Làm thế nào để vợ chồng không cãi nhau năm 2024

Chỉ vì những cử chỉ, hành động vô tâm vụn vặt hàng ngày mà vợ chồng cãi nhau, để lạc nhau vào dòng người xa lạ…

Nhiều cặp vợ chồng đã để "lạc mất nhau"

Có khi nào hai vợ chồng bạn giận nhau mà khó có thể ngồi xuống cùng nhau chia sẻ và trò chuyện không? Có khi nào sự tức giận của bạn - thậm chí là của đối phương khiến mối quan hệ giữa hai người ngày càng xa cách chưa?...

Làm thế nào để vợ chồng không cãi nhau năm 2024
Mọi cuộc tranh cãi, xung đột giữa hai vợ chồng là do ai cũng cố giành phần thắng

Trong hành trình hôn nhân xảy ra bất đồng, mâu thuẫn, cãi nhau, thậm chí xô xát là điều khó tránh khỏi. Khi cái "tôi" lên cao ở đâu thì các mối quan hệ xung quanh của bạn sẽ "chết dần" ở đó. Mọi cuộc tranh cãi, xung đột giữa hai vợ chồng ai cũng muốn giành phần thắng. Tuy nhiên việc tranh giành đúng - sai thật sự không giải quyết được vấn đề, và sau tất cả chỉ còn lại là sự tổn thương, đau khổ, không hạnh phúc… thậm chí khiến hai vợ chồng trở thành kẻ thù trong mắt nhau.

Vợ chồng với nhau là duyên nợ nhiều kiếp, giữ được hay không là do chính mình. Chúng ta đến với nhau bằng tình yêu nồng thắm, ngày ta cầm tay nhau bước vào lễ đường đã thề nguyện sánh đôi, cho dù ốm đau bệnh tật, giàu sang hay nghèo khó cũng sẽ cùng nhau vượt qua.

Nhưng thời gian vô tình, lời hẹn ước năm nào giờ đây đã phai nhòa theo năm tháng. Chúng ta quên đi cảm giác yêu thương thủa ban đầu, thay vào đó là những trận cãi nhau, mâu thuẫn... triền miền kéo theo nỗi đau dai dẳng cho nhau.

Cả hai vợ chồng không hay biết rằng rất dễ "lạc mất nhau" qua những cử chỉ, hành động vô tâm, vụn vặt hàng ngày… khiến một người quyết rẽ phải, một người kia nhất định rẽ trái. Thế là mỗi người một ngả, biến mất vào dòng người xa lạ nào đó. Đời này tấp nập, nhân duyên lại chen chúc, nghĩa vợ tình chồng có khi để "lạc mất nhau" âu cũng là thường tình.

Làm thế nào để vợ chồng không cãi nhau năm 2024
Chuyên gia Tuệ An khuyên, mỗi khi cãi nhau hãy bình tĩnh, đâu rồi có đó, uống trà đi, thở và cười thật tươi lên...

Bí quyết để hạ cảm xúc của đối phương

Vậy có bí quyết nào để có thể hạ hỏa (hạ cảm xúc) của đối phương để tránh xảy ra cãi nhau, mâu thuẫn, bất đồng... hay không? Nhận thấy đây là một trong những vấn đề mà chúng ta - đặc biệt là phụ nữ hay bị mắc kẹt, Tuệ An sẽ góp phần gỡ rối cho các cặp vợ chồng hòa giải và hạ cảm xúc của đối phương.

Khi chồng lỡ một nhịp bước, vợ vội dừng lại. Khi vợ đi nhanh hơn, chồng sẽ kịp đuổi theo. Khi tay chồng đang rời đi, tay vợ phải nắm lấy thật chặt… Đó mới là hôn nhân, đó mới là vợ chồng một đời. Chứ cứ bảo là chán chường chẳng muốn nhìn thấy nhau, đánh mất nhau rồi, "lạc mất nhau" rồi thì lấy gì tìm lại?

Ai cũng muốn được vợ/ chồng quan tâm và yêu thương, nhưng liệu bạn đã biết yêu đúng cách chưa. Không yêu thì thôi, đã yêu đừng để mình khổ đau. Không kết hôn thì thôi, đã kết hôn cũng đừng để mình khổ đau. Yêu đúng cách không phải điều khó, phải chăng do ta chưa biết bước đi như thế nào. Vì vậy hãy dừng lại việc buông lời tổn thương nhau. Thay vào đó hãy học cách để hòa giải và hạ cảm xúc của đối phương như sau:

1. Đầu tiên, hãy tự ngẫm lại bản thân, nếu điều họ nói có phần đúng, hãy biết ơn họ vì họ đang giúp cho bạn hoàn thiện chính mình.

