Kỹ sư nuôi trồng thủy sản là gì

Nuôi trồng thủy sản là một trong những hướng đi kinh tế ổn định, phát triển dài lâu và ngành nuôi trồng thủy sản sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết nhất.

Cùng mình tìm hiểu những thông tin định hướng về ngành Nuôi trồng thủy sản trước mùa tuyển sinh nhé.

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Nuôi trồng thủy sản là gì?

Nuôi trồng thủy sản là ngành học đào tạo về quá trình chăm nuôi các giống thủy, hải sản trong môi trường ao hồ, lồng bè để có thể thu về nguồn lợi thủy hải sản phục vụ nhu cầu ăn uống, tiêu thụ của con người.

Học ngành Nuôi trồng thủy hải sản là học gì?

Theo học ngành nuôi trồng thủy hải sản, các bạn sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên môn đặc biệt để có thể:

  • Thiết kế, tổ chức, quản lý hoạt động nôi trồng thủy hải sản
  • Nghiên cứu cải tiến công nghệ nuôi trồng nhằm đạt được các giống thủy, hải sản mới, chất lượng
  • Tư vấn kỹ thuật về hoạch định và phát triển giống nuôi bền vững
  • Cung cấp dịch vụ và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy hải sản

Các kỹ năng sinh viên đạt được sau khi hoàn thành chương trình học ngành Nuôi trồng thủy sản bao gồm:

  • Kỹ năng thực hiện thao tác trong sản xuất giống nuôi thủy hải sản
  • Kỹ năng quản lý môi trường và sức khỏe cho động vật thủy hải sản
  • Kỹ năng vận dụng phương pháp và dữ liệu phù hợp nhằm phục vụ hoạt động nghiên cứu, sản xuất giống thủy, hải sản
  • Kỹ năng ương nuôi các giống động vật thủy hải sản
  • Kỹ năng kinh doanh thủy sản hiệu quả cao

Ngành Nuôi trồng thủy sản có mã ngành là 7620301.

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Nuôi trồng thủy sản

Dưới đây là 15 trường đại học, học viện, cao đẳng tuyển sinh và đào tạo ngành Nuôi trồng thủy sản trong năm 2022.

Các trường tuyển sinh ngành Nuôi trồng thủy sản năm 2022 và điểm chuẩn như sau:

Các khối thi ngành Nuôi trồng thủy sản

Ngành Nuôi trồng thủy sản có thể xét tuyển theo 1 trong các khối thi sau:

  • Khối A00 [Toán, Lý, Hóa]
  • Khối B00 [Toán, Hóa, Sinh]
  • Khối D01 [Toán, Anh, Văn]
  • Khối A01 [Toán, Lý, Anh]
  • Khối A02 [Toán, Lý, Sinh]
  • Khối A11 [Toán, Hóa, GDCD]
  • Khối A18 [Toán, KHXH, Hóa]
  • Khối B03 [Toán, Sinh, Văn]
  • Khối B04 [Toán, Sinh, GDCD]
  • Khối B08 [Toán, Sinh, Anh]
  • Khối D07 [Toán, Hóa, Anh]
  • Khối D08 [Toán, Anh, Sinh]
  • Khối D10 [Toán, Địa, Anh]
  • Khối D90 [Toán, KHTN, Anh]
  • Khối D96 [Toán, KHXH, Anh]

Xem thêm: Các khối thi đại học, cao đẳng

Chương trình đào tạo ngành Nuôi trồng thủy sản

Mời các bạn tham khảo chương trình học ngành Nuôi trồng thủy sản trong 4 năm.

Chi tiết chương trình như sau:

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 1, 2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam
Pháp luật đại cương
Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
Tâm lý học đại cương
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Lịch sử văn minh thế giới
Logic học đại cương
Nhập môn hành chính nhà nước
Kỹ năng soạn thảo văn bản
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Nhập môn quản trị học
Kinh tế học đại cương
Đại số tuyến tính
Giải tích
Lý thuyết xác suất và thống kê toán
Sinh học đại cương
Thực hành sinh học đại cương
Hóa đại cương
Thực hành hóa đại cương
Tin học cơ sở
Vật lí đại cương
Thực hành Vật lí đại cương
Con người và môi trường
Biến đổi khí hậu
Tiếng Anh A2.1
Tiếng Anh A2.2
Đường lối quân sự của ĐCS Việt Nam
Công tác quốc phòng – an ninh
Quân sự chung
Điền kinh
Bơi lội
Bóng đá/bóng chuyền/cầu lông/võ thuật
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
1. Kiến thức cơ sở
Hóa sinh
Thực vật ở nước
Động vật không xương sống ở nước
Ngư loại
Sinh thái thủy sinh
Sinh lý động vật thủy sản
Mô và phôi động vật thủy sản
Vi sinh vật học
Phân loại giáp xác và động vật thân mềm
Dinh dưỡng trong nuôi trồng thủy sản
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong nuôi trồng thủy sản
Công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản/Sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản/Miễn dịch học và ứng dụng nuôi thủy sản/Viễn thám và thông tin địa lý
2. Kiến thức ngành
Quy hoạch và quản lý nuôi trồng thủy sản
Công trình và thiết bị trong nuôi trồng thủy sản
Di truyền và chọn giống thủy sản
Thức ăn trong nuôi trồng thủy sản
Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản
Bệnh học thủy sản
Sản xuất giống và nuôi cá nước ngọt
Sản xuất giống và nuôi cá biển
Sản xuất giống và nuôi giáp xác
Sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm
Sản xuất giống và trồng rong biển
Quản trị doanh nghiệp
Thực tập kỹ thuật nuôi thủy sản nước mặn, lợ
Thực tập kỹ thuật nuôi trồng thủy sản nước ngọt
Tốt nghiệp
Học phần tự chọn
Sản xuất giống và nuôi thủy đặc sản
Sản xuất giống và nuôi thủy sinh vật cảnh
Khuyến ngư và phát triển nông thôn
Bảo quản sản phẩm sau thu hoạch
Marketing căn bản
Ô nhiễm môi trường nước
Sử dụng và bảo dưỡng thiết bị điện trong nuôi trồng thủy sản

Cơ hội việc làm và mức lương sau tốt nghiệp

Nuôi trồng thủy hải sản là một trong những ngành học được coi là ngành đào tạo trọng điểm của nhiều trường đại học.

Ngành nuôi trồng thủy hải sản có rất nhiều cơ hội việc làm tốt

Tốt nghiệp ngành học này với kiến thức được đào tạo phù hợp, sinh viên có thể đảm nhận nhiều công việc dưới đây:

  • Quản lý và điều hành sản xuất, kinh doanh thủy hải sản
  • Cán bộ khuyến ngư tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, trạm khuyến nông tỉnh, huyện…
  • Mở doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh nuôi trồng, kinh doanh và chế biến thủy hải sản
  • Chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn thủy hải sản
  • Giảng viên nghiên cứu và đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng

Ngành Nuôi trồng thủy sản là gì và cơ hội việc làm ra sao?

Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin tổng quan về ngành Nuôi trồng thủy sản.

1.Ngành Nuôi trồng thủy sản là gì?

Nuôi trồng thủy sản [tiếng Anh là Aquaculture] là hoạt động nuôi các loài thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt, nước mặn, nước lợ; bao gồm việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiến bộ, an toàn vào quy trình nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nguyên liệu thủy sản. Hiểu một cách đơn giản, Nuôi trồng thủy sản là một ngành kỹ thuật nhằm đào tạo kỹ sư nuôi hay sản xuất động và thực vật dưới nước do xuất xứ từ thuật ngữ Aqua [nước] + Culture [nuôi]. Đây là một lĩnh vực rất rộng và là một nghề có tiềm năng phát triển rất mạnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Một số loại hình nuôi trồng thủy sản có thể kể đến như nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ, nuôi trồng thủy sản nước lợ, nuôi trồng thủy sản thương mại, nuôi trồng thủy sản quảng canh, nuôi trồng thủy sản cao sản, nuôi trồng thủy sản kết hợp, nuôi trồng trên biển và nuôi quảng canh cải tiến. Mục tiêu của ngành là đào tạo kỹ sư có kiến thức, kỹ năng thực hành và vận dụng vào thực tiễn bao gồm những lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Chương trình đào tạo ngành Nuôi trồng thủy sản sẽ trang bị cho người học kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cần thiết như thiết kế, tổ chức và quản lý các hoạt động nuôi trồng thủy sản, tham gia nghiên cứu và cải tiến công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm mới phục vụ thị trường trong nước và nước ngoài; tư vấn kỹ thuật về hoạch định phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững; cung cấp dịch vụ và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản. Từ đó, cung cấp cho sinh viên đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc sau tốt nghiệp.

