Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông quy định thế nào

Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, hiệu lệnh của cảnh sát giao thông là một hình thức báo hiệu đường bộ mà tất cả người tham gia giao thông phải tuân theo. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ về các hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.

Trong phạm vi bài viết này, LuatVietnam sẽ cung cấp các quy định về nhận biết hiệu lệnh của cảnh sát giao thông, căn cứ vào Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải.


Hiệu lệnh bằng tay

- Tay giơ thẳng đứng: Người tham giao thông ở ở tất cả các hướng đều phải dừng lại.

- Hai tay hoặc một tay dang ngang: người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng;

- Cánh tay trái người điều khiển gập đi gập lại sau gáy: người tham gia giao thông bên trái người điều khiển đi nhanh hơn

- Cánh tay phải người điều khiển gập đi gập lại trước ngực: người tham gia giao thông bên phải người điều khiển đi nhanh hơn

Cách nhận biết hiệu lệnh của cảnh sát giao thông [Ảnh minh họa]

- Bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển ở vị trí ngang thắt lưng và đưa lên, xuống: người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển đi chậm lại

- Bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển giơ thẳng đứng vuông góc với mặt đất: người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển dừng lại

- Tay phải giơ về phía trước: người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phía sau lưng người điều khiển giao thông được phép đi

- Tay trái giơ về phía trước lặp đi lặp lại nhiều lần, song song với tay phải: người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được rẽ trái qua trước mặt người điều khiển.


Hiệu lệnh bằng còi

- Một tiếng còi dài, mạnh là ra lệnh dừng lại;

- Một tiếng còi ngắn là cho phép đi;

- Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn là cho phép rẽ trái;

- Hai tiếng còi ngắn, thổi mạnh là ra hiệu nguy hiểm đi chậm lại;

- Ba tiếng còi ngắn thổi nhanh là báo hiệu đi nhanh lên;

- Thổi liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh là báo hiệu phương tiện dừng lại để kiểm tra hoặc báo hiệu phương tiện vi phạm.

Cũng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải, tất cả các lái xe, người đi bộ đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của cảnh sát giao thông, kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tín hiệu của đèn giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường. Điều này có nghĩa là, hiệu lệnh của cảnh sát giao thông có hiệu lực cao nhất, buộc người tham gia giao thông phải chấp hành.

Xem thêm:

12 quy định của Luật Giao thông đường bộ ai cũng cần biết

LuatVietnam

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi Ngày hỏi

Ngày hỏi:15/12/2016

Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông đường bộ được quy định thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là An, đang sinh sống ở Tây Ninh. Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông đường bộ được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. [Ngọc An_091***]

Nội dung này được Ban biên tập LawNet tư vấn như sau:

  • Điều 7 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN41:2019/BGTVT quy định về hiệu lệnh của người điều khiển giao thông đường bộ như sau:

    - Hiệu lệnh của người điều khiển được thể hiện bằng tay, cờ, gậy hoặc đèn tín hiệu ánh sáng điều khiển giao thông. Để thu hút sự chú ý của người tham gia giao thông, người điều khiển giao thông ngoài sử dụng các phương pháp nêu trên còn dùng thêm còi.

    - Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông:

    + Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng đều phải dừng lại;

    + Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; cánh tay trái người điều khiển gập đi gập lại sau gáy để báo hiệu người tham gia giao thông bên trái người điều khiển đi nhanh hơn hoặc cánh tay phải người điều khiển gập đi gập lại trước ngực để báo hiệu người tham gia giao thông bên phải người điều khiển đi nhanh hơn; bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển ở vị trí ngang thắt lưng và đưa lên, xuống báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển đi chậm lại; bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển giơ thẳng đứng vuông góc với mặt đất báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển dừng lại;

    + Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phía sau lưng người điều khiển giao thông được phép đi; đồng thời tay trái giơ về phía trước lặp đi lặp lại nhiều lần, song song với tay phải báo hiệu người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được rẽ trái qua trước mặt người điều khiển.

    - Quy định về việc sử dụng âm hiệu còi trong điều khiển giao thông của cảnh sát điều khiển giao thông như sau:

    + Một tiếng còi dài, mạnh là ra lệnh dừng lại;

    + Một tiếng còi ngắn là cho phép đi;

    + Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn là cho phép rẽ trái;

    + Hai tiếng còi ngắn, thổi mạnh là ra hiệu nguy hiểm đi chậm lại;

    + Ba tiếng còi ngắn thổi nhanh là báo hiệu đi nhanh lên;

    + Thổi liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh là báo hiệu phương tiện dừng lại để kiểm tra hoặc báo hiệu phương tiện vi phạm.

