Hoa kỳ bán cho việt nam bao nhiêu tàu năm 2024

Chiến đấu cơ F-16 trong một màn trình diễn tại Triển lãm Hàng không Thái Bình Dương, tổ chức tại Hoa Kỳ hồi 10/2022

23 tháng 9 2023

Chính quyền ông Biden đang có các cuộc đàm phán với Việt Nam về một thỏa thuận chuyển giao vũ khí lớn nhất trong lịch sử giữa hai cựu thù, hãng tin Reuters loan tin.

Gói vũ khí có thể sẽ được chuyển giao trong năm tới, với việc mua bán các chiến đấu cơ F-16, theo Reuters.

Thỏa thuận, nếu được thực hiện, sẽ gạt Nga sang bên lề trong quan hệ mua bán vũ khí với Việt Nam. Moscow vốn là đối tác truyền thống của Hà Nội trong việc cung ứng các vũ khí của Nga sản xuất, có giá thành thấp hơn nhiều so với hàng Mỹ.

Thỏa thuận vũ khí lớn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cũng sẽ khiến cho Bắc Kinh khó chịu, trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang tiếp tục diễn ra ở Biển Đông, và Hà Nội đang muốn tăng năng lực phòng thủ trên biển.

Hiện vẫn còn trong giai đoạn đàm phán sơ khởi ban đầu, chưa có nội dung chi tiết nào được đưa ra. Tuy nhiên, thỏa thuận mua bán vũ khí là một chủ đề then chốt trong các cuộc thảo luận chính thức giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tại Hà Nội, New York và Washington trong tháng qua, Reuters nói.

Trong chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden tới Hà Nội hôm 10-11/9 vừa qua, hai nước đã công bố nâng cấp quan hệ song phương từ mức 'đối tác toàn diện' lên 'đối tác chiến lược toàn diện'. Việc nâng cấp này khiến cho vị thế của Washington trong quan hệ với Việt Nam nay ngang bằng với quan hệ của Hà Nội với hai đồng minh lâu đời, Nga và Trung Quốc.

Đa dạng hóa kho vũ khí

Quân đội Việt Nam vốn chủ yếu dựa vào vũ khí, khí tài của Nga, nhưng các khoản chi để mua sắm hàng Nga đã giảm mạnh trong những năm gần đây.

Theo số liệu từ Stockholm International Peace Research Institute [SIPRI], thời điểm Việt Nam nhập khẩu vũ khí Nga nhiều nhất là năm 2014, với tổng trị giá 1 tỷ đô la. Đến 2021, con số này chỉ còn là 72 triệu đô la.

SIPRI nói từ năm 1995 đến 2021, Việt Nam nhập khẩu tổng cộng 9,07 tỷ USD vũ khí, trong đó Nga chiếm 7,4 tỷ USD [81,6%].

Lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam đã được gỡ bỏ vào năm 2016, tuy nhiên, xuất khẩu của Hoa Kỳ vào nước này kể từ đó vẫn bị giới hạn ở tàu tuần duyên, máy bay huấn luyện và công tác đào tạo sử dụng thiết bị, trong lúc Nga cung ứng tới khoảng 80% cho kho vũ khí đạn dược của Việt Nam.

Trong khoảng một thập niên qua, tổng chi phí của Việt Nam vào việc nhập khẩu vũ khí, thiết bị và đào tạo quân sự Hoa Kỳ đạt chưa tới 400 triệu đô la, Reuters nói.

Sau khi Nga mở cuộc chiến tại Ukraine, Việt Nam dường như đang tăng tốc đa dạng hóa kho vũ khí của mình ngoài Nga, thông qua mua vũ khí từ Mỹ, Israel, Hà Lan và Hàn Quốc.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng vẫn rất tích cực đàm phán với Nga về một thỏa thuận cung ứng vũ khí mới.

Hồi trung tuần tháng 8, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phan Văn Giang tham dự hội nghị an ninh quốc tế Moscow lần thứ 11 [MCIS-11] và Diễn đàn Kỹ thuật-Quân sự quốc tế 2023 [Army 2023] tại Moscow.