2.Chương trình đào tạo ngành Nuôi trồng thủy sản

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản trong bảng dưới đây.

Khối kiến thức Giáo dục đại cương
1 Giáo dục quốc phòng – An ninh 1 [*]
2 Giáo dục quốc phòng – An ninh 2 [*]
3 Giáo dục quốc phòng – An ninh 3 [*]
4 Giáo dục thể chất [1+2] [*]
5 Bơi lội [*]
6 Anh văn căn bản 1 [*]
7 Anh văn căn bản 2 [*]
8 Anh văn căn bản 3 [*]
9 Anh văn tăng cường 1 [*]
10 Anh văn tăng cường 2 [*]
11 Anh văn tăng cường 3 [*]
12 Pháp văn căn bản 1 [*]
13 Pháp văn căn bản 2 [*]
14 Pháp văn căn bản 3 [*]
15 Pháp văn tăng cường 1 [*]
16 Pháp văn tăng cường 2 [*]
17 Pháp văn tăng cường 3 [*]
18 Tin học căn bản [*]
19 TT. Tin học căn bản [*]
20 Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1
21 Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 2
22 Tư tưởng Hồ Chí Minh
23 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
24 Pháp luật đại cương
25 Logic học đại cương
26 Cơ sở văn hóa Việt Nam
27 Tiếng Việt thực hành
28 Văn bản và lưu trữ học đại cương
29 Xã hội học đại cương
30 Kỹ năng mềm
31 Xác suất thống kê
32 Hóa vô cơ và hữu cơ đại cương
33 TT. Hóa vô cơ và hữu cơ đại cương
34 Sinh học đại cương
35 TT. Sinh học đại cương
Khối kiến thức cơ sở ngành
36 Sinh hóa – TS
37 Ngư nghiệp đại cương
38 Hóa phân tích ứng dụng – TS
39 Hình thái và phân loại tôm, cá
40 Thực vật thủy sinh
41 Động vật thủy sinh
42 Sinh thái thủy sinh vật
43 Vi sinh thủy sản đại cương A
44 Sinh lý động vật thủy sản A
45 Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản A
46 Phương pháp thí nghiệm và viết báo cáo – TS
47 TTGT cơ sở nuôi trồng thủy sản
48 Phương pháp nghiên cứu sinh học cá
49 Miễn dịch học thủy sản đại cương
50 Mô – Phôi động vật thủy sản
51 Anh văn chuyên môn thủy sản
52 Pháp văn chuyên môn KH&CN
53 Kinh tế tài nguyên thủy sản
Khối kiến thức Chuyên ngành
54 Kỹ thuật nuôi thức ăn tự nhiên
55 Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt
56 Kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt
57 Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển
58 Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác
59 Kỹ thuật nuôi động vật thân mềm
60 Quản lý dịch bệnh thủy sản
61 Di truyền và chọn giống thủy sản
62 Quản lý chất lượng môi trường ao nuôi thủy sản
63 Thực tập giáo trình nuôi thủy sản nước ngọt
64 Thực tập giáo trình kỹ thuật nuôi hải sản
65 Thực tập thực tế – NTTS
66 Kinh tế thủy sản
67 Công trình và thiết bị thủy sản
68 Kỹ thuật nuôi cá cảnh và thủy đặc sản
69 Quy hoạch phát triển thủy sản
70 Vi sinh vật hữu ích
71 Kỹ thuật khai thác thủy sản B
72 Thuốc và hoá chất trong thuỷ sản
73 Kỹ thuật trồng rong biển
74 Thương hiệu sản phẩm thủy sản
75 Maketing thủy sản
76 Kỹ thuật nuôi cá cảnh và thủy đặc sản
77 Vi sinh vật hữu ích
78 Kỹ thuật khai thác thủy sản B
79 Thuốc và hoá chất trong thuỷ sản
80 Vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản
81 Quan trắc và cảnh báo môi trường
82 Phân tích hoạt động kinh doanh
83 Xây dựng và thẩm định dự án đầu tư
84 Luận văn tốt nghiệp – NTTS
85 Tiểu luận tốt nghiệp – NTTS
86 Tổng hợp kiến thức cơ sở – NTTS
87 Tổng hợp kiến thức kỹ thuật – NTTS
88 Chuyên đề chẩn đoán bệnh động vật thủy sản
89 Chuyên đề kỹ thuật nuôi thủy sản
90 Chuyên đề kỹ thuật sản xuất giống thủy sản

