Hướng dẫn chế độ trực 24 24

Tại khoản 1, khoản 2 Mục I Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 5/1/2005 do Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính ban hành, do đó đề nghị bạn đọc hỏi thêm ý kiến của Bộ Nội vụ về nội dung này.

Bạn đọc Nam Anh [Hà Tĩnh] hỏi: Nguyên tắc thực hiện chế độ thường trực và định mức nhân lực trong phiên trực của bác sĩ, nhân viên y tế hiện nay được quy định ra sao?

Ảnh minh hoạ: Hoàng Bin.

Công ty Luật TNHH YouMe trả lời: Theo Khoản 1 Điều 2 Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc thực hiện chế độ thường trực như sau:

Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh căn cứ vào tình hình thực tế về nhân lực và hoạt động của từng bộ phận trong đơn vị để quyết định hình thức bố trí người lao động làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ; trường hợp thiếu nhân lực, không thể bố trí người làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ, kể cả các khu vực quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này thì phải bố trí người lao động thường trực 24/24 giờ;

Đối với khoa, khu vực đặc biệt gồm: khoa hồi sức cấp cứu, khoa phẫu thuật gây mê hồi sức, khoa hồi sức sơ sinh, khoa điều trị tích cực, khoa cấp cứu, khoa chống độc; chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, hạng II;

Khu vực chăm sóc bệnh nhân tâm thần cấp tính ở bệnh viện và trung tâm chuyên khoa tâm thần thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào điều kiện thực tế để bố trí người lao động làm việc theo ca như sau: Ngày làm việc gồm 3 ca, mỗi ca làm việc 8 giờ; Ngày làm việc gồm 2 ca: một ca làm việc 8 giờ theo giờ hành chính và một ca làm việc 16 giờ hoặc mỗi ca làm việc 12 giờ.

Về định mức nhân lực trong phiên trực:

Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg quy định về định mức nhân lực trong phiên trực như sau:

Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh thì định mức nhân lực tiêu chuẩn cho 1 phiên trực gồm: trực lãnh đạo, trực lâm sàng, trực cận lâm sàng và trực hậu cần được quy định như sau:

Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I: 14 người/phiên trực/100 giường bệnh kế hoạch; Bệnh viện hạng II và hạng III: 13 người/phiên trực/100 giường bệnh kế hoạch;

Bệnh viện hạng IV, bệnh viện chưa được xếp hạng: 12 người/phiên trực/100 giường bệnh kế hoạch [tính chung cho cả số giường bệnh của các phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh trực thuộc].

Riêng bệnh viện có quy mô dưới 70 giường bệnh được bố trí 10 người/phiên trực; bệnh viện có quy mô từ 70 giường bệnh đến dưới 100 giường bệnh được bố trí 11 người/phiên trực...

Đối với trạm y tế xã có thể bố trí từ 1 người đến 2 người/phiên trực theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

Đối với các bệnh xá quân dân y thực hiện định mức nhân lực trong phiên trực theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế;

Đối với cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật thực hiện định mức nhân lực trong phiên trực theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế;

Trường hợp Ban Chỉ đạo chống dịch quyết định huy động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tham gia chống dịch thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được bổ sung nhân lực trong phiên trực 24/24 giờ để vừa đáp ứng công tác chống dịch, vừa đáp ứng công tác khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở...

Bạn đọc Thục Quyên [Hà Đông, Hà Nội] hỏi: Phụ cấp trực của bác sĩ, nhân viên ngành y tế năm 2023 được căn cứ theo quy định nào?

Ảnh minh hoạ: TTXVN.

Công ty Luật TNHH YouMe trả lời: Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg quy định chế độ đối với người lao động tham gia thường trực là:

1. Đối với chế độ, phụ cấp thường trực:

Người lao động thường trực 24/24 giờ được hưởng mức phụ cấp: 115.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt.

90.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng II. 65.000 đồng/người/phiên trực đối với các bệnh viện còn lại và các cơ sở khác tương đương. 25.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y, bệnh xá quân dân y.

Người lao động thường trực theo ca 12/24 giờ được hưởng mức bằng 0,5 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ; Người lao động thường trực theo ca 16/24 giờ được hưởng mức bằng 0,75 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ.

Nếu thường trực tại khu vực hồi sức cấp cứu, khu vực chăm sóc đặc biệt thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,5 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.

2. Người lao động thường trực 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực;

3. Người lao động được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực như sau: Thường trực 24/24 giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 1 ngày; vào các ngày lễ, Tết được nghỉ bù 2 ngày; Thường trực theo ca 12/24 giờ hoặc ca 16/24 giờ được nghỉ ít nhất 12 giờ tiếp theo.

Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm việc vào giờ nghỉ trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.

4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm thêm giờ thì phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Người làm việc vào ca đêm được trả tiền lương làm việc vào ban đêm theo quy định của pháp luật về lao động.

Ví dụ về cách tính hưởng chế độ khi tham gia thường trực:

Bác sĩ A làm nhiệm vụ thường trực 24/24 giờ tại Khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện C được hưởng chế độ thường trực như sau:

Trực vào ngày thường: Mức phụ cấp thường trực là: 1,5 x 115.000 đồng = 172.500 đồng; hưởng chế độ tiền ăn là 15.000 đồng và được nghỉ bù 1 ngày.

Trực vào ngày Thứ bảy, Chủ nhật: Mức phụ cấp thường trực là: 1,3 x 172.500 đồng = 224.250 đồng; hưởng chế độ tiền ăn là 15.000 đồng và được nghỉ bù 1 ngày.

Trực vào ngày lễ, Tết: Mức phụ cấp thường trực là: 1,8 x 172.500 đồng = 310.500 đồng; hưởng chế độ tiền ăn là 15.000 đồng và được nghỉ bù 2 ngày.

Chủ Đề