    - Quy định về việc sử dụng ánh sáng trong hiệu lệnh dừng xe của người điều khiển giao thông như sau: cầm đèn ánh sáng có mặt đỏ giơ cao hướng về phía phương tiện đang chạy tới.

    - Trường hợp khi có tín hiệu hoặc hiệu lệnh phải dừng lại, nếu đã đi vượt qua vạch dừng tại các nơi đường giao nhau mà dừng lại sẽ gây mất an toàn giao thông thì được phép đi tiếp; người đi bộ còn đang đi ở lòng đường thì nhanh chóng đi hết hoặc dừng lại ở đảo an toàn, nếu không có đảo thì dừng lại ở vạch phân chia hai dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều.

    - Trường hợp người điều khiển chỉ gậy chỉ huy giao thông vào hướng xe nào thì xe ở hướng đó phải dừng lại.

    Trân trọng!


Khi lưu thông trên đường, bên cạnh việc tuân thủ chỉ dẫn của các biển báo, đèn tín hiệu thì chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông cũng là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi tài xế. Đặc biệt, trong trường hợp ùn tắc giao thông, những hiệu lệnh này sẽ giúp cho việc phân luồng, điều tiết và giải phóng phương tiện thoát khỏi khu vực ùn tắc nhanh hơn. 

Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông là gì?

Cũng như biển báo, đèn tín hiệu và vạch kẻ đường, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông cũng là một hình thức báo hiệu đường bộ mà người tham gia giao thông đều phải tuân theo.

>>> Tìm hiểu thêm: Phân biệt vạch kẻ đường và ý nghĩa của từng loại vạch

Cảnh sát giao thông thường dùng hiệu lệnh để xử lý các vấn đề ùn tắc giao thông trong đô thị [Nguồn: Sưu tầm]

Khi đường phố bị ùn tắc, người tham gia giao thông sẽ thấy có nhóm người đứng ra phân luồng giao thông bằng cách đưa ra các hiệu lệnh bằng tay, còi,... để điều phối các phương tiện di chuyển theo hướng chỉ dẫn. Tuy nhiên, chỉ những hiệu lệnh được đưa ra từ người điều khiển được pháp luật công nhận mới có hiệu lực.

Tại Điều 3 của Luật Giao thông đường bộ quy định rõ, người điều khiển giao thông bao gồm cảnh sát giao thông [CSGT] và người hướng dẫn giao thông được giao nhiệm vụ điều khiển giao thông tại nơi ùn tắc, đường đang thi công, bến phà… Những người này phải đeo băng đỏ rộng 10cm ở giữa cánh tay phải khi thực hiện nhiệm vụ.

Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông có hiệu lực cao nhất, bắt buộc người điều khiển phương tiện phải chấp hành. Kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với chỉ dẫn của vạch kẻ đường, biển báo hay đèn tín hiệu, người lái vẫn phải ưu tiên chấp hành theo hiệu lệnh của CSGT.

Nhận biết hiệu lệnh của cảnh sát giao thông

Để điều khiển giao thông, cảnh sát giao thông thường sử dụng các hiệu lệnh bằng tay, còi, gậy chỉ huy. 

Hiệu lệnh bằng tay 

Các hiệu lệnh bằng tay thường khá đơn giản, ít động tác để người điều khiển phương tiện dễ dàng nhận biết. Những động tác phổ biến được dùng trong hiệu lệnh của người điều khiển giao thông gồm: Giơ tay thẳng đứng, dang ngang, gập tay sau gáy, gập tay trước ngực, giơ tay về phía trước vuông góc với cơ thể…

Dưới đây là 8 hiệu lệnh bằng tay thường dùng và ý nghĩa của từng loại, tài xế cần nắm rõ để điều khiển xe đi đúng quy định khi gặp phải.

