Hướng dẫn đánh giá cán bộ, công chức cấp xã

Hướng dẫn đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

Văn phòng Sở
2020-11-19T06:50:13+07:00 2020-11-19T06:50:13+07:00 //noivu.quangtri.gov.vn/Tin-tuc/Huong-dan-danh-gia-xep-loai-chat-luong-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-nguoi-lao-dong-613.html /themes/default/images/no_image.gif
SỞ NỘI VỤ QUẢNG TRỊ //noivu.quangtri.gov.vn/uploads/logo_3.png
Thứ ba - 17/11/2020 14:13
Căn cứ Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Để tổ chức thực hiện thống nhất việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Sở Nội vụ hướng dẫn một số nội dung cơ bản về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
I. TIÊU CHÍ VÀ CÁC MỨC XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
1. Tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức:
- Thực hiện theo quy định tại Điều 3 đến Điều 15 Nghị định số 90/2020/NĐ-CP, ngày 13 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức;
- Đối với các cơ quan, đơn vị và địa phương đã ban hành bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại theo quy định tại Quyết định số 370-QĐ/TU ngày 17/10/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc ban hành quy chế đánh giá cán bộ, công chức diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý và các Bộ tiêu chí của UBND tỉnh, Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, thì thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với các quy định tại Nghị định số 90/2020/NĐ-CP, ngày 13 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ.
2. Các mức xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
a] Đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý thực hiện theo quy định tại Quyết định số 370-QĐ/TU, Quyết định số 786-QĐ/TU, Hướng dẫn số 10-HD/BTCTU ngày 20/11/2019 và Công văn số 14-CV/BTCTU ngày 04/11/2020 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
b] Đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, Sở ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Hội được giao số lượng người làm việc cấp tỉnh, Công ty TNHH 1 thành viên do UBND tỉnh làm chủ sở hữu và các Công ty cổ phần nhà nước nắm giữ trên 50% vốn Điều lệ:
- Căn cứ vào kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và hợp đồng lao động được phân loại theo 01 trong 04 mức tương ứng với số điểm như sau:
+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Từ 90 - 100 điểm, trong đó không có tiêu chí đánh giá nào tổng điểm đánh giá 0 điểm [trừ tiêu chí về đề án, đề tài, sáng kiến...] và tổng điểm của tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao phải đạt từ 63 điểm trở lên;
Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định số lượng cán bộ, công chức, viên chức và hợp đồng lao động được xếp loại Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không vượt quá 20% số được xếp loại Hoàn thành tốt nhiệm vụ tương ứng với từng chức danh [đối với các đơn vị có dưới 05 người xếp loại Hoàn thành tốt nhiệm vụ thì chọn 01 người xếp loại Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nếu đủ điều kiện].
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ: Từ 75 - 89 điểm, trong đó không có tiêu chí đánh giá nào tổng điểm đánh giá 0 điểm [trừ tiêu chí đánh giá về đề án, đề tài, sáng kiến...] và tổng điểm của tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao phải đạt từ 50 điểm trở lên;
+ Hoàn thành nhiệm vụ: Từ 50 - 74 điểm;
+ Không hoàn thành nhiệm vụ: Dưới 50 điểm hoặc tổng điểm của tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao đạt dưới 30 điểm.
- Căn cứ vào từng tiêu chí và cả Bộ tiêu chí đánh giá, người tham gia tự xác định mức điểm chấm và tiến hành chấm điểm, nhưng số điểm chấm chỉ được làm lẻ đến 0,5 điểm và không được cao hơn mức điểm chuẩn [điểm tối đa] của tiêu chí đánh giá.
- Tổng điểm đánh giá của từng hội nghị là điểm trung bình cộng của từng phiếu chấm điểm hợp lệ thu về cho từng tiêu chí đánh giá và cho cả Bộ tiêu chí đánh giá. Tổng điểm đánh giá của các hội nghị là điểm trung bình cộng của tổng điểm đánh giá từng hội nghị.
- Trường hợp tổng điểm cá nhân tự chấm khác với tổng điểm đánh giá của từng hội nghị và tổng điểm đánh giá của các hội nghị, thì lấy điểm trung bình cộng của tổng điểm đánh giá của các Hội nghị và tổng điểm cá nhân tự chấm để làm cơ sở xem xét xếp loại. Trường hợp tổng điểm cá nhân tự chấm ở mức điểm cao hơn mức xếp loại cá nhân tự nhận, thì lấy mức xếp loại cá nhân tự nhận lamg cơ sở để xem xét xếp loại.
