Cf là gì trong dự án

Dòng tiền là gì?

Dòng tiền [tên gọi tiếng anh là cash flow, ký hiệu là CF] là sự vận chuyển liên tục của dòng tiền thu - chi của cửa hàng, doanh nghiệp trong một khoản thời gian xác định. Dòng tiền vào được hiểu là nguồn thu từ hoạt động kinh doanh. Dòng tiền ra chính là khoản đầu tư để phát triển hoạt động kinh doanh đó.

Nội dung chính

  • Dòng tiền là gì?
  • Các khái niệm liên quan đến dòng tiền
  • Dòng tiền thuần là gì?
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì?
  • Dòng tiền chiết khấu là gì?
  • Dòng tiền đều là gì?
  • Dòng tiền không đều là gì?
  • Dòng tiền sau thuế là gì?
  • Phân biệt dòng tiền thuần và lợi nhuận
  • Vai trò của việc quản lý dòng tiền
  • Lý do dòng tiền thuần suy yếu
  • Cách quản trị dòng tiền hiệu quả
  • Video liên quan

Ví dụ: Bạn mở cửa hàng hoa, khách đến mua hoa và thanh toán thì khoản tiền đó gọi là dòng tiền vào. Khi bạn chi tiền để nhập hoa và các vật liệu liên quan để phục vụ cho việc kinh doanh hoa của mình thì đó gọi là dòng tiền ra.

Trong kinh doanh để tạo ra lợi nhuận thì dòng tiền vào lớn hơn dòng tiền ra, tức là số tiền thu được nhiều hơn khoản tiền chi ra. Tuy nhiên, việc này không hề đơn giản vì thực tế cho thấy rất nhiều đơn vị kinh doanh gặp phải vấn đề liên quan đến dòng tiền.

Ví dụ: Bạn đầu tư mở một cửa hàng tạp hóa, số tiền thu lại dùng để nhập hàng mới và sửa sang cửa hàng. Tuy nhiên, trong quá trình buôn bán, có nhiều khách hàng mua nợ nhưng không trả tiền đúng hẹn. Đến cuối tháng, tổng kết việc thu chi thì bạn sẽ không còn tiền để nhập hàng theo dự tính.

Ngoài ra, việc các chủ cửa hàng, doanh nghiệp tạo ra dòng tiền âm [chi nhiều hơn thu] cũng không phải xa lạ, nhất là với những người đang trong giai đoạn đầu của quá trình kinh doanh.

Dòng tiền là gì?

Các khái niệm liên quan đến dòng tiền

Dòng tiền thuần là gì?

Dòng tiền thuần được viết tắt là FCFF là số tiền còn lại sau khi thu và chi. Về bản chất thì dòng tiền thuần được tạo ra từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. Vậy dòng tiền thuần tính như thế nào?

Dòng tiền thuần của doanh nghiệp được tính bằng công thức sau:

Dòng tiền thuần của doanh nghiệp = Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh + Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư + Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính.

Trong đó:

- Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh = Tổng dòng tiền đi vào của hoạt động kinh doanh Tổng dòng tiền đi ra của hoạt động kinh doanh

- Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư = Tổng dòng tiền đi vào của hoạt động đầu tư Tổng dòng tiền đi ra của hoạt động đầu tư

- Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính = Tổng dòng tiền đi vào của hoạt động tài chính Tổng dòng tiền đi ra của hoạt động tài chính

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì?

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bản báo cáo về tình hình thu chi của cửa hàng, doanh nghiệp được tổng hợp dựa trên 3 hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Nhờ có báo cáo lưu chuyển tiền tệ mà chủ doanh nghiệp có thể thấy được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác định và nắm được khoản tiền đầu tư lấy từ đâu, chi tiêu vào việc gì

Ngoài ra, chúng ta sẽ nhận ra mối quan hệ mật thiết giữa lợi nhuận và dòng tiền thuần. Lợi nhuận sẽ được xác định bằng khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Trong khi đó, dòng tiền trong báo cáo lưu chuyển sẽ phản ánh sự chênh lệch thực tế của dòng tiền vào và ra. Ngoài ra, nó còn là báo cáo quan trọng để đánh giá khả năng tạo ra doanh thu hoặc trả nợ đúng hạn hay dự báo dòng tiền tương lai để đánh giá, xếp loại doanh nghiệp.

Tham khảo mẫu lưu chuyển tiền tệ TẠI ĐÂY.

Dòng tiền chiết khấu là gì?

Dòng tiền chiết khấu [tên gọi tiếng anh là discounted cash flow, ký hiệu là DCF] là phương pháp để ước tính giá trị của khoản đầu tư dựa vào dòng tiền tương lai của nó. Nhờ có phân tích DCF, nhà đầu tư có thể đưa ra nhận định ban đầu về giá trị của một công ty tại thời điểm hiện tại bằng cách dự đoán công ty có thể tạo ra bao nhiêu tiền trong tương lai. DCF còn được gọi là mô hình dòng tiền chiết khấu.

