Huyện Sơn Dương có bao nhiêu thôn?

Sau sáp nhập huyện giảm 24 thôn, hiện còn 400 thôn, tổ dân phố [trong đó 375 thôn, 25 tổ dân phố]. Qua việc sáp nhập thôn đã giảm 120 người ở thôn trực tiếp hưởng phụ cấp từ ngân sách Nhà nước và giảm 144 người là Trưởng Ban công tác Mặt trận, trưởng các đoàn thể ở thôn do bố trí kiêm nhiệm.

Xã Tuân Lộ đã thực hiện sáp nhập xong 6 thôn thành 3 thôn, cán bộ dôi dư sau sáp nhập đều đồng thuận. Anh Nguyễn Văn Hợp, nguyên là Trưởng thôn Múc Ròm, khi thôn sáp nhập anh Hợp thuộc diện dôi dư. Anh Hợp cho biết: Anh đồng tình với chủ trương, chính sách, chế độ của Nhà nước về sáp nhập thôn cũng như chính sách đối với cán bộ dôi dư, không tham gia hoạt động nữa. Là đảng viên nên có làm hay không làm cán bộ thôn, anh vẫn tham gia nhiệt tình vào những việc chung của thôn và giúp đỡ cán bộ thôn hoàn thành nhiệm vụ. 

Thôn Tân Quang sau sáp nhập có 138 hộ dân với 531 nhân khẩu, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 98%. Anh Đàm Đức Hạnh, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn cho biết: Cán bộ và nhân dân đều đồng thuận việc sáp nhập thôn và kiện toàn lại cán bộ thôn. Tuy nhiên, công việc và trách nhiệm của người đứng đầu thôn vất vả hơn rất nhiều bởi địa bàn quản lý rộng hơn; hộ dân, nhân khẩu lớn. Việc này đòi hỏi cán bộ thôn phải năng động toàn diện mới đảm nhiệm được.

Mỗi xã có một cách làm riêng nhưng tựu chung lại quá trình sáp nhập thôn, tổ dân phố đã thực sự dân chủ, phát huy tính chủ động của người dân, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân để mọi người nhận thức và đồng thuận với chủ trương sáp nhập này. Cấp ủy, chính quyền huyện, xã thường xuyên chỉ đạo, giám sát, tiến hành hội ý, sơ kết, rút kinh nghiệm và có phương pháp chỉ đạo dân chủ nhưng tập trung và cương quyết…

Ông Nguyễn Đình Nhật, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Sơn Dương cho biết: Thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh, đề án của UBND tỉnh về việc sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố và hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố dôi dư sau sáp nhập thôn, tổ dân phố, Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo Đảng ủy các xã, thị trấn lãnh đạo sắp xếp lại tổ chức chi bộ, Ban công tác Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội ở thôn, tổ dân phố. Đồng thời làm tốt công tác nhân sự đối với các chức danh trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố. Đến nay, huyện đã khắc phục cơ bản việc trưởng thôn không phải là đảng viên. Toàn huyện hiện có 199/400 thôn có bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn. Năm 2020, huyện sẽ bố trí bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, tổ dân phố ở tất cả các thôn, tổ dân phố.

Theo Phòng Dân tộc huyện Sơn Dương [Tuyên Quang] hiện trên địa bàn huyện còn 7 xã thuộc diện xã 135, đời sống kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn.

Đến nay, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang còn 7 xã vùng 135. Ảnh: Đào Thanh.

7 xã 135 của huyện Sơn Dương  gồm Xã Đồng Quý, Bình Yên, Lương Thiện, Hợp Hoà, Trung Yên, Đông Lợi và xã Quyết Thắng. Cùng với đó, huyện Sơn Dương cũng có 25 thôn/8 xã thuộc diện thôn 135.

Giai đoạn 2020-2025, từ các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của Trung ương và địa phương, các xã 135 của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang sẽ được ưu tiên tập trung đầu tư hệ thống đường trục xã, liên xã, điện lưới quốc gia, cơ sở vật chất giáo dục; nguồn vốn và kỹ thuật phát triển sản xuất.

Đây là những tiền đề quan trọng để các xã 135 vươn lên phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Bạn đang đọc bài viết Sơn Dương còn 7 xã vùng 135 khó khăn tại chuyên mục Xã hội của Báo Nông Nghiệp Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam xin vui lòng gửi về hòm thư hoặc số điện thoại, zalo: 0369024447.

Đẩy nhanh tiến độ thi công công trình cải tạo, nâng cấp hồ thủy lợi thôn Đồng Min, xã Bình Yên [Sơn Dương].

Giữa trời nắng như đổ lửa, gần chục công nhân của Công ty TNHH MTV Tuấn Hưng [thị trấn Sơn Dương] đang thi công công trình cầu thôn Đồng Chùa, xã Hợp Hòa đang nhễ nhại mồ hôi, tập trung cao độ cho việc xây mố cầu. Cầu có trị giá đầu tư 1,1 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2023. Anh Ngô Văn Điệp, công nhân xây dựng cầu bày tỏ, theo sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo công ty, chúng tôi luôn cố gắng để khắc phục trở ngại về thời tiết, dồn sức thi công công trình đảm bảo đúng yêu cầu đề ra.

