Kỹ năng ngoại ngữ của sinh viên

TT - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết như thế đối với môn học này. Ông nhìn nhận đó là một sự thất bại tại hội nghị triển khai đề án dạy và học ngoại ngữ trong trường đại học ngày 23-12.

“Nếu ở môn học khác, bên cạnh những mặt còn hạn chế thì vẫn có thành công, nhưng với môn ngoại ngữ dạy mãi mà học sinh, sinh viên vẫn không sử dụng được. Đó thật sự là một thất bại”- Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã nói như thế tại hội thảo triển khai đề án ngoại ngữ ở các trường đại học do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 23-12.

TS Nguyễn Ngọc Hùng, trưởng bộ phận thường trực ban quản lý đề án ngoại ngữ quốc gia 2020, nhận xét một trong những nguyên nhân khiến việc “dạy học ngoại ngữ mãi vẫn kém” trong các trường đại học là do quan điểm coi ngoại ngữ như một môn học kiến thức chứ không phải kỹ năng.

Chính vì vậy nên từ chương trình đến cách dạy, cách học đã không chú trọng việc rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho người học. Việc dạy và học chủ yếu phục vụ thi, trong khi các kỳ thi cuối cấp, thi vào đại học vẫn chỉ tập trung vào ngữ pháp. Quan niệm này giống như một cản trở lớn trong việc rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ của học sinh, sinh viên.

Kỹ năng ngoại ngữ của sinh viên

Một lớp học của sinh viên chương trình tiên tiến Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM). Sinh viên theo học chương trình này phải học hoàn toàn bằng tiếng Anh - Ảnh: Trần Huỳnh

Giáo viên nói quá nhiều

Cũng với quan niệm như vậy nên chương trình, sách giáo khoa chỉ chú trọng đến ngôn ngữ, coi nhẹ phát triển kỹ năng, lấy giáo trình thay cho chương trình.

Khảo sát của đề án cũng cho thấy năng lực nhiều giáo viên tiếng Anh ở các trường đại học còn bất cập, nhiều người không có phương pháp sư phạm. Một trong những lợi thế của việc dạy học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng hiện nay là có sự trợ giúp của công nghệ thông tin (các phần mềm dạy học, Internet...), nhưng nhiều giáo viên lại không có khả năng hoặc không có thói quen sử dụng các phương tiện hiện đại này vào việc dạy học - ông Hiển nhận xét.

Đề cập đến bất cập này qua đánh giá thực tiễn dạy học ngoại ngữ trong các trường đại học, TS Hùng cho rằng: giáo viên dạy ngoại ngữ vẫn nói quá nhiều trong giờ học, trong khi lẽ ra phải tạo cơ hội cho người học nghe, nói, giao tiếp, tạo môi trường để người học sử dụng ngoại ngữ.

Không ngờ giáo viên yếu kém như thế!

“Khi triển khai đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 ở bậc phổ thông, điều chúng tôi đã lường trước là khó khăn về đội ngũ giáo viên. Đã biết trước là năng lực ngoại ngữ và năng lực dạy học ngoại ngữ của giáo viên còn kém, nhưng khi tiến hành khảo sát vẫn không ngờ trình độ giáo viên lại kém đến thế! Chỉ 10% số giáo viên được khảo sát đạt yêu cầu, trong đó có địa phương chỉ 1-2% số giáo viên đạt yêu cầu. Nhiều nơi giáo viên chỉ đạt trình độ B2 theo khung tham chiếu ngôn ngữ châu Âu, có nơi chỉ đạt B1 nhưng vẫn đi dạy. Việc này có một phần trách nhiệm của các trường đại học, nơi cung cấp nguồn giáo viên dạy ngoại ngữ”.

Thứ trưởng
Nguyễn Vinh Hiển

Bất cập trong quan niệm, chương trình, giáo trình, đội ngũ giáo viên, phương pháp giảng dạy là những yếu tố dẫn đến bất cập về chất lượng sản phẩm đào tạo, đó là cách tiếp cận, cách học tập, trình độ ngoại ngữ của sinh viên.