Công thức tính dòng tiền chiết khấu:

Trong đó:

  • CF = Dòng tiền trong kỳ
  • r = lãi suất hoặc lãi suất chiết khấu
  • n = số kỳ

Dòng tiền đều là gì?

Dòng tiền đều là dòng tiền bao gồm các khoản tiền bằng nhau được phân bố đều theo thời gian. Nó được phân thành 3 loại như sau:

  • Dòng tiền đều thông thường [tên tiếng anh là ordinary annuity] xảy ra vào cuối kỳ
  • Dòng tiền đều đầu kỳ [tên tiếng anh là annuity due] xảy ra vào đầu kỳ
  • Dòng tiền đều vĩnh cửu [tên tiếng anh là perpetuity] xảy ra cuối kỳ và không bao giờ chấm dứt.

Cùng tìm hiểu về dòng tiền đều qua ví dụ sau:

Ông A cho thuê mặt bằng kinh doanh với số tiền là 60 triệu đồng/năm trong vòng 3 năm, thời hạn thanh toán là 31/12 hàng năm. Thu nhập được tạo ra từ việc cho thuê mặt bằng kinh doanh được gọi là dòng tiền đều hay cụ thể trong trường hợp này gọi là dòng tiền đều thông thường [vì hạn thanh toán vào cuối năm] bao gồm 3 khoản tiền bằng nhau trong vòng 3 năm.

Thay vì nhận tiền cho thuê mặt bằng kinh doanh vào dịp cuối năm, ông A yêu cầu người thuê phải trả tiền vào ngày 1/1 hàng năm. Dòng tiền trong trường hợp này được gọi là dòng tiền đều đầu kỳ.

Sau 3 năm cho thuê bằng kinh doanh, ông A quyết định bán nhà để mua cổ phiếu ưu đãi của một công ty. Hàng năm, ông A được hưởng mức cổ tức cố định là 80 triệu đồng/tháng. Giả định công ty tổn tại vĩnh viễn, số tiền mà ông A thu được từ việc mua cổ phiếu là một dòng tiền đều vĩnh cửu.

Dòng tiền đều là gì?

Dòng tiền không đều là gì?

Dòng tiền không đều [tên tiếng anh là uneven or mixed cash flows] là loại dòng tiền bao gồm các khoản tiền không bằng nhau trong một thời kỳ nhất định. Loại dòng tiền này phổ biến hơn so với dòng tiền đều. Hầu hết doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp, chủ cửa hàng đều thuộc dòng tiền không đều.

Ví dụ: Doanh thu bán quần áo của một cửa hàng vào tháng 4 là 60.000.000 đồng/tháng. Nếu theo định nghĩa dòng tiền đều, thì doanh thu mỗi ngày = 60.000.000/30 = 2.000.000 đồng. Tuy nhiên, thực tế không phải ngày nào cửa hàng cũng bán được 2.000.0000 đồng, sẽ có ngày bán ít hoặc nhiều hơn con số đó.

Dòng tiền sau thuế là gì?

Dòng tiền sau thuế tên tiếng anh là Cash Flow After Taxes hay After-Tax Cash Flow, được ký hiệu là CFAT. Dòng tiền sau thuế là thước đo hiệu quả tài chính khi xem xét cả ảnh hưởng của thuế đến lợi nhuận. Nó được dùng để xác định dòng tiền của một khoản đầu tư hoặc một dự án do doanh nghiệp thực hiện.

Công thức tính dòng tiền sau thuế:

CFAT = Thu nhập ròng + Khấu hao [hữu hình] + Khấu hao [vô hình] + Các khoản phí phi tiền mặt khác

Các nhà đầu tư thường dựa vào chỉ số CFAT để đánh giá khả năng trả cổ tức của một doanh nghiệp. CFAT càng lớn thì tỷ lệ doanh nghiệp trả cổ tức cao càng lớn.

Phân biệt dòng tiền thuần và lợi nhuận

Cùng tìm hiểu các tính của dòng tiền thuần và lợi nhuận và ví dụ sau để dễ dàng phân biệt hai thuật ngữ trên.

  • Dòng tiền thuần = Dòng tiền vào Dòng tiền ra
  • Lợi nhuận = Doanh thu Chi phí

Ví dụ: Bạn mở cửa hàng bia với số vốn là 500 triệu đồng. Tiền thu từ kinh doanh trong tháng đầu tiên là 50 triệu đồng, tiền nhập hàng là 200 triệu đồng, tiền chi các khoản khác là 150 triệu đồng. Theo công thức trên:

  • Dòng tiền thuần = Tiền vốn 500 triệu + Tiền thu kinh doanh 50 triệu Tiền chi nhập hàng 200 triệu Tiền chi khác 150 triệu = 200 triệu
  • Lợi nhuận = Tiền thu kinh doanh 50 triệu Tiền chi nhập hàng 200 triệu Tiền chi phí khác 150 triệu= 300 triệu

Như vậy hai cách tính dòng tiền thuần và lợi nhuận là hoàn toàn khác nhau. Bạn nên phân biệt rõ ràng để tránh nhầm lẫn về sau.

