Hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế

I. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 36 BTTTDS 2015 thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết các “Tranh chấp về thừa kế tài sản” thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân.

Tuy nhiên, để xác định được Tòa án nhân cấp nào, nơi nào giải quyết thì cần phải xác định các vấn để sau:

1. Đương sự [nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan] trong vụ án tranh chấp thừa kế thường trú, tạm trú tại Việt Nam hay ở nước ngoài?

  • Nếu đương sự thường trú, tạm trú tại Việt Nam thì vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.
  • Nếu đương sự thường trú, tạm trú tại Việt Nam thì vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

​2. Yêu cầu giải quyết yêu tranh chấp về thừa kế có phải là tranh chấp về bất động sản hay không?

  • Nếu yêu cầu của người khởi kiện là tranh chấp bất động sản thì Tòa án nhân dân nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
  • Nếu yêu cầu của người khởi kiện không phải là tranh chấp về bất động sản thì thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết được xác định theo Điều 39, Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 [là Tòa án nơi cư trú, làm việc, trụ sở của người bị kiện hoặc theo sự lựa chọn của nguyên đơn].

Bài viết tương tự:  5 Điều Cần Lưu Ý Để Tránh Rủi Ro Khi Thuê Nhà

​II. Thời hiệu giải quyết tranh chấp về thừa kế.

Ðiều 623 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định như sau:

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a] Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b] Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

III. Hướng dẫn về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp về thừa kế

  • Bước 1: Quý khách nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin tranh chấp thừa kế tại TAND quận/huyện;
  • Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho Quý khách;
  • Bước 3: Quý khách nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
  • Bước 4: Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung .

Bài viết tương tự:  Chi Phí Và Thủ Tục Tách Sổ Đỏ

​THAM KHẢO CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ HỒ SƠ KHỞI KIỆN TẠI ĐÂY://vietpointlaw.vn/linh-vuc-hoat-dong/huong-dan-chuan-bi-ho-so-tranh-chap-thua-ke

Liên hệ ngay với chúng tôi để tìm hiểu chi tiết và nhận tư vấn về các thủ tục và dịch vụ khởi kiện tranh chấp thừa kế.

CÔNG TY LUẬT TNHH VIETPOINT

Hotline: 08 9997 3979 [Luật sư Lâm Minh Sang]  

Email Tư Vấn

Địa Chỉ: 216 Nguyễn Hoàng, Khu Phố 5, Phường An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh

Trường hợp di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người để lại di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc, thì coi như không có di chúc và áp dụng quy định về thừa kế theo pháp luật để chia di sản.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Hướng dẫn số 24/HD-VKSTC ngày 12/5/2021 về một số nội dung cơ bản trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế. Theo đó, Văn bản này Hướng dẫn một số nội dung trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế. Hướng dẫn để Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức của Viện kiểm sát khi được phân công kiểm sát việc giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế áp dụng thực hiện.

Nội dung hướng dẫn vào các nội dung như về pháp luật tố tụng, về pháp luật nội dung liên quan đến các vấn đê: Xác định thời điểm mở thừa kế và thời hiệu khởi kiện các vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế; Xác định di sản thừa kế, giá trị di sản, hiện trạng, quá trình sử dụng, quản lý di sản; Xác định hàng thừa kế; Xem xét tính hợp pháp của di chúc; Xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tranh chấp; tâm tư, nguyện vọng, điều kiện, hoàn cảnh của các đương sự để phân chia di sản cho phù hợp; Xác định các căn cứ pháp luật có liên quan để đề nghị đường lối giải quyết vụ án; Về từ chối nhận di sản; Về thứ tự ưu tiên thanh toán

Theo đó, trường hợp thời hiệu khởi kiện không còn nhưng không có đương sự nào yêu cầu áp dụng thời hiệu hoặc đưa ra yêu cầu không phù hợp quy định của pháp luật thì Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án.Trường hợp đương sự yêu cầu áp dụng thời hiệu đúng quy định thì cần làm rõ thời điểm mở thừa kế [thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện] và ngày khởi kiện để xác định còn thời hiệu khởi kiện hay đã hết.Khi xác định thời hiệu khởi kiện về thừa kế, cần lưu ý các quy định về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện [trường hợp sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan], quy định bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án trong BLDS.

Trường hợp di sản thừa kế là bất động sản đã được một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng cho người khác, các đồng thừa kế khác biết và không phản đối việc chuyển nhượng đó, số tiền nhận chuyển nhượng đã được dùng để lo cuộc sống của các đồng thừa kế, bên nhận chuyển nhượng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp này, phải công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hợp pháp và diện tích đất đã chuyển nhượng không còn trong khối di sản để chia thừa kế mà thuộc quyền sử dụng của bên nhận chuyển nhượng.