2. Nếu điều họ nói không đúng, hãy buông xả - dù không dễ dàng, nhưng lại rất cần thực hiện để bạn thảnh thơi vui sống. Vì sao ư? Vì nếu bạn tốt mà người khác nói bạn xấu thì điều đó cũng chẳng làm cho bạn xấu đi. Họ đang chỉ trích bạn là bởi họ đang đeo lăng kính của sự tiêu cực, hoặc đơn giản là họ thích chỉ trích (mà đa số con người hay thích chỉ trích, phán xét và đánh giá người khác). Do đó bạn hãy buông xả cho nhẹ lòng, chấp làm chi cho khổ.

3. Tiếp theo, nói xấu bạn là việc của họ, còn việc của bạn là hãy sống tử tế để không ai tin điều họ nói. Hãy nhớ mình biết mình là ai, đang làm gì, đang nghĩ gì mới là quan trọng nhất.

4. Đừng cố lấy lòng người đang chỉ trích bạn, hãy tập trung vào chính mình và các mối quan hệ khác của bạn. Nhưng cũng đừng phản bác lại họ. Họ đối xử thế nào với bạn là nghiệp của họ, nhưng bạn đối xử thế nào với họ lại là nghiệp của bạn.

5. Cứ bình tĩnh, đâu rồi có đó, uống trà đi, thở và cười thật tươi lên...

Quan trọng là bạn có còn đủ tỉnh táo để sớm nhận ra đối phương tuột khỏi mình hay không? Liệu bạn có thể bình tĩnh hơn để dìu dắt đối phương hay không? Liệu bạn có thể vững vàng hơn để ở bên nhau, cùng vợ/chồng tiếp tục trưởng thành hay không?

Một khảo sát chỉ ra 64% các cặp vợ chồng không tương thích về tài chính, thường xuyên mâu thuẫn trong chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư.

Theo các chuyên gia, những xích mích có thể khiến một số người nảy sinh hành động không minh bạch như che giấu việc mua hàng với bạn đời và có quỹ đen, khái niệm được gọi là "ngoại tình tài chính" (financial infidelity).

45% người đã kết hôn trong khảo sát của công ty công nghệ tài chính Bread Financial thừa nhận từng vấp phải vấn đề này.

Ngay cả khi không có gian lận tài chính, tiền bạc vẫn có thể gây căng thẳng trong các mối quan hệ, khiến các cặp đôi tranh cãi, thậm chí ly hôn. Trong khảo sát gần đây về "Couples & Money" của Fidelity Investments, 1/5 số cặp vợ chồng nói rằng tiền bạc là thách thức lớn nhất trong mối quan hệ của họ.

Nhiều chuyên gia tài chính khuyên các cặp vợ chồng nên trao đổi về cách xử lý tài chính cá nhân, nhằm hiểu rõ những tư duy về tiền bạc của đối phương từ đó giúp xây dựng mối quan hệ bền chặt. Thậm chí, thẳng thắn trao đổi về tiền bạc còn quan trọng hơn việc hợp nhất tài khoản.

Dưới đây là một số lời khuyên giúp các cặp đôi có thể trò chuyện về vấn đề tiền bạc ở các giai đoạn khác nhau.

Những cặp đôi mới cưới

Thế hệ Gen Z và Millennials là nhóm dễ xảy ra tranh cãi với bạn đời về tài chính hơn các cặp vợ chồng lớn tuổi. Để giải quyết vấn đề, bạn hãy bắt đầu với câu hỏi đơn giản về cách đối phương quản lý tài chính trước khi đến với nhau.

Lawrence Sprung, chuyên gia kế hoạch tài chính ở New York (Mỹ), người đồng sáng lập và cố vấn tài sản tại Mitlin Financial, nói rằng những câu hỏi đơn giản sẽ tiết lộ nhiều về cách chi tiêu tiền trong tương lai.

Một số điều các cặp đôi mới cưới nên thực hiện.

Công khai sổ sách: Mỗi người cần cung cấp cho bạn đời về các khoản vay sinh viên, nợ thẻ tín dụng hoặc dự định tiết kiệm để nghỉ hưu (nếu có). Hành động này giúp cặp đôi dễ dàng lên kế hoạch giải quyết và định hướng cho tương lai.

Lựa chọn thời điểm chia sẻ: Bạn nên lựa chọn thời gian phù hợp, tìm kiếm địa điểm đủ yên tĩnh để có thể tập trung chia sẻ thay vì bị gián đoạn bởi những yếu tố bên ngoài.

Sắp xếp tài chính: Trong cuộc trò chuyện này, bạn cần xem xét ai là người sẽ xử lý các vấn đề tài chính hoặc quyết định cách phân chia trách nhiệm. Nhưng vẫn cần đảm bảo cả vợ và chồng đều có quyền truy cập tài khoản chung.

