Huyện Bát Xát có bao nhiêu dân tộc sinh sống?

Là huyện nằm cách thành phố Lào Cai 12 km về phía đông nam, có 98 km đường biên giới, nguồn lao động trẻ dồi dào với 14 dân tộc anh em sinh sống, Bát Xát là huyện có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội.

Với những lợi thế về tài nguyên khoáng sản, huyện xác định thu hút đầu tư để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng là một trong những mũi nhọn để phát triển kinh tế trong những năm qua. Đây là một trong 2 vùng phát triển công nghiệp của tỉnh Lào Cai [sau KCN Tằng Lỏng của Bảo Thắng] với nhiều nhà máy như mỏ tuyển Sin Quyền đi vào sản xuất từ năm 2006 với sản lượng 40.000 tấn tinh quặng đồng, 60.000 tấn tinh quặng sắt hàng năm, doanh thu trên 400 tỷ đồng/năm; Nhà máy tuyển đồng Lũng Pô công suất 5000 tấn quặng đồng/năm; Khởi công khu liên hiệp gang thép Lào Cai tại Bản Qua quy mô 200.000 tấn phôi/ năm; 3 nhà máy gạch tuynel với công suất trên 80 triệu viên/năm. Không những thế, do địa hình chia cắt với mạng lưới sông suối tương đối dày đặc, huyện Bát Xát có lợi thế phát triển thủy điện. Huyện cũng tận dụng nguồn tài nguyên này để xây dựng 14 nhà máy thủy điện, trong đó có 6 nhà máy đã đi vào hoạt động, các nhà máy còn lại sẽ hoàn thành vào năm 2010-2015 đưa tổng công suất lên 221 MW.

Về nông lâm nghiệp, Bát Xát có lợi thế về đất đai rộng lớn, chất lượng đất tốt, nằm trên thân quặng Apatit phù hợp với nhiều loại cây trồng như lương thực, chuối, chè, cây cao su, rau an toàn. Đất lâm nghiệp có rừng chiếm 50% diện tích đất của huyện là cơ sở cho huyện phát triển kinh tế rừng bền vững và cây dược liệu [1600 ha cây thảo quả]. Khí hậu Bát Xát chia thành hai vùng rõ rệt: vùng thấp khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, vùng cao có khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới ẩm, có thể trồng rau ôn đới, nuôi cá nước lạnh. Huyện đã hình thành các vùng chuyên canh sản xuất cây lương thực, lúa chất lượng cao 4.600 ha, ngô hàng hóa 3.700 ha, chè nguyên liệu 300 ha, dứa 100 ha, lê Tai Nung 30 ha, rau 2000 ha, cao su 100 ha… bên cạnh đó bước đầu thử nghiệm cây thầu dầu, atiso, thanh long. Về lĩnh vực chăn nuôi, Bát Xát phát triển đàn đại gia súc với quy mô 2.500 con, đàn lợn 74.000 con. Ngoài ra, thâm canh vùng nuôi trồng thủy sản là 250ha. Đặc biệt, nhiều mô hình mới đang khẳng định được hiệu quả kinh tế như nuôi cá nước lạnh ở Y Tý, Dền Sáng, nuôi nhím, lợn rừng…

Huyện Bát Xát có 14 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có phong tục, tập quán văn hóa sinh sống riêng. Tiêu biểu là Lễ hội khu già già của người Hà Nhì Y Tý, Lễ hội xuống đồng của người Dáy, người Tày, Lễ hội Gầu Tào của người Mông… Bát Xát còn có nhiều danh thắng cảnh khác như động Thủy Tiên Mường Vi được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử văn hóa, ngã 3 sông Lũng Pô nơi sông Hồng chảy vào đất Việt, ruộng bậc thang A Lù, Làng nhà trình tường, rừng nguyên sinh Y Tý. Các đặc sản địa phương có thương hiệu như rượu San Lùng, Sin San, gạo Sén Cù Mường Vi, Cá suối Mường Hum, Chè tuyết A Mú Sung, thảo quả… Bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo cùng những di sản văn hóa là điều kiện để Bát Xát phát triển lĩnh vực văn hóa du lịch. Bát Xát đã đề nghị và được tỉnh công nhận cho khai thác 4 tuyến, 5 điểm du lịch của huyện nhằm khai thác du lịch sinh thái và du lịch văn hóa cộng đồng, bước đầu phục vụ khoảng 300 lượt khách đến Bát Xát.

Thời gian tới, huyện tập trung hơn nữa vào các nhiệm vụ như đầu tư nâng cấp cải tạo các tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng nguồn lực, làm tốt công tác quảng bá giới thiệu tiềm năng huyện, để cùng với tỉnh tạo một môi trường thông thoáng, thu hút nhà đầu tư hơn nữa vào phát triển kinh tế xã hội.

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam [Trung Quốc], phía tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía nam giáp Yên Bái và Sơn La.