Trong vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế, có đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kế và có công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế nhưng không đồng ý việc chia thừa kế [vì cho rằng đã được người để lại di sản tặng cho bằng lời hoặc đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế], họ không có yêu cầu cụ thể về việc xem xét công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế; nếu có cơ sở chia thừa kế cho các thừa kế thì phải xem xét về công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản của họ

Trong vụ án tranh chấp thừa kế có người thuộc diện thừa kế ở nước ngoài, nếu Tòa án đã thực hiện ủy thác tư pháp, thu thập chứng cứ theo đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn không xác định được địa chỉ của những người đó thì vẫn giải quyết yêu cầu của nguyên đơn; nếu xác định được di sản thừa kế, hàng thừa kế và người để lại di sản thừa kế không có di chúc thì giải quyết việc chia thừa kế cho nguyên đơn theo quy định của pháp luật, phần tài sản thừa kế của những người vắng mặt, không xác định được địa chỉ sẽ tạm giao cho những người sống trong nước quản lý để sau này giao lại cho người thừa kế vắng mặt

Trường hợp di chúc không hợp pháp thì không chấp nhận thừa kế theo di chúc mà phải chia thừa kế theo pháp luật.

Trường hợp di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người để lại di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc, thì coi như không có di chúc và áp dụng quy định về thừa kế theo pháp luật để chia di sản.

Trường hợp những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền hưởng di sản thì chia thừa kế theo pháp luật.

Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến di sản thừa kế của người chết được thanh toán theo thứ tự quy định của pháp luật về nội dung này. Tuy nhiên, trong chi phí cho việc bảo quản di sản có những chi phí thực tế như chi phí mua bao bì, làm mái che, kho bãi... và người quản lý di sản phải bỏ chi phí để sửa chữa, bảo quản di sản thì có quyền yêu cầu người thừa kế thanh toán chi phí cần thiết đó. Đối với công sức quản lý di sản, hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể, nên khi đề nghị xem xét công sức quản lý di sản cần căn cứ vào việc người quản lý di sản thực hiện tốt các nghĩa vụ quản lý di sản, thời gian quản lý di sản, có được hưởng lợi hay không được hưởng lợi từ việc quản lý di sản... để đề xuất cho phù hợp…

Tổ CNTT - Thanh tra tỉnh

Mục lục bài viết

  • 1. Thủ tục khởi kiện tranh chấp thừa kế về đất đai ?
  • 2. Giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai ở đâu ?
  • 3. Tư vấn tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ?
  • 4. Tư vấn về tranh chấp thừa kế là nhà ở ?
  • 5. Tư vấn về tranh chấp thừa kế khi hết thời hạn khởi kiện ?

1. Thủ tục khởi kiện tranh chấp thừa kế về đất đai ?

Xin chào Luật Minh Khuê ! Trước khi bố mẹ tôi chết có cho hai anh em tôi mỗi người 5.000 mét đất nông nghiệp nhưng chỉ cho bằng miệng không có giấy tờ. Sau khi bố mẹ tôi chết và tôi bị bệnh nặng anh trai tôi đã làm sổ đỏ chiếm hết 10 ngàn mét vuông đất. Giờ tôi có khởi kiện để lấy phần đất bố mẹ tôi cho được không ? Và khởi kiện cần thủ tục gì ?

Mong Luật sư tư vấn giúp tôi !

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 thì tranh chấp về thừa kế tài sản là một trong những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

Về thẩm quyền giải quyết theo phân cấp thẩm quyền: Toà án nhân dân cấp quận [huyện, thành phố trực thuộc tỉnh] có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản. Trường hợp tranh chấp về thừa kế tài sản có yếu tố nước ngoài như có đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản ở nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm thuộc về Toà án nhân dân cấp tỉnh [thành phố trực thuộc Trung ương].

Về thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ: Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết có thể là Toà án có trụ sở ở một trong các địa điểm lãnh thổ sau:

Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc;

Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân

Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Về trường hợp của bạn bố mẹ bạn mất không để lại di chúc mà chỉ di chúc bằng miệng không có người làm chứng cho nên phần di sản sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Bộ Luật Dân sự 2015 đã quy định như sau:

Điều 649. Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Về hàng thừa kế theo Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định :

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a] Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b] Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c] Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

Như vậy, việc phân chia di sản khi không có di chúc được phân chia theo quy định của pháp luật, được gọi là thừa kế theo pháp luật. Trường hợp của gia đình bạn, 2 người đều cùng thuộc một hàng thừa kế, vì vậy được hưởng phần di sản bằng nhau. Tuy nhiên người anh của bạn lại chiếm hết tất cả số đất đai cùng với di sản thừa kế, điều này là trái pháp luật. Trong trường hợp này, khi mà đã không thể thỏa thuận được nữa, thì cùng nhau kiện lên Tòa án dân sự về hành vi của người anh này để nhận được sự công bằng và phần di sản của mình.