II. THẨM QUYỀN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG
A. Nhóm người trực tiếp đánh giá, nhận xét, xếp loại
1. Cấp tỉnh:
1.1. Giám đốc Sở hoặc tương đương trực tiếp nhận xét, đánh giá, xếp loại đối với:
- Phó Giám đốc Sở hoặc tương đương;
- Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương thuộc cơ quan sở;
- Chi cục trưởng và tương đương thuộc Sở;
- Giám đốc và tương đương các đơn vị trực thuộc Sở;
- Công chức, viên chức và người lao động của cơ quan Sở.
1.2. Giám đốc đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh trực tiếp nhận xét, đánh giá, xếp loại đối với:
- Phó Giám đốc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh;
- Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương thuộc đơn vị;
- Viên chức và người lao động thuộc đơn vị.
1.3. Chi cục trưởng hoặc tương đương [Ban] trực tiếp nhận xét, đánh giá, xếp loại đối với:
- Phó chi cục trưởng hoặc tương đương;
- Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương thuộc đơn vị;
- Công chức, viên chức và người lao động của đơn vị.
1.4. Giám đốc hoặc tương đương các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, Chi cục trực tiếp nhận xét, đánh giá, xếp loại đối với:
- Phó Giám đốc hoặc tương đương thuộc đơn vị;
- Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương thuộc đơn vị;
- Viên chức và người lao động của đơn vị.
1.5. Trưởng phòng hoặc tương đương thuộc Sở trực tiếp nhận xét, đánh giá và đề nghị Giám đốc Sở đánh giá, xếp loại đối với:
- Phó Trưởng phòng hoặc tương đương trực tiếp quản lý;
- Công chức, viên chức và người lao động của phòng;
2. Cấp huyện:
2.1. Chủ tịch UBND cấp huyện trực tiếp nhận xét, đánh giá, xếp loại đối với:
- Phó Chủ tịch UBND cấp huyện;
- Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện;
- Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn;
- Giám đốc, Phó Giám đốc và tương đương các đơn vị sự nghiệp trực thuộc;
- Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường Mầm non, Tiểu học, THCS, hướng nghiệp dạy nghề;
[Các trường hợp trên nếu cấp ủy địa phương có quy định khác thì thực hiện theo quy định của cấp ủy địa phương]
2.2. Trưởng Phòng và tương đương thuộc UBND cấp huyện:
- Trực tiếp nhận xét, đánh giá và đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện đánh giá, xếp loại đối với Phó Trưởng phòng và tương đương trực tiếp quản lý;
- Trực tiếp nhận xét, đánh giá, xếp loại đối với công chức, viên chức và người lao động của phòng;
2.3. Giám đốc và tương đương các đơn vị sự nghiệp thuộc và trực thuộc UBND cấp huyện trực tiếp nhận xét, đánh giá, xếp loại đối với:
- Phó Giám đốc và tương đương thuộc đơn vị [nếu được phân cấp thẩm quyền];
- Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương thuộc đơn vị;
- Viên chức và người lao động của đơn vị.
2.4. Hiệu trưởng các trường học trực tiếp nhận xét, đánh giá, xếp loại đối với:
- Phó Hiệu trưởng của đơn vị [nếu được phân cấp thẩm quyền];
- Viên chức và người lao động của đơn vị.
3. Cấp xã:
3.1. Chủ tịch UBND cấp xã trực tiếp nhận xét, đánh giá, xếp loại đối với:
- Phó Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn của đơn vị [trừ trường hợp phân cấp quy định khác];
- Công chức của UBND xã, phường, thị trấn.
B. Nhóm người tham gia đánh giá, nhận xét
1. Cấp tỉnh:
1.1. Phó Giám đốc Sở hoặc tương đương tham gia nhận xét, đánh giá đối với:
- Giám đốc Sở hoặc tương đương;
- Phó Giám đốc Sở và tương đương [đồng cấp];
- Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Sở;
- Chi cục Trưởng và tương đương;
- Giám đốc và tương đương các đơn vị trực thuộc;
- Công chức, viên chức và người lao động của cơ quan Sở hoặc tương đương.
