Hình thức nào dưới đây thuộc bảo tồn đa dạng sinh học chuyển chỗ

Trong thời kỳ công nghiệp phát triển mạnh mẽ, thì việc suy giảm đa dạng sinh học cũng đang là một trong những vấn đề báo động trên toàn cầu. Công tác bảo tồn đa dạng sinh học vì thế mà trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vậy bảo tồn đa dạng sinh học là gì? Các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học là gì? Chúng tôi sẽ giải đáp cho quý bạn đọc trong bài viết dưới đây.

Bảo tồn đa dạng sinh học là gì?

Luật đa dạng sinh học 2008.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật đa dạng sinh học 2008, đa dạng sinh học là sự phong phú, đa dạng về nguồn gen, giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. Sự đa dạng này được thể hiện qua số lượng loài sinh vật sinh sản, sự xuất hiện của những loài mới. Đa dạng sinh học được chia theo 3 mức độ:

  • Ở cấp quần thể đa dạng sinh học: bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể.
  • Đa dạng sinh học ở cấp loài: bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm.
  • Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật đa dạng sinh học 2008, Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.

Nói cách khác, bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con người với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mục đích mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại; đồng thời duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ tương lai.

Theo đó, để có thể tiến hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, trước hết cần phải tìm hiểu những tác động tiêu cực, các nguy cơ mà loài hiện đang đối mặt. Từ đó xây dựng các phương pháp quản lý phù hợp nhằm giảm đi các tác động tiêu cực của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của loài và hệ sinh thái đó trong tương lai.

Tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay đang ở mức báo động, những hiểm họa do ô nhiễm rất đa dạng, từ thuốc bảo vệ thực vật cho đến chất thải công nghiệp gây ô nhiễn, gây độc hại cho nguồn nước và tích tụ trong hệ sinh vật. Hơn nữa, tại những vùng nông thôn, đặc biệt là những vùng canh tác nông nghiệp, người dân sử dụng hóa chất, thuốc diệt cỏ tràn lan, thiếu kiểm soát gây nên nhiều thiệt hại cho môi trường và hệ sinh thái.

Hàng năm, chúng ta đều thấy trên báo đài đều đưa tin các loài chim, rùa biển có dấu hiệu bị chết do ăn phải những chất thải do chính con người xả xuống biển như bọc nilon, ống hút, chai nhựa, dầu,…. Bên cạnh đó, khí CO2 do các nhà máy xí nghiệp xả ra ngoài môi trường ngày càng nhiều gây hiện tượng ấm nóng toàn cầu cũng là một chất gây ô nhiễm, gây acid hóa các đại dương và có nguy cơ xóa sổ các rặng san hô giàu tính đa dạng sinh học.

Từ khi con người xuất hiện trên thế giới thì tình trạng biến đổi khí hậu đang có dấu hiệu tăng cao, đe dọa đến tính đa dạng sinh học. Trong số những hậu quả đó, có thể kể đến những tác động nghiêm trọng nhất như các hiện tượng thời tiết cực đoan thường xuyên xảy ra hơn, với số lượng gia tăng hơn trong năm nay, chẳng hạn như trận lũ lụt lớn vào tháng 7/2021 ở một số nước Tây Âu khiến nhiều người thiệt mạng và những vụ cháy rừng nghiêm trọng càn quét các quốc gia Địa Trung Hải và Nga vào tháng 8. Trong nhiều thập kỷ qua, sự gia tăng các thảm họa thiên nhiên đã ảnh hưởng không tương xứng đến các nước nghèo nhất và năm ngoái, làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực, cũng như nghèo đói và di cư ở châu Phi.

Hiện nay, có hai phương thức bảo tồn đa dạng sinh học chủ yếu là bảo tồn tại chỗ và bảo tồn chuyển chỗ. Khái niệm bảo tồn tại chỗ và bảo tồn chuyển chỗ được quy định tại Điều 3 Luật đa dạng sinh học 2008.

Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn loài hoang dã trong môi trường sống tự nhiên của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị trong môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng.

Bảo tồn chuyển chỗ là bảo tồn loài hoang dã ngoài môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị ngoài môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền trong các cơ sở khoa học và công nghệ hoặc cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.

Nhìn chung, hai phương thức bảo tồn này mang tính chất tương hỗ, bổ sung cho nhau. Khi những cá thể từ các quần thể dược bảo tồn chuyển chỗ có thể được đưa vào thiên nhiên nơi có phân bố tự nhiên của chúng sẽ tăng cường số lượng cho các quần thể đang được bảo tồn tại chỗ. Hơn nữa, việc nghiên cứu các quần thể được bảo tồn chuyển chỗ có thể cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về các đặc tính sinh học của loài, từ đó hỗ trợ cho việc hình thành các chiến lược bảo tồn hiệu quả hơn cho các quần thể được bảo tồn tại chỗ.

Trên đây là toàn bộ nội dung về bảo tồn đa dạng sinh học là gì và các vấn đề khác có liên quan như: đa dạng sinh học là gì, các yếu tố tác động đến đa dạng sinh học và các phương thức bảo tồn đa dạng sinh học mà Công ty Luật ACC cung cấp tới quý bạn đọc. Nếu có những vướng mắc cần được giải đáp, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail:

Trong khi đa dạng di truyền được cho là sự khác biệt của các đặc tính di truyền giữa các xuất xứ, quần thể và giữa các cá thể trong một loài hay một quần thể thì đa dạng loài chỉ mức độ phong phú về số lượng loài hoặc loài phụ trên quả đất, ở một vùng địa lý, trong một quốc gia hay trong một sinh cảnh nào đó. Về đa dạng hệ sinh thái, hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa và phân loại thống nhất nào ở mức toàn cầu. Đa dạng hệ sinh thái thường được đánh giá thông qua tính đa dạng của các loài thành viên; nó có thể bao gồm việc đánh giá độ phong phú tương đối của các loài khác nhau cũng như các kiểu dạng của loài.

Giá trị của đa dạng sinh học là vô cùng to lớn và có thể chia thành hai loại giá trị: giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp. Giá trị kinh tế trực tiếp của tính đa dạng sinh học là những giá trị của các sản phẩm sinh vật mà được con người trực tiếp khai thác và sử dụng cho nhu cầu cuộc sống của mình; còn giá trị gián tiếp bao gồm những cái mà con người không thể bán, những lợi ích đó bao gồm số lượng và chất lượng nước, bảo vệ đất, tái tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học, điều hòa khí hậu và cung cấp những phương tiện cho tương lai của xã hội loài người.

Tuy nhiên, do các nguyên nhân khác nhau, đa dạng sinh học nguồn tài nguyên quí giá nhất, đóng vai trò rất lớn đối với tự nhiên và đời sống con người đang bị suy thoái nghiêm trọng. Hậu quả tất yếu dẫn đến là sẽ làm giảm/mất các chức năng của hệ sinh thái như điều hoà nước, chống xói mòn, đồng hóa chất thải, làm sạch môi trường, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong tự nhiên, giảm thiểu thiên tai/các hậu quả cực đoan về khí hậu. Cuối cùng, hệ thống kinh tế sẽ bị suy giảm do mất đi các giá trị về tài nguyên thiên nhiên, môi trường.

Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra sự suy thoái đa dạng sinh học, đó là do các tác động bất lợi của tự nhiên và của con người, trong đó các ảnh hưởng do con người gây nên đặc biệt nghiêm trọng từ giữa thế kỷ 19 đến nay và chủ yếu là làm thay đổi và suy thoái cảnh quan trên diện rộng và điều đó đã đẩy các loài và các quần xã sinh vật vào nạn diệt chủng. Con người phá hủy, chia cắt làm suy thoái sinh cảnh, khai thác quá mức các loài cho nhu cầu của mình, du nhập các loài ngoại lai và gia tăng dịch bệnh cũng là các nguyên nhân quan trọng làm suy thoái tính đa dạng sinh học.

Bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con người với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ tương lai. Để có thể tiến hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, điều cần thiết là phải tìm hiểu những tác động tiêu cực, các nguy cơ mà loài hiện đang đối mặt và từ đó xây dựng các phương pháp quản lý phù hợp nhằm giảm đi các tác động tiêu cực của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của loài và hệ sinh thái đó trong tương lai.

Hiện nay có các phương thức bảo tồn chủ yếu là bảo tồn tại chỗ [In-situ] và bảo tồn chuyển vị [Ex-situ].Trong khi phương thức bảo tồn tại chỗ là nhằm bảo tồn các hệ sinh thái và các sinh cảnh tự nhiên để duy trì và khôi phục quần thể các loài trong môi trường tự nhiên của chúng, phương thức bảo tồn chuyển vị bao gồm các hoạt động nhằm bảo tồn các loài mục tiêu bên ngoài nơi phân bố hay môi trường tự nhiên của chúng.

Hai phương thức bảo tồn này có tính chất bổ sung cho nhau. Những cá thể từ các quần thể dược bảo tồn Ex-situ có thể được đưa vào thiên nhiên nơi có phân bố tự nhiên của chúng để tăng cường cho các quần thể đang được bảo tồn In-situ và việc nghiên cứu các quần thể được bảo tồn Ex-situ có thể cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về các đặc tính sinh học của loài và từ đó hỗ trợ cho việc hình thành các chiến lược bảo tồn hiệu quả hơn cho các quần thể được bảo tồn In-situ.

Tuy nhiên, dưới áp lực ngày càng tăng của sự thay đổi khá nhanh các điều kiện môi trường, đặc biệt do sự nóng lên toàn cầu, mục tiêu của một chiến lược bảo tồn nguồn gen thực vật là không chỉ bảo tồn các khác biệt di truyền hiện có mà còn tạo ra các điều kiện phù hợp cho việc tăng sự thích nghi và sự tiến hóa tương lai của loài. Vì vậy, các nhà khoa học bảo tồn đã đề xuất khái niệm bảo tồn nguồn gen động cho thực vật. Điều cốt lỏi của khái niệm này là khuyến khích tính thích nghi của loài bằng cách đặt các quần thể bảo tồn trong quá trình chọn lọc tự nhiên và rồi trong quá trình tiến hóa theo các hướng khác biệt để đa dạng hóa nguồn gien của loài, chuẩn bị cho việc thích nghi rộng hơn của loài đối với các điều kiện môi trường khác nhau. Theo cách thức bảo tồn này, nguồn gen của các loài thực vật sẽ được bảo tồn trong một quá trình động thay vì chỉ được duy trì như đúng tình trạng di truyền mà chúng vốn có.

Việc thành lập hệ thống các khu bảo tồn là bước đi rất quan trọng trong việc bảo tồn các loài, quần xã sinh vật và hệ sinh thái. Khu bảo tồn được định nghĩa là một vùng đất và/hoặc biển được xác định để bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học và nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa được kết hợp và được quản lý thông qua các phương tiện pháp lý và các phương tiện có hiệu quả khác.

Cho đến hiện nay vẫn chưa có một hướng dẫn chung nào cho việc thiết kế một khu bảo tồn trên toàn thế giới. Thay vào đó, hầu hết các khu bảo tồn đều được thiết kế tùy thuộc vào sự sẵn có của đất đai, nguồn kinh phí, sự phân bố dân cư ở trong và quanh khu bảo tồn, nhận thức của cộng đồng cũng như các tình huống bảo tồn cần được quan tâm. Tuy vậy, đã có một sự thừa nhận rộng rãi rằng các khu bảo tồn lớn sẽ có khả năng bảo tồn loài, quần xã sinh vật cũng như các hệ sinh thái đích tốt hơn vì nó có thể duy trì các quá trình sinh thái diễn ra trong khu bảo tồn một cách toàn vẹn hơn các khu bảo tồn nhỏ.

Về quan điểm quản lý các khu bảo tồn, quan điểm được cho là phù hợp với việc quản lý hiệu quả một khu bảo tồn hiện nay là rằng việc áp dụng bất cứ một phương thức quản lý nào cũng phải dựa vào các đối tượng quản lý ở một địa điểm cụ thề. Chỉ khi đã xác định được các đối tượng quản lý thì các kết quả quản lý khoa học mới được áp dụng.

Hơn nữa một chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học hiệu quả cần chú trọng không chỉ thực hiện công tác bảo tồn trong phạm vi ranh giới của các khu bảo tồn mà cần mở rộng phạm vi của các hoạt động nhằm bảo tồn loài, quần xã hay hệ sinh thái đích bên ngoài phạm vi cơ giới của các khu bảo tồn [off-reserve conservation]. Điều này là bởi vì nếu chúng ta không thể bảo vệ thiên nhiên bên ngoài các khu bảo tồn thì thiên nhiên cũng chẳng tồn tại bao nhiêu trong các khu bảo tồn đó. Thêm vào đó, một chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học hiệu quả cần thiết phải tính đến các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và khuyến khích các thành phần có liên quan tham gia vào công tác bảo vệ các loài, quần xã hay hệ sinh thái đích cần được bảo tồn.

Tuy nhiên, hiệu quả quản lý của một khu bảo tồn phụ thuộc phần lớn vào mức độ ủng hộ hay thù địch của người dân địa phương sống quanh khu bảo tồn. Do vậy tìm kiếm các nguồn thu nhập khác thay thế cho các thu nhập từ tài nguyên thiên nhiên trực tiếp của khu bảo tồn đã bị ngăn cấm khai thác nhằm đảm bảo và nâng cao sinh kế cho cộng đồng sống xung quanh có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc xây dựng các chiến lược dài hạn cũng như các kế hoạch hành động ngắn hạn cho quản lý khu bảo tồn hiệu quả.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một khu bảo tồn sẽ rất khó khăn, thậm chí không thể nào bảo vệ được các giá trị đa dạng sinh học của mình nếu quá trình hoạch định chiến lược cho việc bảo tồn và phát triển của nó không tính đến sự phát triển kinh tế xã hội của người dân địa phương. Khu bảo tồn không thể nào tồn tại như một “ốc đảo” trong tiến trình vận động và phát triển chung của xã hội và con người sống xung quanh nó.

Do vậy, ngay từ bước đầu của việc hoạch định các chiến lược bảo tồn, cần thiết phải tiến hành bàn bạc và thỏa thuận với người dân địa phương sống xung quanh các khu bảo tồn về cách thức bảo tồn có sự tham gia và các giải pháp nhằm tìm nguồn sinh kế thay thế và cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế xã hội cho cộng đồng dân cư địa phương. Tính bền vững của công tác bảo tồn đa dạng sinh học của một khu bảo tồn được đảm bảo chỉ khi nào người dân địa phương thực sự tham gia vào các hoạt động bảo tồn và ngược lại các hoạt động bảo tồn thực sự mang lại các lợi ích kinh tế cho cộng đồng xung quanh.

Video liên quan

Chủ Đề