Khoai tây hấp trong bao lâu

Khoai tây được trồng đầu tiên bởi người dân bản địa tại dãy núi Andes ở Nam Mỹ. Cho tới nay, hàng ngàn giống khoai tây đã được trồng trên toàn thế giới. Mặc dù khoai tây có xu hướng giữ được lâu nhưng bạn có biết chính xác là chúng nên được bảo quản bao lâu trước khi chúng trở nên kém chất lượng và cần phải bỏ đi?

Thời hạn sử dụng của khoai tây phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm cách bạn bảo quản và bạn đã nấu chín chúng hay chưa.

  • Khoai tây chưa nấu chín có thể bảo quản từ 1 tuần đến vài tháng ở nhiệt độ phòng. Nếu nhiệt độ bảo quản mát hơn ví dụ như trong phòng bảo quản thực phẩm hoặc dưới tầng hầm thì chúng có thời gian bảo quản lâu hơn.
  • Đối với khoai tây đã nấu chín, chúng có thể bảo quản tới 4 ngày trong tủ lạnh và 1 năm trong tủ đông. Nếu bạn nghiền khoai tâybảo quản trong tủ đông thì chúng sẽ đóng băng.

Ngay cả khi bạn đã ghi nhớ về thời hạn bảo quản của khoai tây trong đầu, bạn vẫn nên kiểm tra khoai tây để biết xem chúng đã bị hư hỏng hay chưa.

Khoai tây mọc mầm là một trong những dấu hiệu của khoai tây đã hỏng

Khoai tây sống phải chắc chắn khi chạm tay vào bạn sẽ cảm nhận được sự căng mọng từ vỏ khoai tây. Khi quan sát sẽ không thấy có vết bầm lớn, đốm đen hoặc nhược điểm khác. Bạn cần phải bỏ khoai tây đi trong một số các trường hợp sau:

  • Nếu một củ khoai tây đã trở nên mềm hoặc nhão, bạn nên vứt nó đi.
  • Khoai tây bình thường có thể có mùi đất, nhưng nếu chúng có mùi mốc thì đó là dấu hiệu chúng đã bị hỏng và bạn cần vứt chúng đi.
  • Đôi khi một củ khoai tây hỏng chỉ có thể phát hiện nếu bạn bổ nó ra. Nếu bạn bổ khoai tây mà thấy có các dấu hiệu bất thường hoặc có mùi thì tốt nhất bạn nên vứt cả củ khoai tây đó đi.
  • Khoai tây có mùi hôi cũng cần phải bỏ đi.

Khoai tây mọc mầm là dấu hiệu chúng sắp hư hỏng. Mầm khoai tây có thể mọc lên từ mắt khoai tây. Khoai tây mọc mầm có thể trông kém hấp dẫn nhưng thực tế chúng vẫn an toàn để ăn miễn là bạn khoét bỏ chỗ mọc mầm đó đi. Hoặc thậm chí đơn giản là dùng tay ngắt các mầm đó đi.

Bạn không nên ăn rau mầm mọc trên khoai tây vì chúng có chứa solanine, chaconine và các glycoalkaloids độc hại khác. Các hợp chất này có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như triệu chứng thần kinh [đau đầu] và triệu chứng tiêu hóa [nôn mửa hoặc tiêu chảy].

Những độc tố này cũng có thể tồn tại trong bất kỳ phần nào của khoai tây có màu hơi xanh. Do đó, tốt nhất là bạn nên cắt bỏ phần khoai tây có màu xanh lá trên thân khoai tây đi.

Nếu khoai tây của bạn có mầm, tốt nhất là nên ăn chúng sớm nhất có thể. Khi mầm mọc lên, chúng hút đường và chất dinh dưỡng từ củ khoai tây, khiến khoai tây bé đi, co lại và mất đi độ giòn.

Khoai tây nấu chín

Rất khó để nhận ra nếu món khoai tây nấu chín đã bị hỏng. Trong một số trường hợp, khoai tây nấu chín có mùi khó ngửi hoặc nấm mốc có thể quan sát được bằng mắt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, thực phẩm này có thể chứa vi khuẩn có hại mà không có bất kỳ dấu hiệu đáng chú ý nào.

Đặc biệt là khi đã nấu chín, khoai tây là thực phẩm có nguy cơ cao gây ra ngộ độc thực phẩm vì món khoai tây nấu chín là môi trường nhiều độ ẩm, có tính axit và chứa nhiều protein.