Địa hình Lào Cai khá phong phú gồm nhiều loại hình, có địa hình thung lũng, có địa hình vùng núi thấp, địa hình vùng núi cao và các đỉnh núi rất cao như đỉnh Phanxiphăng – nóc nhà của tổ quốc cao 3.143m... Lào Cai có 107 sông suối chạy qua tỉnh, với 3 hệ thống sông chính là sông Hồng, [có chiều dài chạy qua địa phận Lào Cai là 120km], sông Chảy [có chiều dài chạy qua tỉnh là 124km], sông Nậm Mu [có chiều dài chạy qua tỉnh là 122km].

Khí hậu Lào Cai là khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng miền núi, mùa đông lạnh khô, ít mưa, mùa hè nóng mưa nhiều. Lào Cai cũng có nhiều tiểu vùng khác nhau. Đặc điểm nổi bật của sinh vật Lào Cai là tính đa dạng sinh học. Toàn tỉnh có hơn 2.000 loài thực vật, 442 loại chim, thú, bò sát, ếch nhái. Trong đó có 60 loại động vật chỉ tìm thấy ở Lào Cai, 9 loại thực vật chỉ tìm thấy ở Sa Pa. Lào Cai có kho tàng quỹ gen đặc biệt quý hiếm [chiếm tới gần 50% số loại thực vật đặc biệt quý hiếm ở nước ta].

Lịch sử văn hóa

Lào Cai bắt nguồn từ địa danh khu đô thị cổ “Lão Nhai” có nghĩa là “Phố cổ”. Ngày 12/7/1907, tỉnh Lào Cai được thành lập, tên của đô thị cổ trở thành tên tỉnh Lào Cai. Thời dựng nước, Lào Cai là trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng ở vùng thượng lưu sông Hồng. Nhiều nhà sử học cho rằng, Lào Cai là quê hương của Thục Phán An Dương Vương. Thời phong kiến, Lào Cai là địa bàn của châu Thuỷ Vĩ, châu Văn Bàn và một phần đất Chiêu Tấn, phủ Qui Hoá, tỉnh Hưng Hoá. Ngày 12/7/1907 tỉnh Lào Cai được thành lập gồm có 2 châu Thuỷ Vĩ, Bảo Thắng, các đại lý Mường Khương, Bát Xát, Phong Thổ, Bắc Hà và đặc khu Sa Pa. Năm 1955 huyện Phong Thổ chuyển sang khu tự trị Thái Mèo về sau trực thuộc tỉnh Lai Châu. Ngày 1/1/1976, ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ được sáp nhập thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Ngày 1/10/1991, tỉnh Lào Cai được tái thành lập.

 

Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch

Các dân tộc Lào Cai đã sáng tạo, lưu giữ hàng trăm di tích lịch sử văn hoá. Nổi bật là các di tích về khu trạm khắc đá cổ, với các hình khắc về bản đồ, chữ viết, hình người có niên đại cách ngày nay hàng nghìn năm ở thung lũng Mường Hoa [Sa Pa]. Di tích thờ ông Hoàng Bảy một vị tướng có công bảo vệ biên giới thời Hậu Lê được tôn thờ là “Thần vệ Quốc”, di tích Đền Thượng - thờ Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng với niên hiệu Chính Hoà [1680-1705], di tích chiến thắng Phố Ràng... đặc biệt Lào Cai còn có hệ thống các hang động kỳ ảo trở thành các danh thắng tuyệt đẹp, thu hút đông đảo khách du lịch tham quan như động Thuỷ Tiên [Bát Xát], động Tả Phời [Cam Đường], hang Tiên- Trung Đô [Bắc Hà], động Xuân Quang [Bảo Thắng]...

Thiên nhiên Lào Cai cũng tạo nên các thắng cảnh đẹp như khu Hàm Rồng - một “tiểu Thạch Lâm” ở Sa Pa có bãi đá cổ hàng vạn năm với hàng trăm phiến đá muôn hình muôn vẻ. Hoặc đỉnh Phan Xi Păng hùng vĩ – nóc nhà của Tổ quốc là bảo tàng sống về động, thực vật đặc hữu...

Lào Cai với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, với trên 31 loại khoáng sản phân bố ở 130 điểm mỏ. Hiện nay, Lào Cai được đánh giá là tỉnh giàu có về khoáng sản, có trữ lượng apatit, đồng, sắt vào loại lớn của khu vực và thế giới.