1.2. Phó Chi cục trưởng hoặc tương đương tham gia nhận xét, đánh giá đối với:
- Chi cục Trưởng hoặc tương đương [Trưởng Ban] của đơn vị;
- Phó Chi cục Trưởng hoặc tương đương [đồng cấp] của đơn vị;
- Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, ban và tương đương của đơn vị;
- Công chức, viên chức và người lao động của đơn vị.
1.3. Phó Giám đốc hoặc tương đương các đơn vị sự nghiệp trực thuộc tham gia nhận xét, đánh giá đối với:
- Giám đốc hoặc tương đương của đơn vị;
- Phó Giám đốc hoặc tương đương [đồng cấp] của đơn vị;
- Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương của đơn vị;
- Công chức, viên chức và người lao động của đơn vị.
1.4. Trưởng phòng và tương đương thuộc Sở tham gia nhận xét, đánh giá đối với:
- Giám đốc Sở hoặc tương đương;
- Phó Giám đốc Sở và tương đương;
- Trưởng phòng và tương đương [đồng cấp] thuộc sở;
- Chi cục trưởng, Giám đốc và tương đương các đơn vị trực thuộc Sở;
1.5. Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục hoặc đơn vị sự nghiệp tham gia nhận xét, đánh giá đối với:
- Chi cục trưởng hoặc Giám đốc và tương đương của đơn vị;
- Phó Chi cục trưởng hoặc Phó Giám đốc và tương đương của đơn vị;
- Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương của đơn vị;
- Công chức, viên chức và người lao động của phòng.
1.6. Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Sở tham gia nhận xét, đánh giá đối với:
- Trưởng phòng hoặc tương đương trực tiếp quản lý;
- Phó Trưởng phòng hoặc tương đương [đồng cấp] của phòng;
- Công chức và người lao động của phòng.
1.7. Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục hoặc đơn vị sự nghiệp tham gia nhận xét, đánh giá đối với:
- Trưởng phòng hoặc tương đương trực tiếp quản lý;
- Phó Trưởng phòng hoặc tương đương [đồng cấp] của phòng;
- Công chức, viên chức và người lao động của phòng.

2. Cấp huyện:
2.1. Phó Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố tham gia nhận xét, đánh giá đối với:
- Chủ tịch UBND cấp huyện;
- Phó Chủ tịch UBND cấp huyện [đồng cấp];
- Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện;
- Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn;
- Giám đốc và tương đương các đơn vị thuộc và trực thuộc UBND cấp huyện;
- Hiệu trưởng các trường Mầm non, Tiểu học, THCS, dạy nghề thuộc UBND cấp huyện.
2.2. Trưởng phòng và tương đương tham gia nhận xét, đánh giá đối với:
- Chủ tịch UBND huyện;
- Phó Chủ tịch UBND huyện;
- Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn;
- Giám đốc các đơn vị thuộc ngành, lĩnh vực quản lý;
2.3. Phó Trưởng phòng và tương đương tham gia đánh giá, nhận xét đối với:
- Trưởng phòng hoặc tương đương trực tiếp quản lý;
- Phó Trưởng phòng hoặc tương đương của phòng [đồng cấp];
- Công chức, viên chức và người lao động của phòng.
2.4. Phó Giám đốc và tương đương các đơn vị sự nghiệp thuộc và trực thuộc tham gia nhận xét, đánh giá đối với:
- Giám đốc hoặc tương đương của đơn vị;
- Phó Giám đốc hoặc tương đương [đồng cấp] của đơn vị;
- Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương của đơn vị;
- Viên chức và người lao động của đơn vị.
2.5. Phó Hiệu trưởng hoặc tương đương các trường học tham gia nhận xét, đánh giá đối với:
- Hiệu trưởng hoặc tương đương trực tiếp quản lý;
- Phó Hiệu trưởng hoặc tương đương [đồng cấp] của đơn vị;
- Viên chức và người lao động của đơn vị.
3. Cấp xã:
3.1. Chủ tịch UBND cấp xã tham gia nhận xét, đánh giá đối với:
- Chủ tịch UBND cấp huyện;
- Phó Chủ tịch UBND cấp huyện.
3.2. Phó Chủ tịch UBND cấp xã tham gia nhận xét, đánh giá đối với:
- Chủ tịch UBND của xã, phường, thị trấn;
- Phó Chủ tịch UBND của xã, phường, thị trấn [đồng cấp];
- Công chức của UBND xã, phường, thị trấn.
4. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia nhận xét, đánh giá đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, cấp trưởng, cấp phó trực tiếp quản lý và cán bộ, công chức, viên chức thuộc phòng, bộ phận công tác.
C. Nhóm người tự đánh giá, nhật xét:
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động: Tự nhận xét, đánh giá theo nhiệm vụ được phân công.

III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG
1. Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng đối với cán bộ, công chức thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý: Thực hiện theo Quy chế đánh giá cán bộ, công chức diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý và Bộ tiêu chí đánh giá cán bộ đối với các chức danh do Ban Thường vụ Tỉnh ủy trực tiếp nhận xét, đánh giá [ban hành kèm theo Quyết định số 370-QĐ/TU ngày 17/10/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy], Quyết định số 786-QĐ/TU ngày 04/12/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Hướng dẫn số 10-HD/BTCTU ngày 20/11/2019 và Công văn số 14CV/BTCTU ngày 04/11/2020 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
2. Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức
2.1. Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc phòng, ban, chi cục và tương đương trong các sở, ban, ngành và tương đương; Các phòng, ban chuyên môn và tương đương thuộc UBND cấp huyện
a] Bước 1: Công chức lãnh đạo, quản lý làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo mẫu số 02 kèm theo công văn này và tự chấm điểm theo Bộ tiêu chí đánh giá.
b] Bước 2: Tổ chức cuộc họp đánh giá
- Thành phần dự cuộc họp:
+ Đối với đơn vị có đơn vị cấu thành, thành phần tham dự là đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên cùng cấp và người đứng đầu các đơn vị cấu thành. Đối với các đơn vị có quy mô lớn người đứng đầu các đơn vị cấu thành có thể tham gia ý kiến bằng văn bản.
+ Đối với đơn vị không có đơn vị cấu thành, thành phần tham dự là toàn thể công chức và người lao động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Nội dung:
+ Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp của cơ quan, đơn vị.
+ Các thành viên dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
c] Bước 3: Phòng, ban, đơn vị tương đương tổng hợp các các ý kiến đánh giá [tại bước 2] nêu trên, hoàn chỉnh hồ sơ gửi bộ phận tham mưu về công tác cán bộ của cấp có thẩm quyền đánh giá tổng hợp, đề xuất nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với công chức.
d] Bước 4: Chi bộ, hoặc cấp ủy nơi công chức công tác [bao gồm cả công chức lãnh đạo, quản lý không là đảng viên] có ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản.
đ] Bước 5: Người có thẩm quyền đánh giá, xếp loại công chức tham khảo ý kiến đánh giá tại [bước 2], [bước 3], [bước 4] nêu trên, quyết định đánh giá, xếp loại công chức và thông báo bằng văn bản cho công chức, thông báo công khai trong cơ quan, đơn vị nơi công chức công tác về kết quả đánh giá, xếp loại; quyết định hình thức công khai, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.


2.2. Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các sở, ban, ngành và tương đương; các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện
a] Bước 1: Công chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo mẫu số 02 kèm theo công văn này và tự chấm điểm theo Bộ tiêu chí đánh giá.
b] Bước 2: Tổ chức cuộc họp đánh giá
- Thành phần dự cuộc họp: Lãnh đạo, công chức, người lao động thuộc phòng, ban, chi cục và tương đương trong các sở, ban, ngành; các phòng, ban chuyên môn và tương đương thuộc UBND cấp huyện.
- Nội dung:
+ Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp của cơ quan, đơn vị.
+ Các thành viên dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
c] Bước 3: Phòng, ban, đơn vị tương đương tổng hợp các các ý kiến đánh giá tại [bước 2] hoàn chỉnh hồ sơ gửi bộ phận tham mưu về công tác cán bộ của cấp có thẩm quyền đánh giá tổng hợp, đề xuất nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với công chức.
d] Bước 4: Người có thẩm quyền đánh giá, xếp loại công chức tham khảo ý kiến đánh giá tại [bước 2] và [bước 3] nêu trên, quyết định đánh giá, xếp loại công chức và thông báo bằng văn bản cho công chức, thông báo công khai trong cơ quan, đơn vị nơi công chức công tác về kết quả đánh giá, xếp loại; quyết định hình thức công khai, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
2.3. Đánh giá và xếp loại hợp đồng lao động
Các trường hợp làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP trong các cơ quan, tổ chức hành chính cấp tỉnh, cấp huyện áp dụng việc đánh giá, xếp loại như công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
2.4. Trình tự, thủ tục đánh giá đối với công chức cấp xã
a] Bước 1: Công chức tự đánh giá
Công chức tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao [theo mẫu số 2 kèm theo công văn này] và tự chấm điểm theo Bộ tiêu chí đánh giá.
b] Bước 2: Tổ chức họp, đánh giá
- Thành phần dự họp:
+ Chủ tịch UBND cấp xã chủ trì và chỉ đạo cuộc họp.
