Khi hít vào lượng khí O2 và CO2 khác nhau như thế nào

1. Phổi là cơ quan duy nhất có thể nổi trên mặt nước

Mỗi lá phổi chứa khoảng 300 triệu cấu trúc dạng khí cầu, còn gọi là phế nang [hay túi phổi], giúp đào thải CO2 và nạp Oxy cho máu. Khi những cấu trúc này căng đầy khí, phổi trở thành cơ quan duy nhất trong cơ thể con người có thể nổi trên mặt nước.

Trên thực tế, các bác sĩ sử dụng bài test này trong quá trình khám nghiệm tử thi để xác định xem thai nhi đã chết [trong tử cung] hay không. Nếu phổi nổi lên, thai nhi được sinh ra sẽ sống; nếu không, thai nhi sinh ra sẽ chết. Phương pháp này chính xác đến 98% [International Journal of Legal Medicine, 2013].

2. Phổi không bao giờ vô trùng hay không có mầm bệnh, ngay cả trong tình trạng khỏe mạnh

Các nghiên cứu cho thấy đường hô hấp dưới có rất nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh lẫn vô hại. Tuy nhiên, có thể cho rằng chúng là chủng thực vật thông thường, hay các vi khuẩn thường sống trong cơ thể mà không gây bệnh.

3. Cảm lạnh thông thường có thể do hàng trăm chủng virus khác nhau gây ra

Cảm lạnh là một trong những bệnh đường hô hấp phổ biến nhất hiện nay. Trên thực tế có hơn 200 chủng virus có thể gây ra cảm lạnh, bao gồm coronavirus ở người và virus syncytial trong đường hô hấp.

4. Mũi có tác dụng lọc, làm ấm và giữ ẩm không khí hít vào

Mũi có những cấu trúc xương nhỏ được gọi là cuốn mũi, hình thành từ phía thành mũi. Cuốn mũi có rất nhiều mạch máu và các tế bào mỡ tiết ra chất nhầy, giúp làm ẩm không khí đi qua. Các chất và vi khuẩn hít vào bị giữ lại trong chất nhầy này và chuyển đến phần sau cổ họng để nuốt vào và được dạ dày tiêu hủy.

5. Ho, hắt hơi và ngáp là những cơ chế hô hấp tự nhiên của cơ thể

Ho và hắt hơi giúp cho phổi của bạn đào thải những chất lạ và xâm lấn mà bạn có thể vô tình hít vào. Còn việc ngáp giúp chúng ta hít thở Oxy nhiều hơn vào phổi và trong trường hợp não bộ cảm thấy cơ thể đang thiếu Oxy.

6. Phổi của bạn luôn có sẵn một lượng khí nhỏ

Lượng khí dư này rất quan trọng bởi nó giúp các đường dẫn khí và phế nang nhỏ không bị tắc hay “xẹp”, giữ cho chúng luôn mở để luồng hơi thở đi vào dễ dàng hơn, giống như một quả bóng nhỏ đã được thổi phồng lên sẵn. Vì vậy, sau khi thở ra, bạn luôn có thể đẩy hơi nhiều hơn ra khỏi phổi. Tối thiểu có khoảng 1.200 ml không khí vẫn còn trong phổi của bạn. Đây là một điều tốt.

7. Bạn có thể sống chỉ với một lá phổi

Mặc dù điều này sẽ giới hạn khả năng thể chất, nhưng bạn có thể sống một cuộc sống bình thường. Trên thực tế, nhiều người trên thế giới đang sống chỉ với một lá phổi.

8. Khi hệ hô hấp gặp vấn đề, hoạt động của mũi sẽ luân phiên thay đổi

Thông thường, mũi phải sẽ hoạt động mạnh hơn vào ban ngày, và mũi trái sẽ hoạt động mạnh hơn vào ban đêm. Bạn có thể cảm nhận được sự thay đổi này sáng sớm hoặc xế chiều.

9. Trẻ em hít thở trực tiếp bằng miệng có nguy cơ nói ngọng khi lớn lên

Mũi người có bốn giai đoạn lọc khí. Các sợi lông bên trong mũi giúp lọc bụi bẩn xâm nhập vào phổi. Khi chúng ta hít thở qua miệng, không khí đi thẳng vào phổi, dẫn đến các nguy cơ viêm amiđan, nhiễm trùng tai, nhiễm khuẩn đường hô hấp và viêm họng. Hít thở qua miệng còn có thể gây co thắt bàng quang, tiểu mót ban đêm.

Để cân bằng hơi thở, mũi của chúng ta sẽ tự động thay đổi cường độ hoạt động hai bên mỗi 30 phút một lần.

10. Việc hít thở gây mất nước trong cơ thể

Hít thở cho phép bạn nạp Oxy cần thiết vào cơ thể và đào thải CO2. Nhưng khi thở ra, bạn cũng thở ra rất nhiều nước.

Khi nghỉ ngơi, chúng ta thở ra đến 17,5 ml nước mỗi giờ [Polish Pneumonology and Allergology, 2012]. Và chúng ta mất mất khoảng gấp bốn lần lượng đó khi tập thể dục.

Hãy chia sẻ cùng chúng tôi

Các phép đo định lượng về lưu lượng hít vào và thở ra được thu nhận từ đo chức năng hô hấp gắng sức. Sử dụng kẹp để bịt hai lỗ mũi.

Trong đánh giá lưu lượng khí thở ra, bệnh nhân hít vào càng sâu càng tốt, ngậm kín miệng xung quanh ống thổi, thổi ra mạnh và hết sức nhất có thể vào một thiết bị ghi lại lượng khí thổi ra [dung tích khí thở ra gắng sức [FVC]] và thể tích khí thở ra gắng sức trong giây đầu tiên [FEV1]—xem Hình: Biểu đồ hô hấp bình thường. Biểu đồ hô hấp bình thường. ]. Hầu hết các thiết bị hiện đang sử dụng chỉ đo được lưu lượng khí và thời gian để từ đó ước tính thể tích khí thở ra.

Trong đánh giá lưu lượng và thể tích khí hít vào, bệnh nhân thở ra hết mức có thể, sau đó hít vào hết sức.

Những động tác này cung cấp một số chỉ số:

  • FVC: Lượng khí tối đa mà bệnh nhân có thể thở ra hết sức sau khí hít vào hết sức

  • FEV1: Thể tích khí thở ra trong giây đầu tiên

  • Lưu lượng đỉnh [PEF]: Lưu lượng khí tối đa khi bệnh nhân thở ra

FEV1 và FVC giúp phân biệt rối loạn thông khí tắc nghẽn và rối loạn thông khí hạn chế. Một chỉ số FEV1 bình thường sẽ có thể loại trừ bệnh phổi tắc nghẽn không hồi phục trong khi một chỉ số FVC bình thường có thể loại trừ một bệnh lí rối loạn thông khí hạn chế.

FEF25–75% = lưu lượng khí thở ra gắng sức trong khoàng từ 25 đến 75% FVC; FEV1= Thể tích khí thở ra gắng sức trong giây đầu tiên khi đo dung tích sống gắng sức; FVC = dung tích sống gắng sức [lượng khí thở ra tối đa sau khi hít vào tối đa].

Lưu lượng khí thở ra gắng sức trung bình trong khoảng thời gian 25-75% FVC có thể là dấu hiệu nhạy hơn khi đánh giá giới hạn luồng khí trong đường thở nhỏ so với FEV1, nhưng khả năng lặp lại của chỉ số này là rất thấp.

Lưu lượng đỉnh [PEF] là lưu lượng tối đa trong quá trình thở ra. Chỉ số này được sử dụng chủ yếu để theo dõi tại nhà cho bệnh nhân hen suyễn Hen phế quản và để xác định sự biến đổi lưu lượng thở trong ngày.

Việc phân tích các chỉ số này phụ thuộc vào sự nỗ lực tốt của bệnh nhân, thường được cải thiện bằng cách hướng dẫn trong thời gian thực hiện. Các biểu đồ hô hấp chấp nhận được cần có:

  • Sự khởi đầu tốt của phép đo [ví dụ, sự thở ra nhanh và hết sức]

  • Quá trình thở ra không bị kết thúc sớm [ví dụ: thời gian thở ra tối thiểu là 6 giây mà không thay đổi về thể tích trong 1 giây cuối]

Sự thay đổi trong các lần thực hiện lặp lại có thể được chấp nhận trong 5% hoặc 100 mL so với các lần thực hiện khác. Các kết quả không đạt được các tiêu chuẩn tối thiểu này cần phải được xem xét cẩn thận.

Video liên quan

Chủ Đề