Các động tác trong hiệu lệnh bằng tay thường khá đơn giản và dễ nhận biết [Nguồn: Sưu tầm]

Hiệu lệnh bằng còi 

Đây là hiệu lệnh thường không dùng độc lập mà kết hợp với các hiệu lệnh bằng tay. Không chỉ đưa ra các chỉ dẫn, hiệu lệnh bằng âm thanh này còn thu hút sự chú ý của người điều khiển xe, giúp họ tập trung hơn vào hiệu lệnh của CSGT.

Tài xế có thể nhận biết và phân biệt hiệu lệnh bằng cách tính số lượng và độ ngắn dài về thời gian của mỗi tiếng còi. 

Thí dụ như, cùng là 1 tiếng còi nhưng khi cảnh sát giao thông thổi một tiếng còi dài và mạnh là ra lệnh phương tiện dừng lại; một tiếng còi ngắn là cho phép xe đi; một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn là cho phép xe rẽ trái.

Ngoài ra, nếu nghe thấy người điều khiển giao thông thổi hai tiếng còi ngắn và mạnh thì tài xế nên cho xe đi chậm lại vì có nguy hiểm. Ngược lại, khi nghe CSGT thổi ba tiếng còi ngắn và nhanh thì tài xế phải điều khiển phương tiện đi nhanh hơn để tránh gây ùn ứ.

Hiệu lệnh giao thông bằng còi thường kết hợp với hiệu lệnh tay [Nguồn: Sưu tầm]

Trong trường hợp xe vi phạm quy tắc giao thông hoặc cần kiểm tra hành chính, cảnh sát sẽ dùng gậy chỉ huy giao thông kết hợp thổi còi từng tiếng một, mạnh và liên tục để báo hiệu cho người điều khiển phương tiện cho xe dừng lại bên phải lề đường.

Các hiệu lệnh khác

Ngoài hiệu lệnh bằng còi báo hay bằng tay, trong một số tình huống, người điều khiển giao thông còn sử dụng các hiệu lệnh khác bằng gậy chỉ huy hoặc đèn chỉ huy có ánh sáng màu đỏ. Một vài hiệu lệnh phổ biến như CSGT điều khiển dùng gậy chỉ huy vào hướng xe hoặc xe bất kỳ thì xe ở hướng đó hoặc chính xe đó phải dừng lại. Hoặc khi CSGT cầm đèn chỉ huy giơ cao hướng về phía phương tiện đang chạy tới thì tài xế cũng phải dừng xe. 

>>> Tìm hiểu thêm: Thứ tự ưu tiên của các hiệu lệnh giao thông mà người điều khiển xe nên biết

Mức phạt khi không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông

Bởi vì hiệu lệnh của CSGT là hình thức báo hiệu cao nhất, do đó việc không tuân thủ hiệu lệnh này là hành vi vi phạm giao thông nghiêm trọng và bị xử phạt rất nghiêm. 

Đối với xe ô tô, khi không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của cảnh sát giao thông, tài xế có thể bị phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng. Mức phạt đối với người điều khiển xe máy vi phạm điều này là từ 600.000 - 1.000.000 đồng. 

Không chấp hành lệnh dừng xe của CSGT có thể bị phạt tiền đến 20 triệu đồng [Nguồn: Sưu tầm]

Trong trường hợp người điều khiển xe lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ, dùng chân điều khiển vô lăng mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của CSGT thì sẽ bị phạt tiền từ 18 - 20 triệu đồng. Người lái xe máy vi phạm hành vi tương tự sẽ bị phạt từ 10 - 14 triệu đồng.

Riêng đối với xe đạp, xe đạp điện và xe máy điện, người điều khiển xe sẽ bị phạt từ 100.000 - 200.000 đồng nếu không tuân thủ hiệu lệnh của CSGT.

Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông là những hành động cần thiết trong trường hợp bị ùn tắc hay các báo hiệu giao thông khác như biển báo, đèn tín hiệu, vạch kẻ đường bị hỏng. Ngoài ra, tại những đoạn đường dễ gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông như góc khuất, nơi đang thi công,...thì việc tuân thủ theo hiệu lệnh điều khiển là điều cần làm để bảo vệ tính mạng cho bản thân.

Tham khảo thông tin chi tiết và đặt mua các mẫu xe ô tô của VinFast như VinFast Fadil, VinFast Lux A2.0, VinFast Lux SA2.0,  VinFast PresidentVinFast VF e34 hoặc gọi điện đến hotline 1900 23 23 89 để được hướng dẫn thêm.

Video liên quan

Chủ Đề