Học sinh hà nội học trực tuyến

Học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 18 huyện và thị xã của Hà Nội sẽ chuyển sang học trực tuyến từ ngày mai [28/2] để phòng chống dịch COVID-19. Đây là nội dung văn bản số 570/UBND-KGVX vừa được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành.

Theo đó Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội thống nhất với nội dung tờ trình ngày 27/2 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc chuyển hình thức học từ trực tiếp sang trực tuyến đối với học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 18 huyện và thị xã.

[Quảng Ninh cho học sinh tiểu học quay lại học trực tuyến từ ngày 28/2]

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, thời gian gần đây, dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp trên địa bàn Thủ đô, số  ca nhiễm không ngừng tăng lên. Tỷ lệ trẻ em mắc COVID-19 chiếm gần 10% tổng số ca nhiễm của thành phố, trong khi đó học sinh từ 5 đến 11 tuổi vẫn chưa được tiêm vaccine. Điều này khiến cha mẹ học sinh băn khoăn, lo lắng khi cho con đến trường.

Qua khảo sát cho thấy tính đến ngày 25/2, ở 18 huyện và thị xã, số học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 phải chuyển sang học trực tuyến là 5.199 lớp trên tổng số 11.501 lớp. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã nhận được văn bản của 15/18 huyện, thị xã về việc đề nghị sở tham mưu uỷ ban nhân dân thành phố chuyển trạng thái dạy và học từ trực tiếp sang trực tuyến để phòng chống dịch bệnh.di

Như vậy, Hà Nội hiện chỉ có học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 học trực tiếp. Học sinh bậc mầm non tạm nghỉ học./.

Phạm Mai [Vietnam+]

Trẻ học trực tuyến tại nhà - Ảnh: DUYÊN PHAN

Theo đó, kế hoạch ban hành nhằm bảo đảm vừa kiểm soát hiệu quả đại dịch, vừa khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, nhanh chóng đưa thành phố chuyển sang trạng thái bình thường mới; bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca tử vong do COVID-19 và các nguyên nhân khác.

Về giáo dục, ông Chử Xuân Dũng chỉ đạo các đơn vị tiếp tục triển khai các biện pháp đảm bảo công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở giáo dục - đào tạo khi học sinh, sinh viên học trực tiếp.

"Căn cứ vào tình hình dịch bệnh để tổ chức hình thức dạy học cho phù hợp, không để học sinh, sinh viên học trực tuyến kéo dài; thường xuyên kiểm tra, đánh giá để hiểu rõ các tác động tiêu cực của việc học trực tuyến, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ để có giải pháp kịp thời", kế hoạch nêu rõ.

Ngoài ra, các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, cơ sở giáo dục, cơ sở lưu trú... xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch gắn với phương án hoạt động, sản xuất, kinh doanh phù hợp với các cấp độ dịch tại các địa phương [đến tận xã/phường, tổ dân phố] và cập nhật kết quả đánh giá an toàn lên bản đồ an toàn COVID-19.

UBND TP Hà Nội nhìn nhận còn sự bị động, lúng túng, lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Đặc biệt, thiếu nhất quán trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch; năng lực của hệ thống y tế, đặc biệt y tế cơ sở còn nhiều hạn chế, bất cập; việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch ảnh hưởng nhiều tới đời sống nhân dân, có lúc gây bức xúc cho người dân; công tác truyền thông, thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch của TP có lúc còn chưa kịp thời.

Về nhiệm vụ, giải pháp, Hà Nội yêu cầu nâng cao hơn nữa trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị, địa phương; bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, tự chịu trách nhiệm, thực hiện quan điểm thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong tổ chức thực hiện đi đôi với bảo đảm nguồn lực và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng y tế, các lực lượng tuyến đầu trong phòng, chống dịch.

Thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ", đặc biệt là chỉ huy, điều phối, phối hợp tại chỗ để đáp ứng có hiệu quả giữa các lực lượng tại chỗ và lực lượng tăng cường khi cần thiết; xây dựng quy chế phối hợp liên ngành và điều phối nguồn lực trong tình huống dịch bệnh khẩn cấp cấp TP.

Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực cho lĩnh vực y tế, trong đó trọng tâm là nâng cao năng lực của hệ thống y tế dự phòng, hệ thống y tế cơ sở.

Nhiều trẻ nhỏ tại Hà Nội vui chơi thoái mái sau thời gian dài ở nhà "phòng dịch" - Ảnh: PHẠM TUẤN

Trước đó, Tuổi Trẻ Online có phản ánh về tình trạng Hà Nội quá chậm trễ trong việc cho trẻ tới trường học trực tiếp, đặc biệt là bậc tiểu học và mầm non.

Theo đó, hiện đa số các hoạt động vui chơi, giải trí, thể dục thể thao ngoài trời đã được Hà Nội cho phép mở cửa trở lại; những khu vui chơi dành cho trẻ tại các trung tâm thương mại, công viên, phố đi bộ... đã rất tấp nập.

Tuy nhiên, trái với cảnh tấp nập tại các khu vui chơi, các trường mầm non, tiểu học tại Hà Nội vẫn đóng cửa im lìm "để phòng dịch". Điều này khiến phụ huynh và giới chuyên gia có nhiều tâm tư, đặc biệt trong bối cảnh ngành y tế thành phố Hà Nội khẳng định dịch COVID-19 đã "qua đỉnh".

Giới chuyên gia cho rằng, Hà Nội nên kịp thời cho trẻ tới trường, không nhất thiết phải đợi tiêm vắc xin.

Bởi việc trẻ em không được đến trường trong một thời gian dài sẽ gây ra các khiếm khuyết về cả thể chất lẫn tinh thần khi các em không được tương tác với bạn bè, thầy cô, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài, thậm chí khiến trẻ mắc bệnh trầm cảm...

PHẠM TUẤN

Theo đó, kế hoạch ban hành nhằm bảo đảm vừa kiểm soát hiệu quả đại dịch, vừa khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, nhanh chóng đưa thành phố chuyển sang trạng thái bình thường mới; bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca tử vong do Covid-19 và các nguyên nhân khác.

Về giáo dục, UBND TP Hà Nội chỉ đạo các đơn vị tiếp tục triển khai các biện pháp đảm bảo công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở giáo dục - đào tạo khi học sinh, sinh viên học trực tiếp.

"Căn cứ vào tình hình dịch bệnh để tổ chức hình thức dạy học cho phù hợp, không để học sinh, sinh viên học trực tuyến kéo dài; thường xuyên kiểm tra, đánh giá để hiểu rõ các tác động tiêu cực của việc học trực tuyến, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ để có giải pháp kịp thời", kế hoạch nêu rõ.

Ngoài ra, các cơ sở giáo dục cần xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch phù hợp với các cấp độ dịch tại các địa phương.

Học sinh một trường THCS trên địa bàn Hà Nội học trực tuyến. Ảnh: Thanh Hùng.

Riêng Sở GD-ĐT, UBND TP yêu cầu trên cơ sở hướng dẫn của Bộ GD-ĐT cần chủ trì, phối hợp với Sở Y tế rà soát hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 trong hoạt động giáo dục và đào tạo.

Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện các giải pháp đảm bảo thực hiện năm học 2021-2022 an toàn, hiệu quả, phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19 tại từng địa phương; xây dựng kịch bản phù hợp tình hình thực hiện khi học sinh quay trở lại trường học trực tiếp.

Cùng đó, phối hợp với Sở Y tế tổ chức tiêm chủng cho học sinh.

Thanh Hùng

Hàng triệu học sinh lần đầu đến trường: 2 tháng cuối năm học quý giáHiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung nói các thầy cô vô cùng xúc động, có cảm giác như ngày đầu tiên đón học trò tới trường, không khí rất tưng bừng phấn khởi, đúng như ngày hội.

Hà Nội lấy ý kiến cho tiểu học và lớp 6 đi học trực tiếp từ 11/4

Nhiều trường tiểu học, THCS thuộc quận nội thành Hà Nội đang tổ chức khảo sát, lấy ý kiến phụ huynh về việc cho học sinh trở lại trường học trực tiếp.