Theo Đại học Cần Thơ

3.Các khối thi vào ngành Nuôi trồng thủy sản

– Mã ngành: 7620301

– Ngành Nuôi trồng thủy sản xét tuyển các tổ hợp môn sau:

A00: Toán – Vật lý – Hóa học

A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh

A16: Toán – Khoa học tự nhiên – Ngữ văn

B00: Toán – Hóa – Sinh học

D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh

D08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh

D90: Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh

4.Điểm chuẩn ngành Nuôi trồng thủy sản

Điểm chuẩn ngành Nuôi trồng thủy sản năm 2018 của các trường đại học như sau:

Phương thức xét kết quả thi THPT Quốc gia: trong khoảng 14 – 17 điểm.

Phương thức xét học bạ THPT: trong khoảng 18- 20 điểm.

Tìm hiểu về ngành nuôi trồng thủy sản

5.Các trường đào tạo ngành Nuôi trồng thủy sản

Ở nước ta hiện có nhiều trường đại học đào tạo ngành Nuôi trồng thủy sản, các bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:

– Khu vực miền Bắc:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Đại học Hạ Long

– Khu vực miền Trung:

Đại học Nha Trang

Đại học Nông lâm – Đại học Huế

Đại học Vinh

Đại học Hồng Đức

– Khu vực miền Nam:

Đại học Kiên Giang

Đại học Cần Thơ

Phân hiệu Đại học Cần Thơ tại Hậu Giang

Đại học An Giang

Đại học Đồng Tháp

Đại học Bạc Liêu

Đại học Trà Vinh

Đại học Tây Đô

Đại học Nông lâm TP.HCM

Đại học Nông lâm TP.HCM tại Ninh Thuận

Đại học Tiền Giang

6.Cơ hội việc làm ngành Nuôi trồng thủy sản

Được đánh giá là ngành học trọng điểm của nhóm ngành Thủy sản, ngành Nuôi trồng thủy sản đem đến nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên. Cụ thể, sinh viên của ngành có thể đảm nhận một số công việc tại các đơn vị sau:

  • Đảm nhận công tác quản lí và điều hành sản xuất, kinh doanh: Cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, cán bộ khuyến ngư, cán bộ quản lí, cán bộ thị trường
  • Cơ quan quản lí nhà nước: Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông tại các tỉnh, huyện… trạm khuyến nông và các bộ, sở, ban ngành liên quan..
  • Doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất thức ăn thuỷ sản, sản xuất và chế biến thuỷ hải sản: nhà nước, nước ngoài, liên doanh, tư nhân
  • Viện nghiên cứu: Viện nghiên cứu NTTS, Viện Khoa học Nông nghiệp, Viện Hải dương học, Viện Di truyền…
  • Cơ sở giáo dục đào tạo: đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề…
  • Tổ chức xã hội và tổ chức phi chính phủ, quốc tế…
  • Các cơ sở khác liên quan đến chuyên ngành đào tạo.

7.Mức lương của ngành Nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là ngành học có mức lương mở, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, địa điểm làm việc và năng lực chuyên môn… Tuy nhiên, đây được đánh giá là ngành học có mức lương “hấp dẫn”. Với những người có khoảng 1 năm kinh nghiệm, mức lương dao động trong khoảng 8 –  20 triệu.

8.Nhưng tố chất phù hợp với ngành Nuôi trồng thủy sản

Để có thể theo học ngành Nuôi trồng thủy sản, người học cần có một số tố chất sau:

  • Yêu thiên nhiên, môi trường;
  • Nhạy cảm và hòa hợp với thiên nhiên
  • Thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng;
  • Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật;
  • Thích các hoạt động ngoài trời [cắm trại, leo núi, làm vườn, lặn biển];
  • Thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên;
  • Thích xem các chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên;
  • Giỏi các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý.

Với những chia sẻ trên, hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích, giúp thí sinh tìm hiểu ngành Nuôi trồng thủy sản cụ thể và chính xác.

Nguồn: Tuyển sinh số.

Kỳ thi THPT quốc gia tổng hợp.

Video liên quan

Chủ Đề