Do đó, tốt nhất là ăn chúng trong vòng 4 ngày sau khi nấu và luôn hâm nóng chúng đến 74 ° C để tiêu diệt bất kỳ vi khuẩn nào có thể đã hình thành trong món khoai tây của bạn.

Khoai tây nấu chín có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao. Sau một vài ngày, chúng có thể bắt đầu chứa mầm bệnh và vi khuẩn gây bệnh như salmonella, listeria, botulism và tụ cầu.

Bạn có thể gặp một số triệu chứng sau đây nếu ngộ độc thực phẩm từ khoai tây:

  • Sốt
  • Co thắt dạ dày
  • Đau cơ
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Tiêu chảy

Trong trường hợp nghiêm trọng, những triệu chứng này có thể dẫn đến mất nước, nhập viện và thậm chí tử vong.

Vì vậy, bạn nên vứt bỏ bất kỳ món khoai tây nấu chín nào quá 4 ngày.

Ngoài ra, nếu bạn quan sát thấy nấm mốc trên món khoai tây nấu chín, bạn nên loại bỏ chúng ngay lập tức. Nấm mốc có thể xuất hiện dưới dạng một vài đốm đen hoặc màu nâu, đen, đỏ, trắng hoặc xám xanh.

Ăn khoai tây hỏng gây nôn ói, ngộ độc thực phẩm

  • Chú ý kỹ các điều kiện bảo quản có thể giúp khoai tây tồn tại lâu hơn.
  • Nhiệt độ ấm và độ ẩm cao kích thích sự nảy mầm trong khi ánh sáng làm tăng tốc độ hình thành độc tố glycoalkaloid. Do đó bạn không nên lưu trữ khoai tây trên kệ hoặc ở nơi có ánh sáng mặt trời.
  • Thay vào đó, hãy giữ chúng ở nơi khô ráo, tối chẳng hạn như phòng đựng thức ăn, hầm đựng thức ăn, tủ hoặc kệ tránh ánh sáng mặt trời.
  • Bạn cũng có thể bảo quản khoai tây chưa nấu chín trong hộp đựng để tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com

XEM THÊM:

Khoai tây luộc không chỉ là món ăn thơm ngon, mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe - Ảnh Internet

1. Cách chọn khoai tây ngon

- Chọn khoai tây ngon là một trong công đoạn quan trọng đầu tiên khi luộc. Nên chọn những củ khoai khi cầm lên thấy chắc, nặng tay, vỏ trơn nhẵn và lành lặn. Ngoài ra, những củ khoai tây có màu vàng sẽ thơm và ngọt hơn khi hơi ngả màu trắng.

- Không nên chọn những củ khoai tây có da nhăn nheo, bị héo và bóp thấy hơi mềm vì khi luộc ăn sẽ không ngọt, không còn nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt, không chọn những củ khoai có nốt, chấm, nhiều vết lõm, mắt màu đen, bị sâu thối và chảy nước.

Khoai tây ngon là những củ cầm thấy chắc tay, vỏ trơn nhẵn và không bị sâu - Ảnh Internet

- Bên cạnh đó, những củ khoai tuy còn tươi nhưng vỏ trầy xước cũng không nên mua vì nếu không ăn ngay, khoai sẽ nhanh thối và lây lan sang những củ lành lặn khác.

- Lưu ý là không được chọn những củ khoai đang mọc mầm hoặc chuyển sang màu xanh. Vì khi mọc mầm, khoai tây có chứa solanine - một loại glyco alkaloid tạo vị đắng cho khoai, đồng thời rất độc hại cho sức khỏe. 

Không nên chọn những củ khoai tây mọc mầm hoặc chuyển sang màu xanh - Ảnh Internet

2. Cách luộc khoai tây được mềm mịn

- Khoai tây rửa sạch, nạo vỏ ngay và ngâm vào nước lạnh để giúp khoai không bị thâm, rồi dùng khăn sạch thấm nước để khoai tây được khô ráo. Ngoài ra, để khoai tây không bị nứt trong quá trình luộc thì nên ngâm khoai trong nước muối lạnh chừng 10 - 15 phút trước khi nấu. Sau đó, để nguyên củ hoặc có thể cắt khoai thành những khúc vừa ăn.

Khoai tây rửa sạch, nạo vỏ và ngâm ngay vào nước lạnh - Ảnh Internet

- Đầu tiên, bắc nồi lên bếp, xấp khoai tây vào nồi với củ to đặt phía dưới, củ nhỏ đặt phía trên rồi đổ nước sao cho xâm xấp mặt khoai tây và thêm 1 thìa cà phê muối cho đậm đà. Nếu muốn khoai không bị mất màu thì có thể thêm một thìa giấm hoặc nước chanh. Sau đó, đậy nắp vung lại, bật bếp đun sôi và vặn lửa trung bình, lửa không quá nhỏ hoặc quá to.