Theo nhận định của một số thành viên ban quản lý đề án, đa số sinh viên các trường đại học thụ động, không có phương pháp tự học, không biết sử dụng các phương tiện hiện đại vào việc học tập.

TS Dương Bạch Nhật, Trường đại học Duy Tân, Đà Nẵng, nhận xét kỹ năng nghe, nói, viết luận bằng tiếng Anh của sinh viên đại học rất kém. Sinh viên không quen phát âm ngữ điệu, không quen phong cách giao tiếp, vốn từ vựng ít. Nhiều sinh viên không nắm được cấu trúc câu trong tiếng Anh...

TS Hùng nói: “Sinh viên học xong, thi điểm cao, nhưng không sử dụng được ngoại ngữ vào công việc và cuộc sống do thiếu kỹ năng, do việc học không nhắm đến mục tiêu sử dụng mà chỉ để có vốn liếng đi thi, lấy bằng”.

Thách thức lớn

Tại hội thảo trên, đại diện nhiều trường không giấu được nỗi lo khi mục tiêu đề ra thì lớn nhưng có quá nhiều khó khăn.

Ông Vũ Ngọc Pi, phó hiệu trưởng Trường đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên, cho biết: “Do chất lượng dạy học ngoại ngữ ở phổ thông thấp nên đầu vào của trường đại học cũng thấp và không đồng đều, việc phân loại trình độ và áp dụng chương trình dạy học tương ứng với các trình độ là việc khó khăn, trong khi thời lượng dành cho tiếng Anh quá ít (chỉ có 10 tín chỉ/tổng số 150 tín chỉ), số lượng sinh viên/lớp tiếng Anh quá lớn, trung bình 50-80 sinh viên/lớp/giảng viên. Trong khi đội ngũ giảng viên thiếu và còn yếu, ít người được đào tạo ở nước ngoài”.

Khó khăn mà ông Pi đề cập cũng là nỗi lo chung của nhiều trường. Theo TS Dương Bạch Nhật, sự yếu kém và thiếu đồng bộ trong chất lượng đầu vào là một khó khăn rất lớn. Qua khảo sát có thể tạm chia sinh viên năm 1 ra bốn nhóm: nhóm bắt đầu học tiếng Anh từ lớp 2, nhóm bắt đầu học từ lớp 3, nhóm bắt đầu học từ lớp 6, nhóm bắt đầu học từ lớp 10. Với thực trạng này, việc xếp lớp rất phức tạp và để tăng tốc đào tạo trong 3-4 năm đạt chuẩn mà đề án đưa ra là vô cùng khó.

Cũng giống như khi triển khai ở bậc phổ thông, tại bậc đại học nguồn giảng viên ngoại ngữ có chất lượng, theo đại diện nhiều trường, cũng là thách thức lớn.

VĨNH HÀ

Các trường phải chủ động

Sự bất cập về chất lượng dạy học ngoại ngữ, yêu cầu bức thiết về việc tăng cường ngoại ngữ trong đào tạo nguồn nhân lực của xu thế hội nhập là động lực để việc triển khai đề án ngoại ngữ phải gấp rút thực hiện ở bậc đại học.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, nếu ở bậc phổ thông khi triển khai đề án ngoại ngữ phải có kế hoạch chi tiết, hướng dẫn cụ thể thì ở bậc đại học, Bộ GD-ĐT kêu gọi các trường phải chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện trên cơ sở trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giữa các trường. Năm 2012 sẽ chú trọng triển khai đề án ngoại ngữ ở bậc đại học và các trường phải sớm thành lập ban chỉ đạo triển khai đề án ngoại ngữ, có lộ trình, giải pháp thực hiện. Để có sự chuyển động trong việc tăng cường dạy học ngoại ngữ sẽ phải điều chỉnh đồng bộ về thời lượng dạy học, chương trình, tài liệu, công nghệ dạy học, giáo viên...