Như vậy, bạn sẽ thực hiện khởi kiện theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự 2015:

Bước 1: chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, hồ sơ khởi kiện bao gồm:

- Đơn khởi kiện [theo mẫu]

- Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, để xác định diện và hàng thừa kế.

- Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;

- Bản kê khai di sản;

- Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;

- Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong họ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn [ nếu có], tờ khai từ chối nhận di sản [ Nếu có]

Bước 2: Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền [ trường hợp này là Tòa án nhân dân cấp Huyện]

Bước 3: Sau khi nhận đơn khởi kiện, hồ sơ khởi kiện, Tòa án tiến hành thụ lý vụ án.

Như vậy, nếu muốn đảm bảo quyền và lợi ích của mình trong việc phân chia di sản thừa kế, giải quyết các tranh chấp đang xảy ra thì bạn cần tiến hành nộp đơn, thu thập chứng cứ gửi đến Tòa án nơi có thẩm quyền để được giải quyết, nhận phần di sản thừa kế mà mình đáng được hưởng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại:1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai ở đâu ?

Thưa luật sư! Nhờ Luật sư xem qua và tư vấn giúp em trường hợp sau: Gia đình em có mảnh đất do ông nội em đứng tên [vì bà nội đã mất sớm], ông bà nội có 9 người con. Khi ông nội mất thì không có để lại di chúc gì cả. Cùng lúc đó thì người anh thứ 2 trong gia đình nói với tất cả những người em còn lại ký tên với danh nghĩa là cho tặng để người anh thứ 2 đứng tên. Rồi sau này khi 8 người còn lại tụ họp về đủ thì sẽ chia ra lại cho tất cả 9 người. Nhưng khi đã ký tên xong thì người anh thứ 2 không giữ lời hứa để chia lại cho tất cả 8 người còn lại. Tòa án cũng đã mời để hòa giải nhiều lần nhưng người anh thứ 2 không có mặt.

Tòa án cũng đã có xử sơ thẩm rồi nhưng 8 người còn lại vẫn thua kiện ?

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài 24/7: 1900.6162

Trả lời:

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, di sản của người chết không để lại di chúc được chia theo pháp luật.

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Những người được thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 BLDS 2015:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a] Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b] Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c] Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Về việc quản lý di sản thừa kế trước khi chia được quy định như sau:

“Điều 616. Người quản lý di sản

1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thoả thuận cử ra.

2. Trong trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.

3. Trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.”

Thứ nhất, trường hợp của bạn người đứng tên sở hữu mảnh đất đó là ông nội của bạn, và chỉ có chủ sở hữu mới có quyền định đoạt. Việc các em còn lại cùng ký tên với danh nghĩa là cho tặng để người anh thứ 2 đứng tên, đây chỉ được coi là thỏa thuận về quản lý di sản thừa kế, vì ông nội bạn mất không để lại di chúc. 8 người đó cũng không phải đồng chủ sở hữu nên hoàn toàn không có quyền tặng cho mảnh đất đó.

Thứ hai, việc ký vào văn bản với danh nghĩa cho tặng có người làm chứng hay không, có được công chứng, chứng thực ở cơ quan có thẩm quyền không. Nếu không có người làm chứng, văn bản trên đương nhiên bị vô hiệu bởi nội dung văn bản là “cho tặng” mảnh đất của ông nội bạn để lại là không đúng với quy định về thừa kế trong BLDS. Văn bản này không thể sử dụng để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bạn có nói là vụ việc trên đã được xử ở Tòa án cấp Sơ thẩm. Tuy nhiên không nói rõ các bạn kiện chia thừa kế hay kiện đòi tài sản. Nếu đã nộp đơn kiện đòi tài sản, thì bây giờ 8 người còn lại có thể căn cứ những lý lẽ nêu trên để tiến hành khởi kiện phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Còn nếu đã nộp đơn kiện phân chia di sản, và không đồng ý với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm, những người còn lại có thể tiếp tục làm hồ sơ khởi kiện gửi lên Tòa án cấp phúc thẩm xem xét và giải quyết.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

3. Tư vấn tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ?

Thưa luật sư, ông bà tôi mất từ lâu rồi. Hồi đó vẫn chưa có sổ đỏ. Ông bà mất sớm, không có di chúc, các con chưa trưởng thành. Ông bà tôi có hai người con trai, bác cả đi bộ đội, lấy vợ và hiện đang sống ở Hà Nội, bố mẹ tôi hiện đang ở trên mảnh đất mà ông bà lúc trước để lại.