Tại đây, Tướng Giang đã có cuộc gặp với ông Nikolai Patrushev, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Liên bang Nga, và có buổi làm việc với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu, truyền thông Việt Nam nói.

Tính tương thích trong vũ khí sẽ là một vấn đề lớn cho Việt Nam khi muốn theo đuổi chiến lược đa dạng hóa kho vũ khí của mình.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

F-16 được sử dụng rộng rãi trên thế giới và được coi là một lựa chọn ưa thích cho việc hiện đại hóa quân đội

'F-16, đứa con ra đời từ Cuộc chiến Việt Nam'

Theo bài blog của cây viết Sebastien Roblin đăng trên trang tin NationalInterest.org chuyên về an ninh, quốc phòng và ngoại giao Hoa Kỳ, chiến đấu cơ F-16 ra đời từ những trải nghiệm không mấy dễ chịu của các phi công Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam.

Thời đó, các chiến đấu cơ F-4 Phantom nặng nề với công nghệ tên lửa tầm xa chưa hoàn thiện và thiếu khả năng dịch chuyển linh hoạt trong phạm vi hẹp đã khá vất vả khi đương đầu với phi công Bắc Việt trong các cuộc không chiến. Điều này khiến Hoa Kỳ nhận ra rằng họ cần có một loại phi cơ nhẹ, giá thành rẻ để có thể tối ưu hóa năng lực chiến đấu trong các cuộc không chiến giáp lá cà.

Là một trong số ít các loại chiến đấu cơ hàng đầu thế giới về tính hiệu quả chi phí, F-16 rất nhanh nhẹn, linh hoạt so với các chiến đấu cơ động cơ kép kềnh càng hơn như F-15 Eagle, với mức chi phí chưa tới một nửa.

Vào năm 2017, giá thành một chiếc F-16 là khoảng 27 triệu đô la Mỹ, và cho đến nay nó vẫn là loại phi cơ được lựa chọn nhiều nhất cho việc hiện đại hóa quân sự.

Được chuẩn thuận từ 1976, trong số 4500 chiếc đã xuất xưởng tính đến năm 2021, có gần 2700 chiếc vẫn đang hoạt động ở khoảng 26 quốc gia khác nhau.

Tàu tuần tra USCGC Morgenthau của Tuần duyên Mỹ chuyển giao cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam ngày 25-5-2017, sau đó được đổi tên thành CSB 8020. Ảnh: USCG

Theo Đại sứ, Mỹ có cam kết sẽ hợp tác để giúp Việt Nam tăng cường năng lực bảo đảm an ninh hàng hải. Một phần trong nỗ lực này là trong những năm qua, lực lượng Tuần duyên Mỹ đã chuyển giao cho lực lượng cảnh sát biển của Việt Nam 2 tàu tuần tra. Đây là một minh chứng rất rõ ràng cho mối quan tâm của Mỹ đối với việc hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực hàng hải.

"Chúng tôi đã sẵn sàng để chuyển giao tàu tuần tra thứ 3 cho Việt Nam"- Đại sứ nói.

Đại uý Ted St. Pierre, sĩ quan chỉ huy của cựu Tàu tuần duyên Morgenthau, chào trong lễ bàn giao tại Căn cứ Tuần duyên Honolulu hôm 25-5-2017. Ảnh: ĐSQ Mỹ

Trước đó, Tuần duyên Mỹ đã chính thức chuyển giao tàu tuần tra USCGC Morgenthau cho Cảnh sát biển Việt Nam ngày 25-5-2017. Việc chuyển giao tàu và các hoạt động hỗ trợ liên quan có tổng giá trị khoảng 24 triệu đôla, là viện trợ an ninh của Mỹ dành cho Việt Nam. Sau chuyển giao, tàu được đổi tên là CSB 8020.

Tuần duyên Mỹ đã chính thức chuyển giao tàu CSB 8021, trước đây là tàu John Midgett, cho Việt Nam vào ngày 14-8-2020. Việc chuyển giao tàu CSB 8021 và các hoạt động hỗ trợ liên quan có tổng giá trị hơn 27 triệu đôla.