Theo TS Nguyễn Thị Lê Hương - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD-ĐT, mục tiêu của đề án đặt ra là sinh viên tốt nghiệp các ngành không chuyên ngữ tối thiểu phải đạt bậc 3 (hiểu được ý chính của một diễn ngôn tiêu chuẩn, rõ ràng về các vấn đề quen thuộc trong công việc; có thể xử lý các tình huống diễn ra khi đến nơi sử dụng ngôn ngữ) theo khung năng lực ngoại ngữ, và đạt bậc 4 (hiểu chính xác văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể, có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ) và bậc 5 (có thể hiểu được các văn bản dài với phạm vi rộng và nhận biết được hàm ý, diễn đạt trôi chảy) đối với sinh viên tốt nghiệp các ngành chuyên ngữ ở bậc cao đẳng và đại học. Năm học 2011-2012 sẽ cố gắng thực hiện chương trình đào tạo tăng cường ngoại ngữ cho khoảng 10% số lượng sinh viên đại học, cao đẳng và khoảng 60% số sinh viên vào năm học 2015-2016, 100% vào năm học 2019-2020.

Khi nền giáo dục bắt đầu phát triển, lượng sinh viên ra trường ngày càng nhiều thì những tiêu chí tuyển chọn nhân viên bắt đầu được nâng cao. Để không bị lãng phí thời gian và công sức suốt bao năm học tập thì trước khi tốt nghiệp bậc học cao nhất, các bạn sinh viên cần trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết cho mình. Sau đây điểm qua danh sách 10 kỹ năng mà các chủ doanh nghiệp luôn đòi hỏi nhân viên ở bài viết bên dưới nhé.
1. Ngoại ngữ Trong thời kỳ toàn cầu hoá, ngoại ngữ ngày càng trở lên cần thiết hơn bao giờ hết. Đó cũng là lý do vì sao khi làm việc hay tuyển dụng, các công ty đánh giá rất cao những nhân viên có kỹ năng ngoại ngữ tốt.

Trong thời đại kinh tế hội nhập như hiện nay thì việc đầu quân vào những công ty đa quốc gia chắc chắn sẽ đem lại cho bạn nhiều chế độ đãi ngộ và quyền lợi hơn cả. Tuy nhiên, để nhà tuyển dụng nhìn đến hồ sơ của bạn thì buộc lòng bạn phải có một bằng cấp ngoại ngữ với trình độ cao nhất định để phù hợp với mục đích công việc.

Kỹ năng ngoại ngữ của sinh viên

Hiện nay, tiếng anh đã trở thành một ngôn ngữ phổ biến và là yếu tố tất yếu bắt buộc bạn phải có khi đi phỏng vấn. Bên cạnh tiếng anh thì những ngôn ngữ của các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong việc tìm kiếm một công việc có thu nhập cao. Hơn nữa giữa 2 ứng viên có cùng trình độ, khả năng như nhau chắc chắn ưu thế sẽ thuộc về ứng viên giỏi ngoại ngữ. Vậy nên nhiều người thường có câu của miệng: "Muốn việc nhẹ lương cao, chỉ cần giỏi ngoại ngữ".
2. Tin học
Tin học văn phòng là một nhánh trong ngành CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, chú trọng đến khả năng xử lý các công việc thường được sử dụng trong văn phòng như: thao tác với văn bản, bảng tính, trình chiếu. Tin học văn phòng gồm bộ công cụ Microsoft Office liên quan như Microsoft Office Word, Microsoft Office Excel, Microsoft Office Power Point, Microsoft Office Access, … với rất nhiều các phiên bản khác nhau nhưng về cơ bản là phục vụ cho công việc văn phòng nói chung.

Kỹ năng ngoại ngữ của sinh viên

Sẽ là vô cùng lạc hậu nếu như bạn nói rằng mình không rành máy vi tính trong thời đại số hóa như hiện nay. Thế nhưng nói như vậy không có nghĩa là bạn giỏi chơi game thì sẽ được nhận dễ dàng đâu nhé. Trong hồ sơ xin việc dù là ở bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải luôn có một tấm bằng tin học kèm theo để chứng minh rằng bạn hoàn toàn có thể đáp ứng những kỹ năng máy tính phổ biến thông thường như word, excel, power point,…
3. Thuyết trình Các chuyên gia, những người thành công đều có một nhận định chung rằng muốn trở thành quản lý lãnh đạo cấp cao chắc chắn bạn phải có rất nhiều kỹ năng trong đó có kỹ năng thuyết trình.