Bao giờ Hà Nội cho học sinh tiểu học đến trường?

Học sinh từ khối 7 – 12 tại Hà Nội đã quay trở lại trường trong bối cảnh dịch bệnh giảm, thời gian qua, nhiều phụ huynh băn khoăn khi trẻ tiểu học và mầm non vẫn phải học online tại nhà.

Ngày 25/2, Hà Nội ghi nhận hơn 9.800 ca Covid-19, tiếp tục xu hướng tăng mạnh ca mắc mới trong cộng đồng từ hai tuần qua. Số F0 là giáo viên, học sinh cũng tăng nhanh, khiến các trường quay cuồng với lịch học lúc online, lúc offline. Trong bối cảnh này, nhiều ý kiến băn khoăn, thành phố liệu có nên duy trì mở cửa trường?

Là người đang trực tiếp xoay xở khi trường có gần 200 học sinh F0, 600 F1 [chiếm 43% tổng số học sinh] và nhiều giáo viên nhiễm virus, bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng THPT Yên Hòa [quận Cầu Giấy], cho biết việc tổ chức dạy và học đang "rất vất vả". Trường có khoảng 20 lớp, trong tổng số hơn 40 lớp, có tỷ lệ học sinh ở nhà nhiều hơn đến trường. Ban giám hiệu trường quy định lớp nào có trên 50% học sinh F0 và F1 sẽ chuyển sang học trực tuyến hoàn toàn.

Theo bà Nhiếp, duy trì dạy trực tiếp khi chỉ vài em đến lớp là cách làm máy móc, bởi không khí lớp học sẽ rất rệu rã. Chưa kể, nhiều trường không còn đủ giáo viên đứng lớp. "Chúng tôi đã kêu gọi thầy cô F0 vẫn dạy trực tuyến nếu không quá mệt. Hiện tại, sắp xếp, phân công để đủ người dạy đã khó khăn lắm rồi", bà Nhiếp cho hay.

Hiệu trưởng trường Yên Hoà nhận định, quyết tâm đưa trẻ trở lại trường là đúng, nhưng cần căn cứ vào điều kiện thực tế. Nếu quá nhiều học sinh F0, F1, bà cho rằng nên linh hoạt chuyển sang trực tuyến hoàn toàn. Việc tập trung dạy theo một hình thức cũng giúp giáo viên có thể quan sát, quản lý học sinh và dễ dàng thiết kế bài giảng hơn.

Hiệu trưởng một trường tiểu học ở huyện Đông Anh cũng bày tỏ mong muốn quay lại học trực tuyến. Nhà giáo này cho rằng học trực tuyến chắc chắn không hiệu quả bằng trực tiếp, nhưng phải là trực tiếp như khi dịch bệnh chưa xảy ra. Hiện, các trường ở Hà Nội đang tổ chức theo cách rất chắp vá khi liên tục có giáo viên, học sinh F0. "Chúng tôi đã dạy trực tuyến suốt hai năm qua. Hình thức này có thể không hiệu quả như trực tiếp, nhưng chắc chắn vẫn hơn tình trạng vài em đến lớp, còn hầu hết học qua livestream", vị này bày tỏ.

Quan sát tình trạng các trường học ở Hà Nội đang phải chịu "áp lực chưa từng có" trong bối cảnh ca mắc Covid-19 tăng cao, thạc sĩ giáo dục Đinh Thu Hồng, giáo viên tiểu học Học khu Gwinnett [bang Georgia, Mỹ] cũng cảm thấy khó hiểu.

"Tôi không biết tại sao thành phố lại cố duy trì học trực tiếp rồi vẫn phải dạy số lượng lớn học sinh theo hình thức trực tuyến. Cách kết hợp nửa vời như vậy làm sao mang lại hiệu quả", cô Hồng nói. Chuyên gia này cho rằng với tình hình dịch bệnh phức tạp cùng sự thiếu hụt cơ sở vật chất, hệ thống chính sách hỗ trợ như hiện nay, Hà Nội nên cho các trường dạy trực tuyến hoàn toàn để ổn định và hạn chế lây nhiễm.