Làm thế nào để vợ chồng không cãi nhau năm 2024

Mâu thuẫn trong cách tiết kiệm, chi tiêu hoặc đầu tư khiến nhiều cặp đôi ngoại tình tài chính. Ảnh minh họa: Heidi Younger

Cặp đôi kết hôn lâu năm

Theo Cục điều tra dân số Mỹ, khoảng 20% phụ nữ chọn kết thúc cuộc hôn nhân sau 10 năm. Lý do phổ biến là theo thời gian, các cặp đôi ít cởi mở về tiền bạc. Nhưng để hôn nhân bền vững, cả hai cần bàn bạc các vấn đề dưới đây.

Xem xét lại ngân sách gia đình: Việc cần làm là dành thời gian để quan sát tổng thể về tài chính, ít nhất mỗi năm một lần, bao gồm báo cáo tài khoản thẻ tín dụng, tiết kiệm, đầu tư và hưu trí cuối năm để hoạch định chi tiêu phù hợp.

Tối đa hóa nguồn lực: Cả hai cần tận dụng tối đa khoản thu nhập kết hợp. Dù chọn hợp nhất tài khoản hay không, bạn cũng cần xây dựng khoản tiết kiệm chung để dự phòng cũng như trang trải sinh hoạt phí cần thiết.

Megan Ford, chuyên gia tài chính có trụ sở tại Athens, Georgia khuyên nên cặp đôi nên phác thảo các khoản chi phí chung, mỗi đối tác cần đóng góp bao nhiêu các khoản chi phí đó. "Việc chia 50/50 không phải lúc nào cũng dễ dàng nếu thu nhập không đồng đều hoặc một trong hai không làm việc. Đó là lý do bỏ tiền mặt vào các quỹ khẩn cấp là cấp thiết", Megan nói.

Cặp đôi sắp về hưu

Nhiều cặp vợ chồng lớn tuổi thừa nhận tính toán để "đủ tiền nghỉ hưu và có thể trang trải cuộc sống" khiến bản thân thao thức mỗi đêm.

Để tránh những xung đột, có tiền tích góp lúc tuổi già, chuyên gia khuyên các cặp đôi:

Thống nhất quan điểm: Nghiên cứu của Fidelity cho thấy 48% các cặp vợ chồng không đồng thuận về tuổi nghỉ hưu; 52% có quan điểm trái chiều về tiền tiết kiệm. Điều này khiến việc lập sẵn các kế hoạch và có tiền tiết kiệm sẽ giúp họ duy trì cuộc sống, đảm bảo cho tương lai là cấp thiết.

Tập trung quản lý nợ: Ngoài mua sắm và chi tiêu quá mức, bùng nổ nợ thẻ tín dụng là nguyên nhân thứ hai gây rạn nứt trong mối quan hệ. Để tránh trường hợp này, các cặp vợ chồng cần xem xét lại báo cáo tài chính hàng năm và đưa phương án xử lý phù hợp.

Chia sẻ với các chuyên gia tài chính: Việc cùng chia sẻ vấn đề với một cố vấn tài chính có thể giúp cả hai tập trung vào các dự định và phát triển kế hoạch tài chính phù hợp.

Nên làm gì sau khi cãi nhau với chồng?

2.1 Đóng cửa, hạn chế sự phát tán của tiếng ồn. ... .

2.2 Tạm lánh đi chỗ khác. ... .

2.3 Lắng nghe, bình tĩnh suy xét nguyên nhân. ... .

2.4 Tự đặt mình vào vị trí của đối phương. ... .

2.5 Bình tĩnh giao tiếp, tránh đổ lỗi mù quáng. ... .

2.6 Nói lời xin lỗi chân thành sau khi đã bình tĩnh..

Vợ chồng hay cãi nhau thì làm sao?

Bất đồng trong giao tiếp: Giao tiếp kém là nguyên nhân thường gặp và quan trọng nhất dẫn đến việc vợ chồng hay cãi nhau. Những hiểu lầm, lắng nghe không hiệu quả và việc khó thể hiện cảm xúc đều có thể góp phần gây ra cãi vã.

Nên làm gì sau khi cãi nhau?

Từng bước hàn gắn tình cảm với người ấy sau khi cãi nhau.

Dành thời gian nghỉ ngơi. Cả hai nên dành thời gian, không gian để bình tĩnh lại và cố gắng tổng hợp suy nghĩ của mình trước khi giải quyết vấn đề. ... .

Suy ngẫm về trách nhiệm của bạn. ... .

Giao tiếp cởi mở ... .

Thực hành sự đồng cảm. ... .

Xin lỗi và tha thứ ... .

Tìm giải pháp chung..

Khắc khẩu là như thế nào?

Khắc khẩu là việc không hòa hợp trong ăn nói. Tình trạng này diễn ra ở nhiều gia đình; đặc biệt là với những đôi vợ chồng trẻ mới cưới thì việc “cãi nhau như cơm bữa” không còn xa lạ gì với họ.