Bộ môn Cơ khí ô tô Đại học Giao thông

Sáng ngày 06 tháng 12 năm 2015, tại Hội trường C1 trường Đại học Giao thông Vận tải - Cơ sở II; Bộ môn Cơ khí Ô tô Trường Đại học Giao thông Vận tải đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập[1965 - 2015]. Đến tham dự chương trình về phía khách mời có PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. HCM, Ông Nguyễn Tuấn Việt - Bí thư Đảng ủy Phó Tổng Giám Đốc Công ty TNHH 1 thành viên Xe khách Sài Gòn, Ông Nguyễn Văn Hùng - Giám Đốc Trạm Đăng kiểm 5006V. Về phía lãnh đạo Nhà trường có Thầy Võ Xuân Lý - Phó Bí Thư Đảng ủy kiêm Phó Giám đốc Cơ sở II, PGS.TS Đào Mạnh Hùng Trưởng Khoa Cơ khí, Trưởng Bộ môn Cơ khí Ô tô Trường Đại Giao thông Vận tải, các Thầy/Cô giáo, các quý vị Đại biểu đại diện cho các cơ quan đơn vị trên trên toàn Thành phố Cùng hơn 200 sinh viên, cựu sinh viên tới tham dự.

           Phát biểu khai mạc buổi Lễ Thầy Võ Xuân Lý nhấn mạnh chuyên ngành Cơ khí Ô tô là một trong những chuyên ngành rất quan trọng của Trường Giao thông Vận tải. Thầy đánh giá cao những thành tựu nổi bật của Khoa Cơ khí nói chung và Bộ môn Cơ khí Ô tô nói riêng đối với sự nghiệp đào tạo của Nhà trường. Trải qua quá trình 50 năm thành lập và phát triển, Bộ môn Cơ khí Ô tô đã đào tạo ra đội ngũ sinh viên hung hậu, những Giảng viên có trình độ chuyên môn cao, luôn thể hiện tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong công tác, tận tình giáo dục đào tạo sinh viên, hăng say nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Hy vọng trong tương lại Bộ môn Cơ khí Ô tô sẽ luôn là Bộ môn không thể tách rời đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển của Nhà trường.

Cùng phát biểu tại buổi Lễ PGS.TS Đào Mạnh Hùng Trưởng Khoa Cơ khí – Trưởng Bộ môn Cơ khí Ô tô cũng đã điểm lại những mốc son lịch sử, đánh giá thành tựu đào tạo sau 50 năm thành lập của Bộ môn. Trong thời kỳ hội nhập phát triển quan hệ hợp tác trong và ngoài nước, Bộ môn cơ khí Ô tô đã cử rất nhiều các kỹ sư đang học tập nghiên cứu tại nước ngoài.  Số lượng sinh viên những năm gần đây đăng ký vào Khoa Cơ khí Ô tô ngày càng nhiều, đội ngũ Giảng viên phần lớn đáp ứng tốt  về chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất trang thiết bị ngày được đổi mới và cải tiến luôn luôn được cập nhật trang thiết bị công nghệ hiện đại. Cơ chế tuyển sinh nghành cũng mở rộng nghành mới liên kết, đào tạo liên thông cho các trường Cao đẳng, mở rộng quan hệ với các cơ sở đào tạo. Tăng cường quảng bá hình ảnh tham gia các cuộc thi khoa học công nghệ Quốc tế và đã đạt được nhiều giải thưởng lớn. Sau 50 năm đào tạo, Bộ môn Cơ khí Ô tô không ngừng lớn mạnh và phát triển đóng góp to lớn góp phần xây dựng Nhà trường trở thành một trường Đại học lớn, uy tính, có chất lượng cao cả trong nghiên cứu Khoa học kỹ thuật. Thông qua buổi Lễ Thầy gửi lời cảm ơn đến toàn thể cá nhân cơ quan đơn vị đã quan tâm đến Bộ môn Cơ khí Ô tô, hy vọng rằng trong tương lai sẽ tiếp tục nhận được nhiều hơn nữa sự giúp đỡ, ủng hộ, những tình cảm quý báu mà quý cơ quan đơn vị, các cá nhân đã và đang dành cho bộ môn.

Buổi lễ đã diễn ra hết sức thành công rực rỡ, trong không khí hân hoan xen lẫn bồi hồi xúc động giữa những cuộc gặp gỡ của những thế hệ sinh viên với những người Thầy năm xưa.