Đồng chí Nguyễn Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Hợp Hòa cho biết: xây dựng cầu Đồng Chùa là 1 trong 14 công trình theo Dự án 4 “Đầu tư hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống và đơn vị sự nghiệp công lập” giai đoạn 2021 - 2025. Hiện nay, 2 công trình xây dựng tràn liên hợp thôn Thanh Sơn, tràn liên hợp thôn Đồng Báo đã được giải phóng mặt bằng, chuẩn bị thi công. Đồng bào DTTS của các thôn Đồng Chùa, Đồng Báo, Thanh Sơn đã hiến trên 2.000 m2 đất để xây dựng 3 công trình.

Chúng tôi tin tưởng và kỳ vọng, khi các công trình được triển khai, đưa vào sử dụng sẽ đảm bảo giao thông, tạo thuận lợi cho người dân đi lại và lưu thông hàng hóa, góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn, cuộc sống của đồng bào DTTS của xã sẽ nâng cao hơn 1 bước.

Tại xã Bình Yên, hơn chục công nhân cũng đang “vượt nắng” với tinh thần lao động khẩn trương, sôi nổi trên công trường cải tạo, nâng cấp hồ thủy lợi thôn Đồng Min, trị giá đầu tư gần 2,8 tỷ đồng. Công trình có 2 hạng mục kè thân đập và nạo vét lòng hồ. Công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ phục vụ tưới tiêu cho trên 20 ha đất nông nghiệp; phục vụ phát triển du lịch. Trước đó, trong tháng 4, công trình đường giao thông thôn Tân Yên dài 307 m gồm 2 tuyến đường đã hoàn thành đưa vào sử dụng, trị giá 500 triệu đồng. Đây là những công trình đầu tiên được xây dựng trên địa bàn xã từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN. Qua đó, góp sức đưa xã Bình Yên về đích nông thôn mới trong năm 2025.

Khắc phục khó khăn về thời tiết, công nhân tập trung thi công mố cầu của công trình cầu thôn Đồng Chùa, xã Hợp Hòa.

Trưởng Phòng Dân tộc huyện Nguyễn Thị Tuyến cho biết: từ năm 2020, phòng đã tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể trên cơ sở bám sát nhu cầu, tình hình thực tiễn địa phương. UBND huyện tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã vùng đồng bào DTTS & MN chủ động phối hợp, đề xuất những nội dung, nhiệm vụ giải pháp; trong đó tập trung xác định được phạm vi, đối tượng thụ hưởng, nội dung các dự án, tiểu dự án và dự kiến nhu cầu nguồn vốn để triển khai thực hiện chương trình.

Năm 2022, tổng nguồn vốn được giao gần 59 tỷ đồng; năm 2023 được giao gần 98 tỷ đồng. Công tác lập, thẩm định, phân bổ nguồn vốn đã được các cơ quan giao nhiệm vụ tập trung; tuân thủ nghiêm túc tiêu chí, nguyên tắc, định mức phân bổ vốn; tập trung ưu tiên nguồn lực cho các địa bàn khó khăn nhất, vào những nội dung cấp thiết nhất.

Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở vẫn tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, các chủ trương, chính sách mới của Trung ương, tỉnh, huyện đến toàn thể cán bộ, đảng viên và người dân bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Cụ thể như tuyên truyền tại các hội nghị báo cáo viên, trong các tổ chức Đảng, cơ quan, đoàn thể, các cuộc họp tại xã, xóm, trên các phương tiện thông tin đại chúng… Từ đó, tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm, tính tích cực, tự giác của cộng đồng tham gia chương trình. 

Công trình đường giao thông thôn Tân Yên, xã Bình Yên [Sơn Dương] hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 4-2023.

Bên cạnh đó, huyện còn gặp 1 số khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện như nguồn lực năm 2022 giao muộn, việc điều chỉnh kế hoạch phân bổ vốn chậm dẫn đến việc triển khai tổ chức thực hiện chậm. Việc rà soát xác định danh mục, nhu cầu vốn của 1 số công trình ở địa phương còn chưa sát với thực tế, vì vậy trong quá trình triển khai thực hiện còn phải điều chỉnh nhiều lần dẫn đến làm chậm tiến độ lập hồ sơ, thủ tục và giải ngân nguồn vốn. Cho đến nay, vẫn còn Tiểu dự án 1, dự án 3 chưa đủ văn bản hướng dẫn từ cấp trên  để triển khai thực hiện.   

Hiện nay, huyện Sơn Dương đang tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trên địa bàn về nội dung, tầm quan trọng, sự cần thiết phải đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN. UBND huyện tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chủ trì dự án, các tiểu dự án chủ động thực hiện các nhiệm vụ đã được giao báo cáo, đánh giá tiến độ theo quy định; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở.

Ngay từ cơ sở, phát huy tinh thần dân chủ trong việc lựa chọn thứ tự ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Huyện cũng sẽ thực hiện tốt việc lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác; huy động tối đa các nguồn lực, sự ủng hộ, đóng góp của nhân dân; quản lý, sử dụng nguồn vốn đúng quy định, không để xảy ra sai phạm. 

Chủ Đề