Nhiều bạn trẻ thành công nhờ thể hiện được bản thân mình trước đám đông trong các buổi hội thảo; chuyên đề; làm việc nhóm… và họ được những chuyên gia người quản lý nhận ra, từ đó họ có được những cơ hội tốt hơn trong công việc.

Kỹ năng ngoại ngữ của sinh viên

Nếu hiện tại bạn vẫn là nhân vật nhút nhát và hoảng sợ khi đứng trước đám đông hoặc cứ nhìn chăm chăm vào kịch bản khi thuyết trình thì trước khi năm học cuối cùng kết thúc bạn cần cải thiện chúng ngay lập tức. Việc tự tin trình bày ý tưởng trước đám đông sẽ là kỹ năng vô cùng cần thiết cho bạn sau này tại các buổi họp, sẽ chẳng người sếp nào chấp nhận một nhân viên ấp a ấp úng suốt cuộc họp chẳng thể trình bày nổi ý kiến của mình.
4. Đánh máy nhanh Rất nhiều bạn trẻ sở hữu trong tay các bằng cấp tin học và nghĩ rằng chúng đã đủ. Thế nhưng có một kỹ năng gắn liền với chiếc máy vi tính mà nhiều người thường bỏ qua chính là: đánh máy nhanh.

Sau này khi ra trường, với sức ép công việc dồn dập và một quỹ thời gian có hạn, nếu vẫn duy trì tốc độ đánh máy chậm chạp của mình chắc hẳn bạn sẽ chẳng thể nào hoàn thành xong khối lượng công việc khổng lồ ấy. Tốc độ đánh máy tối thiểu cần có cho một nhân viên văn phòng bình thường là 80 từ/ phút. Bạn đã đạt được đến giới hạn đó chưa?

Kỹ năng ngoại ngữ của sinh viên

5. Tính toán nhanh Ai cũng mong muốn mình trở thành một nhân viên giỏi, một nhân viên xuất sắc. Việc tính toán nhanh sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và không bị tình trạng lệ thuộc quá nhiều vào máy móc.

Không chỉ vậy, khi đã quen với việc tính nhẩm, và thân thiết với những phép tính, bạn sẽ nhanh chóng phát hiện ra lỗi sai của mình, không cần trông chờ vào sự có mặt của máy tính và tính toán được những lợi ích cho mình để có thể đưa ra lời đồng ý hoặc từ chối đúng lúc.

Kỹ năng ngoại ngữ của sinh viên

6. Giao tiếp Kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn đạt được thành công trong công việc và cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Thông qua việc giao tiếp, trao đổi với người khác, bạn sẽ thể hiện được quan điểm, chính kiến của mình, đồng thời tạo được cái tôi riêng, làm cho bản thân trở nên khác biệt với số đông.

Hãy thử tưởng tượng bạn là sinh viên mới ra trường và đang bắt đầu đời sống của nhân viên công sở. Để được cấp trên đánh giá cao, bạn phải trải qua những bước kiểm tra năng lực với thời hạn từ 2 đến 3 tháng mới được nhận vào làm. Nếu giao tiếp tốt, bạn sẽ dễ dàng tương tác với mọi người và có cơ hội học hỏi thêm nhiều kiến thức hữu dụng cho chính bản thân cũng như hòa nhập vào môi trường mới dễ dàng.

Kỹ năng ngoại ngữ của sinh viên

Giao tiếp tốt sẽ giúp bạn dễ dàng tạo dựng mối quan hệ, mở ra nhiều cơ hội tốt đẹp. Kỹ năng giao tiếp và đàm phán đòi hỏi bạn ngay cả khi vừa bước vào phòng phỏng vấn, những người khéo léo và tự tin sẽ nhanh chóng được đón nhận hơn là những người tự ti, nói năng thiếu lịch sự.
7. Lập kế hoạch Từ khi học tiểu học bạn đã được phát cho một thời khóa biểu phân chia những môn học theo ngày, đó chính là bảng lập kế hoạch đơn giản đầu tiên mà bạn có trong cuộc đời. Vì sao học sinh đi học cần có thời khóa biểu và giáo viên đi dạy cần có thời khóa biểu?