Dân tộc, tôn giáo

Lào Cai có 27 dân tộc anh em sinh sống. Dân tộc kinh có 194.666 người, dân tộc H’Mông có 122.825 người, dân tộc Tày có 82.516 người, dân tộc Dao có 72.543 người, dân tộc Thái có 51.061 người, dân tộc Giáy có 24.360 người, dân tộc Nùng có 23.156 người, dân tộc Phù Lá có 6.763 người, dân tộc Hà Nhì có 3.099 người, dân tộc Lào có 2.134 ngưòi, dân tộc Kháng có 1.691 người, dân tộc LaHa có 1.572 người, dân tộc Mường 1263 người, dân tộc Bố Y có 1.148 người, dân tộc Hoa có 770 người , dân tộc La Chí có 446 người , và 11 dân tộc có số dân ít dưới 70 người như các dân tộc Sán Chay, Sán Dìu, Khmer, Lô Lô, Kà Doong, Pa Cô , Ê Đê, Giẻ Triêng , Gia Rai, Chăm, Kà Tu. Lào Cai có số dân tộc chiếm 50% tổng số dân tộc toàn quốc nên đặc điểm nổi bật trong văn hóa các dân tộc Lào Cai là văn hoá đa dân tộc, giàu bản sắc. Ở vùng thấp, người Tày, Thái, Giáy, Nùng, khai khẩn các thung lũng ven sông, ven suối, sáng tạo truyền thống văn hoá lúa nước. Ở rẻo giữa, người Kháng, La Ha, Phù Lá... tạo nên văn hoá nương rẫy với nhiều tri thức bản địa phù hợp với kinh tế đồi rừng. Ở vùng cao, người H’Mông, Hà Nhì, Dao khai khẩn các sườn núi thành ruộng bậc thang bắc lên trời hùng vĩ. Tính đa dạng, phong phú của văn hoá thể hiện cả ở văn hoá vật thể và phi vật thể.

Riêng về trang phục có 34 kiểu loại với sắc màu, chất liệu khác nhau. mới khảo sát sơ bộ Lào Cai có gần 100 điệu múa, có đủ 10 họ với 11 chi khác nhau của các nhạc khí. Đặc biệt, kho tàng lễ hội ở lào Cai rất đặc sắc. Loại hình lễ hội phong phú. Có hội cầu mùa, hội gắn với tín ngưỡng thờ thần mặt trời, thần nước, phồn thực, bảo vệ rừng. Có hội có ý nghĩa giáo dục truyền thống lịch sử chống ngoại xâm, đề cao bản sắc văn hoá người Việt cổ. Quy mô các lễ hội cũng đa dạng, có hội có quy mô của cộng đồng làng, bản; có hội có quy mô vùng [hội Gầu Tào ở Pha Long Mường Khương, hội Roóng PoỌc người Giáy ở Tả Van, Sa Pa...] nhưng có hội có quy mô toàn tỉnh như hội xuân Đền thờ ông Hoàng Bảy ở Bảo Hà... thời gian lễ hội cũng trải dài cả 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đặc biệt, khác với các tỉnh đồng bằng, mùa hè ở các làng bản vùng cao của Lào Cai cũng là mùa của lễ hội. Đặc điểm này rất thuận lợi cho sự phát triển du lịch văn hoá.

Giao thông

Lào Cai là một tỉnh cửa ngõ biên cương phía Tây Bắc của Tổ quốc có 203km đường biên giới với Trung Quốc, có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế - chính trị - an ninh - quốc phòng. Lào Cai nằm ở vị thế “đầu cầu” nối liền tỉnh Vân Nam và cả vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc với đồng bằng Bắc bộ. Lào Cai có điều kiện thuận lợi về giao thông, có cả đường thuỷ, đường bộ và đường sắt. Trên địa phận tỉnh Lào Cai có 3 tuyến quốc lộ, 6 tuyến tỉnh lộ, đường ôtô đã về đến xã, phường, thị trấn. Đường sông Hồng là tuyến đường huyết mạch thời cổ đại và phong kiến.

Lào Cai hiện có cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia và nhiều cửa khẩu phụ thông thương với Trung Quốc.

tỉnh Lào Cai có bao nhiêu dân tộc sinh sống?

Lào Cai là tỉnh vùng cao, biên giới gồm 25 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm khoảng 66,2% dân số, sống trải dài ở 138 xã, phường, thị trấn.

Huyện Bát Xát Lào Cai có bao nhiêu xã?

Hành chính. Huyện Bát Xát có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Bát Xát [huyện lỵ] và 20 xã: A Lù, A Mú Sung, Bản Qua, Bản Vược, Bản Xèo, Cốc Mỳ, Dền Sáng, Dền Thàng, Mường Hum, Mường Vi, Nậm Chạc, Nậm Pung, Pa Cheo, Phìn Ngan, Quang Kim, Sàng Ma Sáo, Tòng Sành, Trịnh Tường, Trung Lèng Hồ, Y Tý.

Thành phố Lào Cai có bao nhiêu huyện?

Trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử, địa lý Lào Cai cũng có nhiều thay đổi. Lào Cai hiện nay bao gồm 1 thành phố trực thuộc và 8 huyệngồm: Thành phố Lào Cai, Huyện Bảo Thắng, Huyện Bảo Yên, Huyện Bát Sát, Huyện Bắc Hà, Huyện Mường Khương, Huyện Sa Pa, Huyện Si Ma Cai, Huyện Văn Bàn.

Huyện Bát Xát cao bao nhiêu?

Toàn bộ địa hình Bát Xát được kiến tạo bởi nhiều dải núi cao, nổi bật là hai dải núi chính tạo nên các hợp thuỷ: Ngòi Phát, suối Lũng Pô, Suối Quang Kim. Địa hình cao dần, điểm cao nhất có độ cao 2945m, điểm thấp nhất có độ cao 88m. Khí hậu: Bát Xát nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều.

Chủ Đề