIỆN CHÁNH [1822 – 1874]: Nhà thơ, chí sĩ, tự Tử Mẫn, hiệu Trừng Giang; quê Bình Long, Gia Định [nay thuộc Tp Hồ Chí Minh]. Ông đỗ Cử nhân, làm quan đến Tán tương quân thứ Sơn Tây, Hồng lô tự thiếu khanh giữ chức Biện lý bộ Binh, Tuần phủ Ninh Bình. Tác phẩm chính: Trừng Giang thi văn tập; Nam hành thi thảo; Bắc chinh thi thảo, Trần Tử Mẫn công thi tập.
  91. NGUYỄN TRINH THẬN [12.9.1826 – 1904]: Hiệu là Mai Am, nhà thơ, nữ danh sĩ Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, là công chúa, con gái thứ 25 của vua Minh Mạng, ngay từ nhỏ đã tỏ ra là người học nhiều, giỏi thơ văn. Tác phẩm chính: Diệu Liên thi tập [Tập thơ của Diệu Liên]
  92. NGUYỄN MIÊN CƯ [1830 – 1854]: hiệu Trọng Chữ, con thứ 47 vua Minh Mạng, được phong tước Quảng Trạch Quận công, nổi tiếng thơ hay thời bấy giờ. Tác phẩm: Cống thảo viên thi.
  93. BÀ HUYỆN THANH QUAN [1805-1848], tên thật là Nguyễn Thị Hinh; là người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây [nay là phường Quảng An, quận Tây Hồ], Hà Nội[2]. Cha bà là Nguyễn Lý [1755-1837], đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông.Dưới thời vua Minh Mạng, bà được mời vào kinh giữ chức Cung Trung Giáo Tập để dạy học cho các công chúa và cung phi. Bà Huyện Thanh Quan sáng tác không nhiều, hầu hết viết bằng chữ Nôm, theo thể Đường luật, nhưng rất uyên bác như: Thăng Long thành hoài cổ, Qua chùa Trấn Bắc, Qua Đèo Ngang, Chiều hôm nhớ nhà
  94. HỒ XUÂN HƯƠNG [1772 – 1822] nữ nhà thơ nổi tiếng thời trung đại Việt Nam, thi sĩ Xuân Diệu đã mạo muội tôn Hồ Xuân Hương làm Bà chúa thơ Nôm. Các tác phẩm của bà được đánh giá là “thanh thanh tục tục”, hàm ý sâu xa. Tác phẩm: Lưu Hương ký, Xuân Hương thi tập.
  95. NGUYỄN KHUYẾN [1835 – 1909], tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu là Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam nay là huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ , xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ,… cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.

    Nguyễn Khuyến. Ảnh: báo Thừa thiên Huế.

  96. CAO BÁ QUÁT [1809 – 1855], hiệu Mẫn Hiên, Chu Thần. Ông là quân sư trong cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Tác phẩm: Cao Bá Quát thi tập, Cao Chu Thần di thảo, Cao Chu Thần thi tập, Mẫn Hiên thi tập.
  97.  ĐOÀN THỊ ĐIỂM [段氏點, 1705-1749], hiệu: Hồng Hà Nữ Sĩ [紅霞女士], là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng. Bà là tác giả tập Truyền kỳ tân phả [chữ Hán], và tác giả của truyện thơ Chinh phụ ngâm [bản chữ Nôm- 412 câu thơ]- được bà dịch từ nguyên bản Chinh phụ ngâm khúc [viết bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn]. Bà là người được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất, bên cạnh là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và Sương Nguyệt Anh.
  98. PHẠM THÁI 範泰, 1777-1813], còn gọi Phạm Đan Phượng, Phạm Phượng Sinh, hiệu Chiêu Lì [hoặc Chiêu Lỳ]; là một danh sĩ ở cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam. Tác phẩm: Chiến tụng Tây hồ phú, Sơ kính tân trang, Văn tế Trương Quỳnh, Như
    Thơ họa 12 bài Trương Quỳnh Như…
  99. PHẠM ĐÌNH HỔ 范廷琥, 1768 – 1839], tự Tùng Niên [松年], Bỉnh Trực [秉直], bút hiệu Đông Dã Tiều [東野樵], biệt hiệu Chiêu Hổ tiên sinh [昭琥先生], là một danh sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX. Nhờ đọc nhiều, đi nhiều, ông đã để lại nhiều công trình khảo cứu, biên soạn có giá trị thuộc đủ mọi lĩnh vực như luận lý, lịch sử, địa dư, trước thuật…
  100. NGUYỄN QUANG BÍCH [07.5.1832 – 05.01.1890]: Còn có tên là Ngô Quang Bích, hiệu Ngư Phong, nhà thơ và là lãnh tụ cuộc kháng chiến chống Pháp tại vùng Tây Bắc, quê Kiến Xương, Nam Định, nay thuộc tỉnh Thái Bình. Ông đỗ Đình nguyên, làm quan đến Tuần phủ Hưng Hoá, tổ chức nghĩa quân chống Pháp trong 10 năm gây nhiều tổn thất cho địch. Tác phẩm chính: Ngư phong thi tập [Tập thơ Ngư Phong, 1884 – 1889]; ông là người được vua giao duyệt bộ sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục;  …

Xuân Kiên/Nam Minh [TH]

Video liên quan

Chủ Đề