Vì chúng sẽ giúp công việc được diễn ra có trật tự và kiến thức được phân bổ đều hơn. Từ đó bạn có thể nhận ra một điều rằng, bạn cần biết cách lập kế hoạch tốt trước khi bắt đầu vào xin việc tại các công ty. Việc lập kế hoạch logic sẽ giúp bạn xử lý công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Kỹ năng ngoại ngữ của sinh viên

Lập kế hoạch công việc hay hoạch định công việc là một quá trình ấn định những mục tiêu và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó.
8. Kỹ năng chuyên ngành
Nhiều bạn trẻ thường có thói quen lựa chọn công việc làm thêm nhàn rỗi như phục vụ quán ăn, phát tờ rơi mà hoàn toàn không nghĩ đến việc chọn lựa một công việc làm thêm có thể hỗ trợ giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm cho chuyên ngành mà mình đang theo học.

Kỹ năng ngoại ngữ của sinh viên

Khi tuyển dụng, 100% các công ty đều đòi hỏi nhân viên kinh nghiệm thực tiễn thay vì khối kiến thức sáo rỗng ở trường lớp. Vậy nên, hãy luôn đầu tư thật nhiều cho chuyên ngành của mình.
9. Tự lập Tự lập là người biết tự xây dựng lấy cuộc sống cho chính mình mà không nhờ vả, ỷ lại vào người khác. Không có sự giúp đỡ hay phụ thuộc từ yếu tố bên ngoài, cá nhân nào khác, người có tính tự lập sẽ do chính bản thân mình làm. Nói chung, tự lập là một cách độc lập, tự lo cho bản thân và có thể đưa ra các quyết định trong công việc và cuộc sống của mình.

Đi làm nghĩa là sẽ không có thầy cô cho bài ôn tập trước khi thi hay có những lần thi thử để bạn xem trước vấn đề sẽ phức tạp như thế nào. Khi bắt đầu vào làm việc, đòi hỏi bạn phải vận dụng toàn bộ tư duy và sở trường mà mình có được để hoàn tất công việc. Nếu không sớm rèn luyện cho mình khả năng tự lập, bạn sẽ rất nhanh chóng bị stress, hoảng sợ, áp lực với lượng công việc khổng lồ mà không ai hỗ trợ.

Kỹ năng ngoại ngữ của sinh viên

10. Làm việc tập thể Ông bà ta từ đời xưa đã có câu “chín người thì mười ý” điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể tìm được nhóm người hoàn toàn tâm đầu ý hợp với mình. Những người đồng nghiệp chắc chắn cũng sẽ chẳng thể nào thân thiện như những đứa bạn học bẻ sừng trâu của mình rồi, vì vậy, để có thể tồn tại trong môi trường công ty, bạn cần rèn luyện cho mình kỹ năng làm việc nhóm, làm việc tập thể từ khi còn ngồi ghế nhà trường, phân chia nghĩa vụ cụ thể, tích cực chia sẻ thông tin và đảm bảo hoàn thành trách nhiệm đúng hạn, như vậy mới không làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của toàn bộ tập thể.

Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng tương tác giữa các thành viên trong một nhóm, nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc việc phát triển tiềm năng của tất cả các thành viên. Một mục tiêu lớn thường đòi hỏi nhiều người làm việc với nhau, vì thế làm việc nhóm trở thành một định nghĩa quan trọng trong tổ chức cũng như trong cuộc sống. Kỹ năng làm việc nhóm kém có thể khiến năng lực làm việc của bạn không được phát huy, và bạn không thể hòa nhập tốt với đồng nghiệp.

Kỹ năng ngoại ngữ của sinh viên

Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản vì làm việc theo nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau..

Nguồn: toplist.vn