Đây là các tàu tuần duyên lớp Hamilton từng thuộc biên chế Tuần duyên Mỹ, là lớp tàu tuần tra lớn nhất của Tuần duyên Mỹ vào những năm 1960.

Cũng tại cuộc họp báo, Đại sứ Knapper khẳng định chính quyền Tổng thống Joe Biden rất chú trọng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, thể hiện trong Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mới công bố cách đây không lâu.

Đại sứ cho biết Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có thể coi là lộ trình mà Mỹ đề ra về cách phát triển quan hệ với khu vực này.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper nhấn mạnh việc Tuần duyên Mỹ chuyển giao 2 tàu tuần tra cho Cảnh sát biển của Việt Nam trong những năm qua là minh chứng rõ ràng cho cam kết của Mỹ để giúp Việt Nam nâng cao năng lực an ninh hàng hải. Ảnh: Hữu Hưng

Trước câu hỏi rằng Mỹ sẽ tham gia về kinh tế vào khu vực như thế nào nếu không phải thành viên của những hiệp định tự do thương mại lớn như RCEP hay CPTPP, Đại sứ Knapper cho biết chính quyền Biden vừa công bố Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, một sáng kiến được xây dựng để vượt xa hơn cả một thoả thuận tự do thương mại.

Ông cho biết, thông qua khuôn khổ này, Mỹ sẽ thúc đẩy các lĩnh vực phi carbon hoá, tăng cường sức chống chịu của chuỗi cung ứng. Mỹ đang trao đổi với bạn bè, đối tác, đồng minh ở khu vực để mời họ tham gia vào sáng kiến này, ông Knapper cho biết.

Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có nhắc đến nâng cao năng lực tuần duyên và hợp tác trên biển. Trong nỗ lực này, tuần duyên Mỹ đã cung cấp 2 tàu tuần tra cho cảnh sát biển của Việt Nam trong những năm qua. Đây là minh chứng rõ ràng cho sự cam kết của Mỹ để giúp Việt Nam nâng cao năng lực an ninh biển.

Tuần duyên Mỹ đã chính thức chuyển giao tàu CSB 8021, trước đây là tàu John Midgett, cho Việt Nam vào ngày 14-8-2020. Ảnh: Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Mỹ chào đón tàu CSB 8021 trên hành trình về Việt Nam. Ảnh: ĐSQ Mỹ

Về vấn đề hỗ trợ Việt Nam đối phó với Covid-19, Đại sứ Knapper cho biết hợp tác y tế giữa hai nước đã bắt đầu từ 15-16 năm trước. Hợp tác Việt - Mỹ trong lĩnh vực Covid-19 là sự phát triển tự nhiên từ hợp tác y tế giữa hai nước trong nhiều năm qua. Ông cho biết Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam để ứng phó với Covid-19, cho đến khi nào điều này vẫn còn cần thiết.

Đến nay Mỹ đã cung cấp gần 40 triệu liều vắc xin Covid-19 cho Việt Nam, thể hiện sự quan tâm của phía Mỹ đối với một nước bạn bè.

"Chưa biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, nhưng nếu có một cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu nữa, chúng tôi vẫn sẽ sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này"- Đại sứ khẳng định.

Hy vọng đón Tổng thống Mỹ thăm Việt Nam

Trả lời câu hỏi về các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước trong năm nay, Đại sứ Knapper cho biết ông không thể đưa ra bất kỳ thông báo nào về chuyến thăm cấp cao, ngoại trừ Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN trong tháng 5. Đây là cơ hội tuyệt vời để Mỹ đón các lãnh đạo khu vực.

Ông nhấn mạnh rằng từ thời chính quyền cựu Tổng thống Clinton, tất cả tổng thống Mỹ trước đây đều thăm Việt Nam. Năm ngoái, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã sang Việt Nam vào tháng 8. Tất cả chuyến thăm đều là cơ hội tuyệt vời để làm sâu sắc thêm quan hệ hai nước, tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau. "Tôi hy vọng trong tương lai sẽ đón Tổng thống của chúng tôi thăm Việt Nam"- Đại sứ nói.

Chủ Đề