Sau này có đợt làm sổ đỏ bố tôi ra xã yêu cầu chia đôi cho bác cả nhưng xã không chấp nhận, bố mẹ tôi vì không gọi được cho bác vì hồi đó thông tin liên lạc chưa phát triển nên nhắn hàng xóm cũng không thấy bác về. Xã đã làm sổ đỏ cho bố mẹ tôi toàn bộ phấn đất trên và trừ đất cấy ruộng đưa vào trong nhà vì đất rộng. Tính đến nay đã 30 năm. Giờ bác cả quay về đòi quyền thừa kế đất ông bà bố mẹ tôi đông ý cắt cho bác 1/3 số đất đang ở. Nhưng bác không đồng ý đòi một nửa làm đơn ra xã đòi giải quyết. Xin hỏi bác có thể đòi được không?

Tôi xin cảm ơn

Người gửi:

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến :1900.6162

Trả lời:

Trường hợp của bạn khi ông bà bạn mất thì căn cứ điều 611 khoản 1 Bộ luật dân sự 2015 thì "Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết".

Ðiều 623 Bộ luật Dân sự quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế như sau:

“Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế"

Như vậy, sau thời hạn 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế [thời điểm ông bà bạn mất], bác bạn không còn quyền khởi kiện thừa kế yêu cầu chia di sản.

Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình. quy định về trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế như sau:

"2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

a. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung."

Như vậy xảy ra các trường hợp:

- Thứ nhất: Nếu các đồng thừa kế gửi đơn khởi kiện đến tòa án mà nội dung khởi kiện là khởi kiện về thừa kế [như chia di sản thừa kế, xác định quyền thừa kế…] thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện do đã hết thời hiệu khởi kiện.

- Thứ hai: Nếu các đồng thừa kế gửi đơn khởi kiện đến tòa án nhưng nội dung khởi kiện là yêu cầu giải quyết việc chia tài sản chung của các đồng thừa kế thì tòa án sẽ thụ lý đơn; trong trường hợp này, tòa án sẽ áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết.

Vậy lúc này khi thời hiệu khởi kiện thừa kế đã hết thời hạn mà bác và bố bạn xác định là không có tranh chấp về hàng thừa kế và xác nhận là di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó là di sản chung của các thừa kế thì bác bạn sẽ vẫn được chia thừa kế.

Trân trọng./.

4. Tư vấn về tranh chấp thừa kế là nhà ở ?

Thưa luật sư! Tôi muốn hỏi luật sư về nội dung như sau: Bố mẹ tôi là chủ sở hữu căn nhà. Bố mẹ tôi có 3[ba] người con chung, chị gái tôi, anh trai tôi và tôi. Bố mẹ tôi không có con nuôi, con riêng, ông bà nội ngoại cả hai bên đều đã chết trước bố mẹ tôi. Hiện nay bố mẹ tôi đều đã chết [ Mẹ tôi chết năm 2010, Bố tôi chết năm 2014]. Trước khi chết bố mẹ tôi không để lại di chúc.

Theo tôi được biết là di sản của bố mẹ tôi để lại là ngôi nhà sẽ được chia đều cho 3[ba] người con theo pháp luật. Nhưng năm 2003 khi đó bố mẹ tôi còn sống, anh trai tôi có gia đình muốn mua nhà ra ở riêng. Bố mẹ tôi đã dùng tiền của tôi gửi [ Tiền tôi đi lao động ở bên nước ngoài gửi bố mẹ tôi giữ hộ] đã đưa cho anh trai tôi đủ số tiền mua nhà ở riêng cho đến ngày nay. Có viết giấy biên nhận tiền và cam đoan của vợ chồng anh trai tôi là sau này không tranh chấp với tôi ngôi nhà bố mẹ tôi đang ở, trong đó có chữ ký của bố, mẹ tôi cùng với chữ ký của cả hai vợ chồng anh trai tôi, nhưng chưa có dấu phường xã. Lợi dụng do bố mẹ tôi chết không để lạ di chúc, anh trai tôi quay lại đòi 1/3 ngôi nhà mặc dù tôi đã trả số tiền để vợ chồng anh trai tôi mua nhà ra ở riêng [ coi như tôi đã mua suất của anh trai tôi rồi]. Tôi muốn cùng luật sư khởi kiện ra tòa đòi lại sự công bằng ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 650 tại Bộ luật dân sự 2015 thì:

Điều 650. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a] Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b] Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c] Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Bố mẹ bạn có 3 người con và ông bà bạn đều đã mất nên di sản thừa kế sẽ được chia làm 3 phần bằng nhau. Tuy nhiên, ba mẹ bạn đã dùng tiền bạn gửi để mua nhà cho anh trai bạn để anh không đòi chia tài sản là ngôi nhà nữa. Ban có viết giấy biên nhận tiền và cam đoan của vợ chồng anh trai là sau này không tranh chấp với tôi ngôi nhà bố mẹ tôi đang ở, trong đó có chữ ký của bố, mẹ tôi cùng với chữ ký của cả hai vợ chồng anh trai bạn. Đây có thể coi là văn bản từ chối nhận di sản thừa kế. Theo quy định tại Điều 642 của Bộ luật dân sự thì:

Điều 620. Từ chối nhận di sản

1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lí di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Tuy nhiên gia định bạn lại chưa đi công chứng chứng thực, vì vậy, văn bản này chưa có giá trị pháp lý. Nhưng nếu anh trai bạn đòi 1/3 ngôi nhà thì bạn có thể thỏa thuận với anh và lấy giấy tờ hai bên đã thỏa thuận ra để anh bạn không đòi chia nữa. Trong trường hợp anh vẫn nhất quyết đòi chia tài sản thì bạn có thể chia 1/3 giá trị của ngôi nhà và khởi kiện đòi lại số tiền trước kia bố mẹ bạn đã lấy của bạn để cho anh xây nhà.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

5. Tư vấn về tranh chấp thừa kế khi hết thời hạn khởi kiện ?

Thưa luật sư! Em xin thay mặt bố em nhờ luật sư tư vấn giúp bố em về việc phân chia tài sản thừa kế với nội dung như sau: Ông bà có 7 anh chị em trên mảnh đất 1700m2 .Bố em, hai cô và chú Danh đi làm ăn xa. Ông mất năm 1975 chỉ còn chú Chương ở với bà tới năm 1995 thì bà mất nhưng không để lại di chúc và chú Chương vẫn sống trên đất mà bà để lại.

Năm 2003 chú có bán đi 900m2 nhưng không có sự đồng ý của bố và chú Danh nhưng bố em nghĩ anh em không kiện cáo gì và cũng không rõ luật đất đai nên không có tranh chấp cứ nghĩ đất ông bà để lại là có phần mình. Năm 2014 bố và chú Chương có thoả thuận là đưa bố 250 triệu làm bìa đỏ ở nơi bố đang sống nên bố em có kí vào tờ giấy viết tay cho chú sử dụng đất.

Đến nay khi bố hỏi tiền làm bìa đỏ chú nói không có nên bố em muốn lấy phần đất của bố thì có được không? Em cũng có tìm hiểu qua là thời gian khởi kiện đã hết. Nhưng em thấy có điểm lại nói là chia tài sản thừa kế sau khi hết thời điểm khởi kiện là như thế nào? Tờ giấy bố em kí vậy có đủ tính pháp lí không và nhờ luật sư cho bố e biết hướng giải quyết.

E xin chân thành cảm ơn luật sư!

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự về thừa kế trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả Lời:

Khoản 1 điều 611Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

"Điều 633. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này."

Điều 623 Bộ luật Dân sự có quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế

"Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế."

Như vậy, trong trường hợp này, thời hiện khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản đã hết. Tuy nhiên, theo khoản 2.4 Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng pháp luật giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình có quy định về việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế:

"2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

a. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

b. Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản."

Như vậy,bố bạn có thể chọn một trong hai cách sau để đảm bảo quyền lợi của các bên:

- Cách 1: Họp mặt những đồng thừa kế để thỏa thuận các nội dung như: Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc; Cách thức phân chia di sản [Điều 681 Bộ luật Dân sự]. Các bên có thể cùng nhau đến tổ chức công chứng trên địa bàn nơi có bất động sản để yêu cầu chia di sản thừa kế. Tuy nhiên, để thực hiện theo cách này thì phải có sự đồng thuận của tất cả các đồng thừa kế.

- Cách 2: Khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung: Để khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung thì các đồng thừa kế phải có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia. Khi có văn bản xác nhận có chữ ký của tất cả các đồng thừa kế thì di sản do người chết để lại chuyển thành tài sản chung của các thừa kế và Tòa án sẽ áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật thừa kế - Luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề