Hồ sơ mời thầu vận chuyển hàng hóa năm 2024

Hiện tại, Wilmar CLV (Cambodia – Laos – Vietnam) đang tiến hành mở thầu vận tải năm 2024 cho các công ty trực thuộc với nội dung chi tiết như sau:

  1. Thông tin gói thầu:
  1. Đơn vị mời thầu: Các công ty trực thuộc Wilmar CLV
  1. Tên gói thầu:12 gói thầu vận chuyển hàng hóa đường bộ/ đường biển từ miền Bắc, miền Nam đi các tuyến vận tải trong và ngoài nước. (Chi tiết từng gói như các file đính kèm bên dưới)
  1. Hàng hóa: Các sản phẩm từ dầu thực vật/ bơ thực vật …/sản phẩm gia vị, nước chấm…/ Bột mỳ…. đóng trong thùng carton/túi/xe bồn..
  1. Địa điểm nhận hàng tại các nhà máy, chi nhánh, kho thuê thuộc Wilmar CLV hoặc địa điểm chỉ định theo yêu cầu.
  1. Phương thức đấu thầu: đấu thầu rộng rãi.

6)Tuyến đường sẽ cung cấp cho Quý công ty theo năng lực cung ứng cụ thể, xin vui lòng liên hệ trực tiếp Mr. Nguyễn Bá Tuân (0904120275); Miền Bắc: Mr. Nguyễn Hữu Tiến (0974863451); Miền Nam: Mr. Lê Bảo Hải (0909013773)

  1. Thời hạn nhận hồ sơ dự thầu: từ ngày ra thông báo đến hết ngày 03/11/2023 (theo dấu tiếp nhận của bưu điện).

II. Hồ sơ đấu thầu gồm có:

  1. Thông tin nhà thầu (Giấy phép đăng ký kinh doanh, MST).
  1. Năng lực vận tải (phân loại phương tiện sở hữu và phương tiện liên kết kèm theo các danh sách phương tiện, chứng chỉ…).
  1. Kinh nghiệm thực hiện dịch vụ vận tải bao gồm cả các khách hàng của vận tải đã thực hiện (nếu có)
  1. Báo giá các tuyến vận tải (liên hệ nhận file các tuyến giao/ nhận hàng chi tiết)
  1. Phương án vận tải cho công ty và các đề xuất khác (nếu có)
  1. Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất (nếu có)

III. Các yêu cầu chung:

  1. Hồ sơ dự thầu chỉ nhận qua đường bưu điện. Quý công ty vui lòng để vào phong bì và đóng dấu niêm phong ở mép dán bìa thư trước khi gửi. Mọi trường hợp hồ sơ gửi qua phương thức khác (trực tiếp qua tay, email…) đều không hợp lệ và sẽ bị loại.
  1. Báo giá cung cấp dịch vụ vận tải (không bao gồm thuế GTGT nhưng đã bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh khác nếu có).
  1. Để được phân bổ thị phần cao nhất cho mỗi tuyến đường (có thể đạt mức tối đa 50% sản lượng), đề nghị Quý công ty chào thầu với mức giá cạnh tranh nhất có thể.

03 mẫu hồ sơ đấu thầu qua mạng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

03 mẫu hồ sơ đấu thầu qua mạng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa

03 mẫu hồ sơ đấu thầu qua mạng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa (bao gồm cả trường hợp mua sắm tập trung) được quy định tại Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT như sau:

- Mẫu số 4A được sử dụng để lập E-HSMT áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ;

Hồ sơ mời thầu vận chuyển hàng hóa năm 2024
Mẫu số 4A

- Mẫu số 4B được sử dụng để lập E-HSMT áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ;

Hồ sơ mời thầu vận chuyển hàng hóa năm 2024
Mẫu số 4B

- Mẫu số 4C được sử dụng để lập E-HSMST.

Hồ sơ mời thầu vận chuyển hàng hóa năm 2024
Mẫu số 4C

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa bao gồm:

(1) Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, gồm: kinh nghiệm thực hiện các hợp đồng cung cấp hàng hóa tương tự; năng lực sản xuất hàng hóa; năng lực tài chính gồm giá trị tài sản ròng, doanh thu; việc thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế, nộp thuế và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá năng lực về tài chính của nhà thầu; cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn thực hiện các dịch vụ liên quan (nếu có yêu cầu).

Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định trên căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu cụ thể. Nhà thầu được đánh giá đạt tất cả nội dung quy định trên thì đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.

Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, nhà thầu là cá nhân, nhóm cá nhân chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo của mình đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì không phải đáp ứng một số tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.

Nhà thầu là hộ kinh doanh không phải nộp báo cáo tài chính, không phải đáp ứng yêu cầu về giá trị tài sản ròng.

(2) Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật:

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt hoặc phương pháp chấm điểm để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật.

Trường hợp sử dụng phương pháp đạt, không đạt, đối với các tiêu chí đánh giá tổng quát, chỉ sử dụng tiêu chí đạt, không đạt. Đối với các tiêu chí chi tiết cơ bản trong tiêu chí tổng quát, chỉ sử dụng tiêu chí đạt, không đạt; đối với các tiêu chí chi tiết không cơ bản trong tiêu chí tổng quát, ngoài tiêu chí đạt, không đạt, được áp dụng thêm tiêu chí chấp nhận được nhưng không được vượt quá 30% tổng số các tiêu chí chi tiết trong tiêu chí tổng quát đó. Tiêu chí tổng quát được đánh giá là đạt khi tất cả các tiêu chí chi tiết cơ bản được đánh giá là đạt và các tiêu chí chi tiết không cơ bản được đánh giá là đạt hoặc chấp nhận được.

Trường hợp sử dụng phương pháp chấm điểm thì phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chí tổng quát. Có thể quy định mức điểm tối thiểu đối với tiêu chí chi tiết cơ bản trong tiêu chí tổng quát; không được quy định mức điểm tối thiểu đối với các tiêu chí chi tiết không cơ bản. Mức điểm yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật quy định không thấp hơn 70% tổng số điểm tối đa về kỹ thuật.

Đối với gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, mức điểm yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật từ 80% đến 90% tổng số điểm tối đa về kỹ thuật; đối với gói thầu cần xem xét trên cơ sở chú trọng tới các yếu tố kỹ thuật và giá, chủ đầu tư có thể quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật không thấp hơn 80% tổng số điểm tối đa về kỹ thuật.

Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật được xây dựng trên cơ sở các yếu tố về khả năng đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng, vận chuyển, lắp đặt, bảo hành, cung cấp các dịch vụ sau bán hàng (nếu có), thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 Nghị định 24/2024/NĐ-CP và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu.

Căn cứ vào từng gói thầu cụ thể, khi lập hồ sơ mời thầu phải cụ thể hóa các tiêu chí làm cơ sở để đánh giá về kỹ thuật bao gồm:

- Đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa, tiêu chuẩn sản xuất, tiêu chuẩn chế tạo và công nghệ;

- Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp, lắp đặt hàng hóa;

- Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành, bảo trì;

- Mức độ đáp ứng các yêu cầu về cung cấp vật tư, thiết bị thay thế và các dịch vụ liên quan khác (nếu có) trong toàn bộ quá trình sử dụng của hàng hóa;

- Khả năng thích ứng về mặt địa lý, môi trường;

- Tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết;

- Các yếu tố về điều kiện thương mại, thời gian giao hàng, đào tạo chuyển giao công nghệ, cung cấp các dịch vụ sau bán hàng;

- Tiến độ cung cấp hàng hóa;

- Yếu tố thân thiện môi trường; thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 Nghị định 24/2024/NĐ-CP;

- Chất lượng hàng hóa tương tự được công khai theo quy định tại Điều 18 Nghị định 24/2024/NĐ-CP (nếu có);

- Các yếu tố cần thiết khác.

(3) Xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất): xác định giá dự thầu; sửa lỗi; hiệu chỉnh sai lệch; trừ giá trị giảm giá (nếu có); chuyển đổi giá dự thầu sang một loại đồng tiền chung (nếu có); xác định giá trị ưu đãi (nếu có); so sánh giữa các hồ sơ dự thầu để xác định giá thấp nhất;

(4) Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá):

Công thức xác định giá đánh giá:

GĐG = G ± ∆G + ∆ƯĐ

Trong đó:

G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) - giá trị giảm giá (nếu có).

∆G là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa bao gồm: thời gian giao hàng; tiến độ thanh toán; chi phí cho các hạng mục vật tư, phụ tùng thay thế trong thời gian đầu; khả năng sẵn sàng cung cấp vật tư, phụ tùng thay thế và các dịch vụ sau bán hàng cho hàng hóa được chào trong hồ sơ dự thầu tại địa điểm dự án; chi phí vòng đời sử dụng; hiệu suất và công suất của thiết bị; các yếu tố của đấu thầu bền vững (nếu có); thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 Nghị định 24/2024/NĐ-CP; chất lượng hàng hóa đã được sử dụng được công khai theo quy định tại Điều 18 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, bao gồm cả việc xem xét xuất xứ; các yếu tố khác (nếu có).

∆ƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại các điểm b, d khoản 1, các điểm b, d khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.

(Khoản 4 Điều 24 Nghị định 24/2024/NĐ-CP)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].