Cô Hồng nhấn mạnh, mô hình dạy kết hợp online - offline, như cách các trường học ở Hà Nội triển khai hiện nay, chỉ hiệu quả khi cơ sở vật chất, thiết bị máy móc, đường truyền, chính sách hỗ trợ rất tốt. Chưa kể, việc giảng dạy kết hợp cần có lộ trình chứ không phải thực hiện một cách bị động theo tình huống.

Một yếu tố khác, theo cô Hồng, tác động tiêu cực đến hiệu quả học tập là tâm lý, tinh thần của giáo viên và học sinh, phụ huynh. Nhận được nhiều tin nhắn chia sẻ từ các bậc cha mẹ ở Việt Nam, cô nhận ra sự mệt mỏi của họ với tình trạng online - offline kéo dài.

"Tinh thần giáo viên, phụ huynh và học sinh không tốt, cơ sở vật chất cũng không đảm bảo khiến cho khó khăn chồng chất. Vậy duy trì những giờ học trực tiếp trên lớp cũng vô nghĩa", cô Hồng nhận định.

Với kinh nghiệm hơn 30 năm trong ngành giáo dục và nghiên cứu về tâm lý, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục, đồng sáng lập trường THPT Đinh Tiên Hoàng [Hà Nội], cho rằng các trường nên được trao quyền nhiều hơn.

Thầy khẳng định, học trực tiếp mang lại chất lượng cao, dễ quản lý học sinh "nhưng là trong điều kiện bình thường". Với 9.000-10.000 ca nhiễm được ghi nhận mỗi ngày như ở Hà Nội hiện nay, việc học trực tiếp khó thực hiện và không đem lại hiệu quả như mong đợi.

Trường Đinh Tiên Hoàng có khoảng một phần ba giáo viên và học sinh là F0. Những em không đủ điều kiện học trực tiếp sẽ được dạy trực tuyến vào buổi tối. Thầy Lâm cho hay, nếu số F0 ở giáo viên tăng lên 50%, hình thức này cũng không thể duy trì, buộc phải chuyển sang học trực tuyến hoàn toàn.

"Dạy trực tiếp mà không hiệu quả thì nên linh hoạt theo điều kiện thực tế. Trao quyền cho các trường để họ quyết định hình thức học phù hợp, dựa trên tình hình dịch bệnh, số lượng giáo viên, học sinh, nguyện vọng phụ huynh", thầy Lâm nói.

Học sinh Tiểu học Ngô Sĩ Kiện, huyện Thanh Trì, đến trường học trực tiếp ngày 10/2. Ảnh: Phạm Chiểu

Chia sẻ kinh nghiệm từ Mỹ, cô Hồng cho biết ở học khu nơi cô giảng dạy, trong giai đoạn đỉnh dịch, các trường dạy trực tuyến 100%. Sau đó, học khu gửi khảo sát cho phụ huynh và thông báo thời gian dự kiến học trực tiếp cho những người có nguyện vọng.

Ban đầu, học khu sẽ đón tối đa 30% học sinh rồi nâng lên dần. Tỷ lệ học sinh được trở lại trường sẽ căn cứ vào số ca mắc Covid-19 thực tế và mức độ sẵn sàng để dạy học kết hợp. Khi quyết định dạy kết hợp hai hình thức, học khu trang bị cho tất cả giáo viên đứng lớp một laptop và màn hình mới, bởi đó là điều kiện cần để việc dạy kết hợp hiệu quả.

"Nếu chưa có lộ trình và sự hỗ trợ về trang thiết bị, thậm chí chưa có đường truyền Internet ổn định, việc học kết hợp chỉ làm giáo viên, học sinh và cả phụ huynh trở nên vất vả, mệt mỏi hơn", cô Hồng nói.

Theo cô Hồng, dựa trên dự đoán về đỉnh dịch từ chuyên gia, các học khu sẽ quyết định lúc nào thì 100% học sinh có thể học trực tiếp.

Thanh Hằng - Dương Tâm

Video liên quan

Chủ Đề