+ Các Phó Chủ tịch UBND cấp xã.
+ Tập thể công chức của UBND cấp xã.
- Nội dung:
+ Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác;
+ Các thành viên dự họp tham gia ý kiến.
c] Bước 3: Quyết định đánh giá, xếp loại
Chủ tịch UBND cấp xã tham khảo ý kiến đánh giá tại [bước 2] nêu trên, quyết định đánh giá, xếp loại công chức và thông báo bằng văn bản cho công chức, thông báo công khai trong cơ quan, đơn vị nơi công chức công tác về kết quả đánh giá, xếp loại; quyết định hình thức công khai, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
3. Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng đối với cán bộ cấp xã
a] Bước 1: Cán bộ làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo mẫu số 01 kèm theo công văn này và tự chấm điểm theo Bộ tiêu chí đánh giá.
b] Bước 2: Tổ chức cuộc họp đánh giá
- Tổ chức cuộc họp tập thể lãnh đạo UBND, ủy viên UBND, thường trực HĐND cấp xã nơi cán bộ công tác để nhận xét, đánh giá đối với cán bộ.
- Nội dung:
+ Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp của cơ quan, đơn vị.
+ Các thành viên dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
c] Bước 3: Chi bộ, hoặc cấp ủy nơi cán bộ công tác có ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản.
d] Bước 4: Bộ phận tham mưu về công tác cán bộ tổng hợp các các ý kiến đánh giá tại bước 2 và bước 3 nêu trên, hoàn chỉnh hồ sơ gửi bộ phận tham mưu về công tác cán bộ của cấp có thẩm quyền đánh giá tổng hợp, đề xuất nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với cán bộ.
đ] Bước 5: Người có thẩm quyền đánh giá, xếp loại cán bộ tham khảo ý kiến đánh giá tại [bước 2], [bước 3], [bước 4] nêu trên, quyết định đánh giá, xếp loại cán bộ và thông báo bằng văn bản cho cán bộ, thông báo công khai trong cơ quan, đơn vị nơi cán bộ công tác về kết quả đánh giá, xếp loại; quyết định hình thức công khai, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
4. Trình tự, thủ tục đánh giá xếp loại viên chức
4.1. Đối với viên chức lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập; Các tổ chức Hội có tính chất đặc thù
a] Bước 1: Viên chức lãnh đạo, quản lý tự đánh giá, mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo mẫu số 03 kèm theo công văn này và tự chấm điểm theo Bộ tiêu chí đánh giá.
b] Bước 2: Tổ chức họp đánh giá
- Thành phần dự họp:
+ Đối với đơn vị sự nghiệp có các đơn vị cấu thành [khoa, phòng, tổ, đội], thành phần tham dự là đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên cùng cấp và người đứng đầu các đơn vị cấu thành. Đối với các đơn vị có quy mô lớn người đứng đầu các đơn vị cấu thành có thể tham gia ý kiến bằng văn bản.
+ Đối với đơn vị sự nghiệp không có đơn vị cấu thành [khoa, phòng, tổ, đội] thành phần tham dự là toàn thể viên chức và người lao động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Nội dung:
+ Viên chức lãnh đạo, quản lý trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp;
+ Các thành viên dự cuộc họp căn cứ kết quả tự đánh giá của viên chức đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
c] Bước 3: Đơn vị tổng hợp các các ý kiến đánh giá [tại bước 2] nêu trên, hoàn chỉnh hồ sơ gửi bộ phận tham mưu về công tác cán bộ của cấp có thẩm quyền đánh giá tổng hợp, đề xuất nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với viên chức.
d] Bước 4: Chi bộ nơi viên chức công tác [bao gồm cả viên chức lãnh đạo quản lý không là đảng viên] có ý kiến nhận xét bằng văn bản.
đ] Bước 5: Người có thẩm quyền đánh giá, xếp loại viên chức tham khảo ý kiến đánh giá tại [bước 2], [bước 3], [bước 4] nêu trên, quyết định đánh giá, xếp loại viên chức và thông báo bằng văn bản cho viên chức, thông báo công khai trong cơ quan, đơn vị nơi viên chức công tác về kết quả đánh giá, xếp loại; quyết định hình thức công khai, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
4.2. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập; Các tổ chức Hội có tính chất đặc thù
a] Bước 1: Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo mẫu số 03 kèm theo công văn này và tự chấm điểm theo Bộ tiêu chí đánh giá.
b] Bước 2: Tổ chức cuộc họp đánh giá
- Thành phần:
+ Lãnh đạo đơn vị hoặc lãnh đạo phụ trách đơn vị chủ trì chỉ đạo cuộc họp.
+ Toàn thể viên chức và người lao động của đơn vị [đối với các đơn vị không có đơn vị cấu thành: khoa, phòng, tổ, đội]; trường hợp đơn vị có các đơn vị cấu thành họp đánh giá ở phạm vi đơn vị cấu thành.
- Nội dung:
+ Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác;
+ Các thành viên dự cuộc họp căn cứ kết quả tự đánh giá của viên chức để đóng góp ý kiến. Các ý kiến tham gia phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
c] Bước 3: Đơn vị tổng hợp các các ý kiến đánh giá tại [bước 2] nêu trên, hoàn chỉnh hồ sơ gửi bộ phận tham mưu về công tác cán bộ của cấp có thẩm quyền đánh giá tổng hợp, đề xuất nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với viên chức.
d] Bước 4: Người có thẩm quyền đánh giá, xếp loại viên chức tham khảo ý kiến đánh giá tại [bước 2], [bước 3] nêu trên, quyết định đánh giá, xếp loại viên chức và thông báo bằng văn bản cho viên chức, thông báo công khai trong cơ quan, đơn vị nơi viên chức công tác về kết quả đánh giá, xếp loại; quyết định hình thức công khai, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
4.3. Đánh giá và xếp loại hợp đồng lao động
Các trường hợp làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP trong các đơn vị sự nghiệp áp dụng việc đánh giá, xếp loại như đối với viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
IV. THỜI ĐIỂM XẾP LOẠI, SỬ DỤNG KẾT QUẢ XẾP LOẠI, HỒ SƠ XẾP LOẠI
1. Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng
- Các cơ quan, đơn vị tiến hành đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã hoàn thành trước ngày 15/12 hằng năm, trước khi thực hiện việc đánh giá xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và một số lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hằng năm thì người có thẩm quyền quyết định thời điểm đánh giá xếp loại chất lượng viên chức.
- Căn cứ điều kiện và đặc thù của từng cơ quan, đơn vị tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thống nhất cấp ủy cùng cấp về việc kết hợp tổ chức cuộc họp đánh giá, xếp loại bảo đảm nghiêm túc hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí.
2. Hồ sơ lưu giữ tài liệu đánh giá, xếp loại chất lượng
Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng được thể hiện bằng văn bản lưu vào hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã, gồm: [1] Biên bản cuộc họp nhận xét, đánh giá; [2] Phiếu đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức; [3] Nhận xét cấp ủy nơi công tác [đối với cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý]; [4] Kết luận và thông báo bằng văn bản về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức của cấp có thẩm quyền; [5] Hồ sơ giải quyết kiến nghị về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức [nếu có]; [6] Các văn bản liên quan khác [nếu có].
3. Sử dụng kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức
Kết quả đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá và được sử dụng làm cơ sở liên thông trong đánh giá xếp loại chất lượng đảng viên và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức.
V. NỘI DUNG LƯU Ý KHI THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
1. Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản [cá nhân vẫn thực hiện việc kê khai phiếu đánh giá theo mẫu quy định để kiểm điểm tuy nhiên không xếp loại].
2. Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã nghỉ không tham gia công tác theo quy định của pháp luật trong năm từ 03 tháng đến dưới 06 tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
3. Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó.
4. Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã chuyển công tác thì cơ quan, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng. Trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên thì phải kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, đơn vị cũ, trừ trường hợp không còn cơ quan, đơn vị cũ.
5. Tại thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng, cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã vắng mặt có lý do chính đáng hoặc nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật, cá nhân có trách nhiệm làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao gửi cơ quan, đơn vị đang công tác để thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng theo quy định.
6. Đối với trường hợp công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã được cử biệt phái đến làm việc ở cơ quan, tổ chức đơn vị khác thì cơ quan đơn vị sử dụng cá nhân biệt phái có trách nhiệm đánh giá, xếp loại theo quy định và gửi kết quả đánh giá về cơ quan, đơn vị quản lý cá nhân biệt phái.
7. Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng tập trung từ 01 năm trở lên, có kết quả học tập đạt từ trung bình trở lên và kết hợp với thời gian công tác thì năm đó [năm kết thúc khóa học]; cơ quan, đơn vị xem xét đánh giá, xếp loại theo quy định [trường hợp không tốt nghiệp hoặc kết quả học tập xếp loại yếu thì xếp loại ở mức không hoàn thành nhiệm vụ; trường hợp được cử đào tạo, bồi dưỡng tập trung chưa đủ 01 năm và chưa có kết quả học tập thì lấy thời gian công tác thực tế tại cơ quan, đơn vị trước khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng làm căn cứ đánh giá, xếp loại].
8. Các cơ quan đơn vị, địa phương, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức áp dụng phần mềm Hỗ trợ đánh giá phân loại CBCCVC tỉnh Quảng Trị để thực hiện đánh giá, phân loại CBCCVC trong năm 2020. [Hướng dẫn sử dụng phần mềm Hỗ trợ đánh giá phân loại CBCCVC tỉnh Quảng Trị được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Nội vụ qua đường link: //noivuquangtri.gov.vn/].
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các cơ quan, đơn vị tiến hành đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã hoàn thành trước ngày 15/12 hằng năm. Gửi báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại về Ủy ban nhân dân tỉnh [qua Sở Nội vụ] tổng hợp trước ngày 31/12 hằng năm để kịp thời tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và gửi Bộ Nội vụ.
2. Nội dung báo cáo:
- Văn bản của cơ quan, đơn vị báo cáo tình hình thực hiện việc đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã.
- Biểu mẫu báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã theo biểu số 01, 02 [ban hành kèm theo Công văn này]. Các cơ quan, đơn vị khai thác các biểu mẫu tại trang thông tin điện tử của Sở Nội vụ, địa chỉ: www.noivuquangtri.gov.vn và gửi các biểu mẫu hồ sơ bản điện tử về địa chỉ: .
3. Các cơ quan, đơn vị nghiên cứu và sửa đổi, bổ sung Quy chế đánh giá theo đúng quy định tại Nghị định 90/2020/NĐ-CP và hướng dẫn của Sở Nội vụ tại Công văn này.
4. Đối với chức danh lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước hạng 3 thuộc thẩm quyền Ban cán sự Đảng UBND tỉnh trực tiếp đánh giá, xếp loại chất lượng gửi hồ sơ về Sở Nội vụ trước ngày 31/12/2018 để tổng hợp trình Ban cán sự Đảng UBND tỉnh đánh giá, xếp loại chất lượng.
Hồ sơ bao gồm: [1] Tờ trình đề nghị của đơn vị; [2] Bản tự kiểm điểm, đánh giá, chấm điểm và nhận mức phân loại của cán bộ. Các tài liệu chứng minh cho việc tự kiểm điểm và chấm điểm của cá nhân [nếu có]; [3] Biên bản tổng hợp ý kiến tham gia và kiểm phiếu phân loại cán bộ đã được thông qua tại Hội nghị cán bộ và Hội nghị tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị; [4] Bản nhận xét, đánh giá của Tập thể lãnh đạo cơ quan, cấp ủy nơi công tác và cấp ủy nơi cư trú; [5] Phiếu bổ sung hồ sơ cán bộ theo mẫu 2d/BTCTW và các văn bằng, chứng chỉ [mới được cấp so với kỳ nộp trước] có công chứng, chứng thực; [6] Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ về hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập.
Đề nghị các cơ quan, đơn vị thực hiện việc đánh giá, xếp loại công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã theo các nội dung hướng dẫn trên. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị [điện thoại liên hệ: Phòng Công chức, viên chức 0233.3575.087] để xem xét, giải quyết.

[Tải mẫu, biểu mẫu]

[Biểu mẫu tổng hợp]

[File văn bản PDF]

Tác giả: Văn phòng Sở

Nguồn tin: Phòng CCVC

Video liên quan

Chủ Đề