Vai trò của việc quản lý dòng tiền

Quản lý dòng tiền có vai trò quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải có. Cụ thể:

- Sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả nhất: Giúp doanh nghiệp đánh giá tình hình tài chính hiện tại để lựa chọn dự án đầu tư hợp lý dựa trên sự phân tích về khả năng sinh lời, mức độ rủi ro của dự án.

- Huy động vốn kịp thời để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Trong quá trình hoạt động, sẽ có giai đoạn các doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn ngắn hạn và dài hạn để phát triển dịch vụ kinh doanh của mình. Việc quản lý dòng tiền sẽ giúp doanh nghiệp xác định chính xác nhu cầu về vốn tại mỗi thời điểm để từ đó có chính sách huy động vốn kịp thời nhất.

- Có kế hoạch vay hoặc trả tiền hiệu quả, từ đó có thể tăng mức độ uy tín với ngân hàng với các đối tác và các nhà cung cấp

- Giảm thiểu tối đa các chi phí không cần thiết để tối ưu nguồn vốn cho doanh nghiệp

- Quản lý dòng tiền giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các chế độ dành cho nhân viên như các khoản thưởng hay thanh toán lương đúng hạn. Từ đó có thể tăng năng suất lao động.

Vai trò của dòng tiền rất quan trọng

Lý do dòng tiền thuần suy yếu

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến dòng tiền thuần suy yếu:

- Do doanh nghiệp chưa xây dựng kế hoạch ngân sách, chi tiêu hợp lý. Điều đó rất dễ dẫn đến trường hợp chi tiêu ngẫu hứng, không theo kế hoạch, khoản chi nhiều hơn khoản thu dẫn đến tình trạng dòng tiền âm.

Ví dụ: Doanh thu của cửa hàng thời trang tháng này của bạn gấp đôi tháng trước nên bạn có ý định mở thêm một chi nhánh khác và việc này là quyết định nhất thời không nằm trong sự tính toán và kế hoạch từ trước. Doanh thu của cửa hàng mới không đạt được như dự kiến mà các chi phí phải trả như tiền thuê mặt bằng, trả lương cho nhân viên vẫn phải chi trả đều sẽ khiến dòng tiền của bạn bị âm.

- Do kỹ năng quản lý tài chính kém, không tìm được cách tháo gỡ khó khăn về tài chính. Vì vậy việc mất cân bằng tài chính trong trường hợp này là khó tránh khỏi. Điển hình như nhiều người có tư tưởng chạy theo lợi nhuận mà không tính để khả năng thu hồi nợ nên có thể doanh thu cửa hàng tăng nhưng vẫn không có tiền. Ví dụ cho khách hàng nợ hoặc tạm ứng vượt quá thời gian cho phép hoặc khách hàng trả nợ không đúng hẹn...

Cách quản trị dòng tiền hiệu quả

Dưới đây là một số cách quản trị dòng tiền hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

- Hãy đưa ra dự báo cho dòng tiền của doanh nghiệp theo tháng, quý, năm để lên phương án đầu tư phù hợp và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Bằng cách kiểm soát dòng tiền, chủ doanh nghiệp cũng sẽ nắm được tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp để cân đối dòng tiền ra bằng cách cắt giảm ở mức tối đa các chi phí không cần thiết. Nếu những khoản phải chi không thể tìm kiếm những lựa chọn có giá tốt hơn.

- Khuyến khích khách hàng thanh toán đúng hạn bằng cách triển khai các chương trình ưu đãi như giảm giá, khấu trừ % trên tổng số tiền phải trả Tuy nhiên, cần cân nhắc khoản giảm trừ phù hợp để không phải bù lỗ.

- Trước khi giao dịch với khách hàng, đối tác cần phải có điều khoản thanh toán rõ ràng, trong đó cần quy định rõ mức phí phạt khi thanh toán trễ hạn. Chỉ giao dịch với khách hàng có lịch sử thanh toán tốt, hồ sơ thanh toán đảm bảo. Với các khách hàng có lịch sử thanh toán kém có thể yêu cầu họ thanh toán trước để giảm thiểu rủi ro tín dụng. Với cách làm này có thể khiến doanh nghiệp giảm doanh thu do đối tượng khách hàng phục vụ bị bó hẹp. Tuy nhiên, xét về lâu dài sẽ giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng khách hàng, đối tác mất khả năng thanh toán.

- Cán bộ tài chính doanh nghiệp nên trau dồi và bổ sung kiến thức về quản lý tài chính để đưa ra chiến lược quản lý hiệu quả, cập nhập những mô hình quản trị tài chính mới có thẻ áp dụng vào doanh nghiệp, đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời với các rắc rối xảy ra.

Như vậy, dòng tiền là một thuật ngữ gắn liền với quá trình kinh doanh của bất kỳ cửa hàng hay doanh nghiệp nào. Nếu bạn đang có dự định kinh doanh hãy học cách quản trị dòng tiền hiệu quả để tránh trường hợp dòng tiền âm trong khoảng thời gian dài.

Chủ Đề