- Bạn cũng có thể không cần gọt vỏ nếu là khoai thật tươi ngon mới thu hoạch. Bạn chỉ cần rửa thật sạch khoai, sau đó đem luộc như bình thường, bắt đầu luộc với nước lạnh và thêm chút muối. 

Bắc nồi lên bếp, cho khoai tây vào luộc và thêm chút muối cho đậm đà - Ảnh Internet

- Sau khoảng thời gian 5 phút kể từ khi nước bắt đầu sôi thì nên thường xuyên kiểm tra xem khoai tây đã chín hay chưa. Khoai tây cắt khúc sẽ chín nhanh hơn khoai tây nguyên củ và việc luộc khoai tây tới khi chín sẽ kéo dài khoảng 10 - 20 phút tùy thuộc vào kích thước của khoai tây.

- Lưu ý với trường hợp bạn không gọt vỏ mà luộc nguyên củ còn vỏ, không nên để lửa lớn hay luộc quá kỹ, sẽ nứt vỏ không đẹp mắt lại dễ thấm nước vào trong làm giảm độ ngon của khoai. 

Sau 5 phút khi nước bắt đầu sôi thì kiểm tra xem khoai tây chín chưa - Ảnh Internet

 - Đối với khoai tây nguyên củ, thì có thể dùng một chiếc đũa hoặc tăm xiên vào giữa củ khoai. Nếu đũa xuyên qua được củ khoai dễ dàng hoặc rút tăm ra thấy có tinh bột bám vào tức là khoai đã chín. Cuối cùng, đổ khoai ra rổ và thưởng thức khi nóng sẽ rất ngon.

Khoai tây đã gọt vỏ, khi luộc mềm mịn, thơm ngon và có màu vàng hấp dẫn - Ảnh Internet

3. Một số điều cần biết khi luộc khoai tây

- Nếu dùng khoai tây đang tươi mới thu hoạch dưới 5 ngày thì nên rửa sạch rồi đem luộc cả vỏ. Khi luộc, đun sôi với chút muối rồi thả khoai vào khi nước đang sôi và khi ăn, có thể ăn cả vỏ khoai.

- Với những củ khoai tây già, nên luộc lúc nước lạnh, thêm chút muối rồi đậy nắp lại, bắc lên bếp và luộc cho tới khi khoai chín hẳn.

- Nếu muốn luộc khoai tây đã gọt vỏ thì nên luộc lúc nước sôi, cho thêm vài giọt chanh, 1 chút muối cùng 3 muỗng sữa tươi. Sau đó, đun nước sôi, cho khoai vào luộc chín thì khi ăn khoai sẽ bùi, thơm và không bị thâm.

Nếu muốn luộc khoai tây đã gọt vỏ thì nên luộc lúc nước sôi - Ảnh Internet

- Với loại khoai tây có chứa nhiều tinh bột thì có thể áp dụng cách luộc khoai sau: khoai gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành khối vuông vừa ăn rồi đun sôi với chút nước, muối trong một cái chảo lớn. Trong quá trình đun, nên đảo khoai vài lần để khoai chín đều.

- Trong trường hợp muốn sử dụng các gia vị khác để tăng hương vị cho khoai tây khi luộc như lá gia vị, lá thơm,...thì nên gọt vỏ khoai trước rồi mới cho gia vị, cho khoai vào nồi nước lạnh và đun sôi. Với thời gian làm nóng từ từ, khoai sẽ ngấm gia vị sâu hơn. 

Khoai tây luộc với các lá gia vị hoặc lá thơm - Ảnh Internet

Với cách luộc khoai tây đúng chuẩn trên, cùng những lưu ý để giúp món khoai ngon, chắc chắn sẽ giúp bạn có được những củ khoai tây mềm mịn và có màu sắc hấp dẫn. Bên cạnh đó, cách luộc đúng kỹ thuật còn giúp giữ nguyên được hàm lượng vitamin cùng khoáng chất cần thiết chứa bên trong khoai. Từ đó cung cấp cho gia đình một bữa ăn dù là ăn vặt hay đơn giản, vẫn có nhiều dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe hơn. Chúc các bạn thực hiện thành công!

Hà Vy - Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề