Kế hoạch cải cách tiền lương năm 2022

Nội dung xây dựng chế độ tiền lương mới là một trong những nội dung được nêu tại Nghị quyết 54/NQ-CP của Chính phủ. Bộ Nội vụ được giao nhiệm vụ quan trọng là chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng và triển khai chế độ tiền lương mới trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Căn cứ các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết số 31/2021/QH15 ngày 12/11/2021 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025

Mục tiêu tổng quát là hình thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực; giữa các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; phát triển được nhiều sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao.

Ngoài ra, một số ngành kinh tế chủ lực sẽ tạo bứt phá về năng lực và chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế.

Nội dung xây dựng chế độ tiền lương mới là một trong những nội dung được nêu tại Nghị quyết 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ. Cụ thể, tại Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Nội vụ được giao nhiệm vụ quan trọng là chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng và triển khai chế độ tiền lương mới trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Được biết, trước đó việc cải cách tiền lương dự kiến áp dụng từ năm 2021, tuy nhiên do diễn biến của dịch Covid-19, chính sách tiền lương mới đã phải lùi thời điểm áp dụng.

Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ còn có nhiệm vụ xây dựng Đề án đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức lại hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập trình Chính phủ phê duyệt. Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp, cơ chế chính sách thiết lập thị trường một số dịch vụ công có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước.

Đồng thời, Bộ Nội vụ cũng được giao nhiệm vụ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đổi mới lề lối phương thức và thái độ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, hướng dẫn hỗ trợ và phục vụ doanh nghiệp một cách công khai, minh bạch.

Đại gia Nhật Bản xem xét xây nhà máy lắp ráp ô tô tại Nghệ An

Anh Tuấn

Đây là nội dung đáng chú ý mới được Chính phủ ban hành tại Nghị định 108/2021/NĐ-CP ngày 07/12/2021. Theo đó, từ ngày 01/01/2022, sẽ điều chỉnh tăng thêm 7,4% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 12/2021 cho các đối tượng như:

- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, quân nhân, công an đang hưởng lương hưu hằng tháng.

- Cán bộ xã, phường, thị trấn.

- Người đang hưởng trợ cấp trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng…

Đồng thời, cũng thực hiện tăng lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995 theo tinh thần của Nghị quyết số 34/2021/QH15 ngày 13/11/2021 tại kỳ họp thứ 02, Quốc hội khóa XV.

Cụ thể, sau khi điều chỉnh lương hưu cho các đối tượng nêu tại Điều 1 Nghị định 108/2021/NĐ-CP, nếu người nghỉ hưu trước 1995 vẫn chưa đạt được mức lương hưu 2,5 triệu đồng/tháng/người thì tiếp tục điều chỉnh tiếp như sau:

- Tăng thêm 200.000 đồng/người/tháng: Người có mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng từ 2,3 triệu đồng/tháng/người trở xuống.

- Tăng lên bằng 2,5 triệu đồng/tháng/người: Người có lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng từ 2,3 triệu đồng/tháng/người - dưới 2,5 triệu đồng/người/tháng.

Xem thêm: 2 điều cần biết về tăng lương hưu, trợ cấp BHXH từ 2022


2. Không cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức

Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 34/2021/QH15 nêu rõ:

Lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.

Trước đó, tại khoản 3 Điều 4 Nghị quyết số 23/2021, Quốc hội yêu cầu tập trung nguồn lực để cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2022 theo đúng tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW.

Tuy nhiên, hiện nay, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đời sống kinh tế, xã hội của nước ta bị ảnh hưởng nặng nề. Mọi nguồn lực hiện đang được dồn cho việc phòng, chống dịch cũng như phát triển kinh tế… Do đó, việc cải cách tiền lương chính thức bị lùi lại đến thời điểm thích hợp.

Từ 01/7/2022, cán bộ, công chức, viên chức sẽ không được tính lương theo số tiền cụ thể, căn cứ vào vị trí việc làm, những ai làm công việc giống nhau sẽ được lương giống nhau như dự kiến sẽ cải cách theo Nghị quyết 27 năm 2018.

Thay vào đó, cán bộ, công chức, viên chức vẫn hưởng lương dựa vào mức lương cơ sở và các khoản phụ cấp cũng vẫn được giữ nguyên như hiện tại.

Lương cán bộ, công chức, viên chức = Hệ số x Mức lương cơ sở + các khoản phụ cấp - các khoản đóng BHXH, khác [nếu có]

Để xem cụ thể bảng lương sẽ áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức trong năm 2022 tới đây, độc giả có thể tham khảo bài viết dưới đây: Bảng lương công chức 2022 khi lùi cải cách tiền lương

Bên cạnh việc không cải cách tiền lương thì vấn đề lương cơ sở năm 2022 có tăng không cũng là trăn trở của rất nhiều cán bộ, công chức, viên chức. Do không cải cách tiền lương nên lương công chức, viên chức hiện nay và trong năm 2022 vẫn tính theo mức lương cơ sở.

Nếu lương cơ sở tăng thì thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức vẫn có cơ hội tăng theo. Tuy nhiên, có thể thấy, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp không chỉ ảnh hưởng đến việc cải cách tiền lương mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến mức lương cơ sở.

Trong năm 2020 và năm 2021, do dịch bệnh nên liên tiếp hai lần lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức đã không tăng mà vẫn áp dụng mức 1,49 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2019 theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP.

Do đó, dự kiến trong năm 2022, nếu tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, nhiều khả năng lương cơ sở năm 2022 cũng sẽ không tăng mà vẫn áp dụng mức 1,49 triệu đồng/tháng.

Đây cũng là nhận định của Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội khi trả lời phỏng vấn của báo chí. Vì thế, Ủy ban này đã đồng ý với phương án Chính phủ trình là lùi thời điểm tăng lương cơ sở.

Đồng nghĩa, trong 03 năm 2020, 2021, 2022 liên tiếp, lương của cán bộ, công chức, viên chức không có thay đổi gì.


4. Dự kiến không tăng lương tối thiểu vùng

Mức lương tối thiểu theo quy định mới nhất tại khoản 1 Điều 91 Bộ luật Lao động được định nghĩa như sau:

Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Trong đó, mức lương tối thiểu được ấn định theo vùng, theo tháng và theo giờ. Trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia, lương tối thiểu sẽ do Chính phủ quyết định và công bố.

Trong năm 2021, bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lương tối thiểu vùng không tăng mà vẫn áp dụng theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP như năm 2020.

Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang hết sức phức tạp với nhiều biến chủng mới, ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của nền kinh tế. Do đó, khả năng tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2022 là rất nhỏ.

Bởi vậy, dự đoán trong năm 2022, mức lương tối thiểu vùng sẽ không tăng mà vẫn giữ nguyên như hiện tại. Cụ thể:

Địa bàn doanh nghiệp hoạt động

Mức lương

Vùng I

4.420.000 đồng/tháng

Vùng II

3.920.000 đồng/tháng

Vùng III

3.430.000 đồng/tháng

Vùng IV

3.070.000 đồng/tháng

Xem thêm: Tiền lương của người lao động năm 2022 thay đổi như thế nào?

Trên đây là một số phân tích về chính sách tiền lương năm 2022. Nhiều chính sách đã chính thức ban hành văn bản quy định nhưng nhiều chính sách vẫn chưa có quyết định cuối cùng mà còn căn cứ vào tình hình dịch bệnh Covid-19 trong những tháng cuối năm 2021 này và trong năm 2022 sắp tới.

Nếu còn thắc mắc vấn đề gì bài viết chưa đề cập đến, độc giả có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Tết Nguyên đán 2022, người lao động được nhận 4 khoản tiền sau

Ngày 23/12/2021, Bộ Nội vụ ban hành kế hoạch triển khai các nội dung về cải cách chính sách tiền lương trong năm 2022 đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. [1]

Theo đó, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công xây dựng các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới theo nội dung tại Nghị quyết số 27 khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Ảnh minh họa trên Dangcongsan.vn

Dự kiến tháng 3/2022 sẽ có dự thảo về lương mới trình Bộ Nội vụ

Trong năm 2022, Bộ Nội vụ sẽ triển khai các bước xây dựng dự thảo nội dung chế độ tiền lương mới dành cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Theo kế hoạch vào tháng 3/2022, đơn vị soạn thảo sẽ trình lãnh đạo Bộ Nội vụ dự thảo Nghị định về chế độ tiền lương mới và dự thảo 12 thông tư liên quan.

Đến tháng 6/2022, dự thảo báo cáo về lộ trình cải cách chính sách tiền lương [sau năm 2022] và nguồn kinh phí cũng sẽ được trình các cấp có thẩm quyền.

Sau khi có ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, dự thảo báo cáo này sẽ được trình Ban cán sự Đảng Chính phủ.

Dự kiến tháng 7/2022, Bộ Nội vụ sẽ báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương để ban này báo cáo Ban Cán sự đảng Chính phủ trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định.

Các cơ quan chức năng sẽ xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn mức hiện hưởng.

Những điểm mới về lương mới theo Nghị quyết 27

Tiền lương mới sẽ thực hiện theo Nghị quyết 27, trong bài viết xin được nêu những điểm mới về lương mới này liên quan đến công chức, viên chức trong đó có giáo viên.

Nghị quyết 27 nêu rõ, từ năm 2021 sẽ áp dụng chế độ tiền lương mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch kéo dài, chủ trương trên đã phải lùi lại hai năm liên tiếp.

Ban đầu Trung ương dự kiến lùi thời điểm cải cách tiền lương một năm, tức là từ 1/7/2022 thay vì 1/7/2021. Sau đó các cấp có thẩm quyền tiếp tục quyết định chưa thực hiện trong năm 2022.


Hồi hộp chờ đợi Bộ sửa chùm thông tư xếp hạng giáo viên

Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang [khu vực công], thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản [chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương] và các khoản phụ cấp [chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương]; bổ sung tiền thưởng [quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp].

Các cơ quan chức năng sẽ xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.

Xin được tóm tắt chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức sẽ có những thay đổi lớn sau:

Thứ nhất, bãi bỏ mức lương cơ sở

Lương mới sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và áp dụng mức lương cụ thể đối với cán bộ, công chức, viên chức; mức lương cụ thể này sẽ được tính căn cứ theo vị trí việc làm của từng đối tượng.

Như vậy, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức mới sẽ không còn dựa trên mức lương cơ sở như hiện nay sẽ được tính căn cứ theo nhiều yếu tố trong đó có yếu tố là mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

Thứ hai, trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm

Đối với bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo sẽ thực hiện theo nguyên tắc: Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; Riêng điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện theo chế độ phụ cấp theo nghề.

Thứ ba, áp dụng hệ thống bảng lương mới

Theo Nghị quyết này, từ năm 2021 sẽ có 05 bảng lương mới dành cho cán bộ, công chức, viên chức.

Cụ thể: 01 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo; 01 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.

03 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm: 01 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an [theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm]; 01 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an; 01 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an.

Thứ tư, phụ cấp sẽ chiếm khoảng 30%

Cơ cấu tiền lương mới từ năm 2021 gồm: Lương cơ bản [chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương] và các khoản phụ cấp [chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương].

Đồng thời, bổ sung tiền thưởng [quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp].

Thứ năm, sẽ bỏ phụ cấp thâm niên của cán bộ, công chức, viên chức

Khi thực hiện lương mới cũng chính thức bỏ phụ cấp thâm niên nghề trừ một số trường hợp đặc biệt như quân đội, công an, cơ yếu,..

Theo lộ trình thì chắc chắn trong thời gian tới sẽ thực hiện lương mới theo Nghị quyết 27/NQ-TW. Theo đó, giáo viên sẽ không còn hưởng lương theo các hạng [đang gặp nhiều bất cập, bức xúc] như hiện nay.

Gần như chắc chắn sẽ bỏ việc xếp lương theo hạng để tiến tới trả lương cán bộ, công chức viên chức theo vị trí việc làm theo Nghị quyết 27/NQ-TW nên vấn đề thăng hạng, xếp hạng sắp tới sẽ không còn.

Cho nên, người viết rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét cho giáo viên đủ tiêu chuẩn ở hạng nào được hưởng lương ở hạng đó cho phù hợp để chuyển xếp lương từ hạng sang lương mới theo Nghị quyết 27 Trung ương.

Nếu giáo viên đủ tiêu chuẩn ở hạng cao mà bị xếp ở hạng thấp có thể khi chuyển xếp lương mới có thể tiếp tục gặp bất lợi, tiếp tục bức xúc thì khó yên tâm công tác, cống hiến.

Tài liệu tham khảo:

[1] //vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/bo-no-i-vu-xay-dung-bang-lu-o-ng-mo-i-cua-ca-n-bo-co-ng-vie-n-chu-c-803713.html

[*] Văn phong, nội dung bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn của tác giả.

BÙI NAM

Video liên quan

Chủ Đề