Sau đây là một vài hình ảnh của buổi lễ :



 

Thầy Võ Xuân Lý - Phát biểu tại buổi lễ

Thầy Đào Mạnh Hùng - Phát biểu tại buổi lễ

Ông Nguyễn Văn Hùng - Giám đốc Trạm đăng kiểm 5006V phát biểu tại buổi lễ

Thầy Nguyễn Văn Bang - Trao giấy khen và phần thưởng cho những sinh viên xuất sắc tại Cơ sở II

Toàn cảnh Hội trường C1 trong buổi lễ kỷ niệm

Tiết mục văn nghệ "Giấc mơ cánh cò" - Do Bộ môn Cơ khí tại Cơ sở II thể hiện

NGÀNH KỸ THUẬT Ô TÔ

1. Chuyên ngành CƠ KHÍ Ô TÔ

  • Mã ngành xét tuyển: 752013001 [Hệ đại trà] – 752010301H [Hệ chất lượng cao] 
  • Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01

2. Chuyên ngành CƠ ĐIỆN TỬ Ô TÔ

  • Mã ngành xét tuyển: 752013002 [Hệ đại trà] – 752010302H [Hệ chất lượng cao]
  • Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01

__________________________________

1. Chuyên ngành CƠ KHÍ Ô TÔ

Ngành Công nghiệp Cơ khí ô tô từ khi ra đời được đánh giá là một trong các ngành công nghiệp then chốt để phát triển kinh tế. Các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Hàn Quốc,… đều có ngành Công nghiệp Cơ khí ô tô phát triển với các tập đoàn ô tô nổi tiếng như: Ford, Toyota, Honda, Mercedes, BMW, Audi, Hyundai,…

Tại Việt Nam, ngành Cơ khí ô tô là ngành có tiềm năng phát triển vô cùng to lớn với khoảng 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô với tổng công suất lắp ráp, thiết kế khoảng 700.000 xe/năm. Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô có thể kể đến như: Trường Hải [THACO], VINFAST, SAMCO, Toyota Việt Nam, Mercedes – Benz Việt Nam,… Ngành công nghiệp Cơ khí ô tô Việt Nam đang có sự phát triễn mạnh mẽ và dự kiến với các tiềm năng hiện có sẽ là ngành công nghiệp phát triển bùng nổ trong tương lai.

Những thay đổi mạnh mẽ trong công cuộc phát triển đất nước, sự hỗ trợ từ Chính phủ, đời sống người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa là những nguyên nhân chính thúc đẩy ngành Cơ khí ô tô Việt Nam phát triển mạnh mẽ các năm qua.

Nước ta có dân số đông và nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa đường bộ có tốc độ tăng trưởng trên 10% năm. Tỷ lệ sở hữu ô tô ở Việt Nam hiện chỉ khoảng 25 xe/1.000 dân và dự kiến đến năm 2025 cả nước cần 800-900 nghìn xe/năm. Đặc biệt, ô tô cá nhân sẽ ngày càng thông dụng và trở thành nhu cầu thiết yếu của người dân bởi thu nhập bình quân ngày càng tăng. Cùng với cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng cải thiện sẽ hứa hẹn một thị trường ô tô sôi động, tạo nhiều cơ hội để công nghiệp ô tô phát triển trong thời gian tới.

Ngành công nghiệp ô tô còn có lợi thế khi ngày càng nhiều tập đoàn lớn muốn xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, bảo dưỡng kỹ thuật,… tại Việt Nam; nhằm cung ứng cho nhu cầu nội địa, đồng thời tận dụng các lợi thế về vị trí địa lý thuận lợi, thông thương cảng quốc tế của Việt Nam để dễ dàng xuất khẩu sang các nước khác.

Chính vì vậy ngành Cơ khí ô tô sẽ cần một nguồn nhân lực cực lớn. Đây là một ngành mà các bạn đừng bỏ qua trong tương lai. Chúng ta phải đầu tư đúng mức cho lĩnh vực này, bằng cách ngay từ bây giờ nếu bạn yêu thích lĩnh vực này các bạn hãy mạnh dạng đầu tư và tìm hiểu học tập về Cơ khí ô tô. Bởi vì hiện nay và tương lai đến 2050, Cơ khí ô tô vẫn sẽ là một xu hướng mới đối với ngành Cơ khí nước ta và nhu cầu nhân lực cho ngành Cơ khí ô tô ở nước ta hiện đang rất nóng.

Tại Trường Đại học Giao thông vận tải TP. HCM, ngành Cơ khí ô tô hệ đại học được đào tạo trong 4.0 năm với môi trường đào tạo rất chuyên nghiệp. Cùng với môi trường học tập năng động; đội ngũ giảng viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, có trình độ tiến sĩ trở lên > 40%. Sinh viên học ô tô tại Trường được đào tạo nắm vững các kiến thức chuyên ngành Cơ khí ô tô cả lý thuyết và thực hành về động cơ ô tô, khung – gầm ô tô và điện – điện tử ô tô. Sau khi tốt nghiệp, các Kỹ sư Cơ khí ô tô có thể đảm nhận các công việc tại: Nhà máy lắp ráp ô tô [THACO, VINFAST, SAMCO,…], Đại lý khai thác dịch vụ ô tô [Mercedes, Ford, Toyota, Mitsubishi, Hyundai,…], Trung tâm đăng kiểm, Công ty Dịch vụ ô tô [bảo hiểm, phụ tùng, thẫm mỹ], Công ty thiết kế – hoán cải ô tô, Các Nhà máy cơ khí,…

Ngành Cơ khí ô tô là một trong các ngành hàng đầu tại Trường. Hiện nay, chất lượng đào tạo chuyên ngành Cơ khí ô tô của Trường được đánh giá rất tốt khi so sánh với các Trường có đào tạo Cơ khí ô tô khu vực phía Nam. Tại Trường, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức về ô tô nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ cao trong ngành Cơ khí ô tô hiện nay và tương lai.

2. Chuyên ngành CƠ ĐIỆN TỬ Ô TÔ

Mục tiêu đào tạo

  • Chương trình đào tạo chuyên ngành Cơ điện tử ô tô được xây dựng và triển khai nhằm mục tiêu đào tạo kỹ sư/cử nhân ngành Kỹ thuật ô tô có phẩm chất chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỹ luật, đạo đức nghề nghiệp; nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về chuyên ngành Cơ điện tử ô tô, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng kiến thức lý thuyết nâng cao, hiện đại về kỹ thuật ô tô, đảm bảo tính hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.
  • Sinh viên được cung cấp kiến thức cơ bản về lĩnh vực công nghiệp ô tô, kiến thức chuyên sâu ngành Kỹ thuật ô tô, khả năng xây dựng mô hình và áp dụng các nguyên tắc của ngành đào tạo vào thực tiễn. Có khả năng tham mưu tư vấn và có khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi quyền hạn của một kỹ sư/cử nhân trong lĩnh vực Kỹ thuật ô tô.

Kiến thức chuyên ngành

– Trang bị kiến thức cơ sở ngành về cơ khí, làm nền tảng triển khai các dự án khoa học kỹ thuật, tạo tiền đề cho nghiên cứu các lĩnh vực chuyên ngành và học tập nâng cao.

– Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo về công nghiệp ô tô:

  • Kiến thức về cấu tạo, nguyên lý làm việc, kết cấu các chi tiết và các hệ thống ô tô như: động cơ, các hệ thống khung gầm, các hệ thống điện-điện tử, hệ thống tự động điều khiển trong ô tô. Tính toán, thiết kế các chi tiết và cụm chi tiết trong các hệ thống ô tô, các phần mềm thiết kế chuyên ngành trên máy tính [CAD, Matlab, Catia, Solid Works,…].
  • Kiến thức về bảo dưỡng, bảo trì, phân tích nguyên nhân và sửa chữa hư hỏng ô tô; lắp ráp, thử nghiệm và kiểm tra kỹ thuật ô tô;
  • Kiến thức về quản lý kỹ thuật, điều hành tại các trung tâm dịch vụ, khai thác ô tô;

Kỹ năng đạt được

  • Kỹ năng lập luận, phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật; Giải thích được các nguyên nhân hư hỏng trong quá trình hoạt động của ô tô, xác định mức độ hư hỏng và đề xuất cách giải quyết;
  • Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm [đa ngành]; Kỹ năng giao tiếp với khách hàng trong lĩnh vực ôtô; quản lý dịch vụ liên quan ngành ô tô; Kỹ năng trình bày vấn đề chuyên ngành ô tô, sắp xếp công việc;
  • Kỹ năng nghiên cứu, thiết kế, cải tiến kết cấu và các hệ thống cơ điện nói chung và ô tô nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng;
  • Kỹ năng bảo dưỡng, chẩn đoán hư hỏng, sửa chữa hệ thống ô tô; kiểm định kỹ thuật ô tô.

Định hướng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp

  • Đảm nhận các công việc kỹ thuật, quản lý khai thác, bảo trì và sửa chữa ô tô tại các đơn vị dịch vụ ô tô như garage, đại lý ô tô, công ty vận tải,…
  • Làm việc trong các cơ quan đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, các doanh nghiệp bảo hiểm, công ty vận tải;
  • Tư vấn, thiết kế, thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực về công nghệ ô tô; Viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng liên quan đến chuyên ngành Cơ điện ô tô. Các đơn vị hành chính quản lý về kỹ thuật ô tô; thiết kế kỹ thuật các chi tiết-cụm chi tiết tại các công ty;
  • Giảng dạy các môn học chuyên môn ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề có mở ngành, chuyên ngành liên quan;
  • Học nâng cao ở các bậc học cao hơn [thạc sĩ, tiến sĩ].

Website VIỆN CƠ KHÍ: //ime.ut.edu.vn/

Video liên quan

Chủ Đề