Giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến phương Đông gọi là gì

Giai cấp thống trịtầng lớp xã hội của một xã hội nhất định quyết định và đưa ra chương trình chính trị của xã hội đó.

Nhà xã hội học C. Wright Mills [1916-1962] cho rằng giai cấp thống trị khác với giới quyền lực. Giới quyền lực chỉ đơn giản là đề cập đến nhóm nhỏ những người có quyền lực chính trị nhất. Nhiều người trong số họ là chính trị gia, các nhà quản lý chính trị và/hoặc các nhà lãnh đạo quân sự được thuê. Giai cấp thống trị là những người trực tiếp ảnh hưởng đến chính trị, giáo dục và chính phủ với việc sử dụng của cải hoặc quyền lực.[1]

Tương tự như giai cấp của các nhà tư bản lớn, các phương thức sản xuất khác làm phát sinh các giai cấp thống trị khác nhau: dưới chế độ phong kiến, đó là lãnh chúa phong kiến trong khi dưới chế độ nô lệ, đó là chủ nô. Dưới xã hội phong kiến, các lãnh chúa phong kiến có quyền lực đối với các chư hầu vì sự kiểm soát của họ đối với những kẻ đáng sợ. Điều này đã cho họ quyền lực chính trị và quân sự đối với người dân. Trong chế độ nô lệ, vì quyền của cuộc sống của người đó hoàn toàn thuộc về chủ sở hữu nô lệ, họ có thể và thực hiện mọi biện pháp có thể giúp sản xuất trong đồn điền.[2]

Trong các nghiên cứu gần đây về giới tinh hoa trong các xã hội đương đại, Mattei Dogan đã lập luận rằng vì sự phức tạp và tính không đồng nhất của giai cấp thống trị và đặc biệt là do sự phân chia công việc xã hội và nhiều cấp độ phân tầng, không có hoặc không thể có một phán quyết thống nhất giai cấp, ngay cả trong quá khứ đã có những ví dụ vững chắc về các giai cấp thống trị như trong Đế chế Nga và Ottoman và các chế độ toàn trị gần đây của thế kỷ 20 [Cộng sản và Phát xít].

Milovan Djilas nói rằng trong một chế độ Cộng sản, nomenklatura tạo thành một giai cấp thống trị, "được hưởng lợi từ việc sử dụng, hưởng thụ và định đoạt hàng hóa vật chất", do đó kiểm soát tất cả tài sản và do đó tất cả của cải của quốc gia. Hơn nữa, ông lập luận, bộ máy quan liêu Cộng sản không phải là một sai lầm ngẫu nhiên, nhưng khía cạnh vốn có trung tâm của hệ thống Cộng sản vì một chế độ Cộng sản sẽ không thể có được nếu không có hệ thống quan liêu.[3]

Các nhà lý thuyết toàn cầu hóa cho rằng ngày nay một giai cấp tư bản xuyên quốc gia đã xuất hiện.

  1. ^ Codevilla, Angelo. “America's Ruling Class — And the Perils of Revolution”. The American Spectator. 2 [July 2010]: 19. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2015.
  2. ^ “Slave Ownership”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2007.
  3. ^ Wasserstein, Bernard [ngày 12 tháng 2 năm 2009]. Barbarism and Civilization: A History of Europe in our Time. OUP Oxford. ISBN 9780191622519.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Giai_cấp_thống_trị&oldid=67808357”

Giai cấp nào là giai cấp thống trị và giai cấp bị trị?

Trong xã hội phong kiến, giai cấp nào là giai cấp thống trị và giai cấp nào là giai cấp bị tri?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến

- Trong xã hội phong kiến có hai giai cấp cơ bản là:

    + Ở phương Đông: địa chủ và nông dân lĩnh canh.

    + Ở phương Tây: lãnh chúa và nông nô.

- Quan hệ giữa các giai cấp: địa chủ và lãnh chúa bóc lột nông dân lĩnh canh và nông nô bằng địa tô. Song địa vị, thân phận của các giai cấp ở mỗi nơi cũng khác nhau:

Phương ĐôngPhương Tây

- Địa chủ: không có quyền đặt ra các loại thuế, không đứng đầu cơ quan pháp luật.

- Nông dân lĩnh canh nhận ruộng đất của địa chủ để canh tác phải nộp địa tô cho địa chủ.

- Lãnh chúa sống xa hoa, đầy đủ, có quyền lực tối cao về ruộng đất, đặt ra các loại tô thuế...

- Nông nô phải sống phụ thuộc, khổ cực, nghèo đói, phải nộp tô thuế rất nặng nề,vừa làm ruộng vừa làm thêm nghề thủ công.

[Nguồn: Bài 3 trang 24 sgk Lịch sử 7:]

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi: “Đặc điểm của chế độ phong kiến phương Đông là?”cùng với kiến thức tham khảo do Top lời giảibiên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Lịch sử 7

Trả lời câu hỏi: Đặc điểm của chế độ phong kiến phương Đông là?

Những đặc điểm cơ bản:

- Thời kì hình thành: hình thành từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ X.

- Thời kì phát triển: từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

- Thời kì khủng hoảng và suy vong:Từ thế kì XVI đến thế kỉ XIX

- Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn

- Các giai cấp: Địa chủ và nông dân

- Phương pháp bóc lột: địa tô

- Tổ chức bộ máy nhà nước

+ Giai cấp thống trị: Vua,quan,dịa chủ

+ Thể chế nhà nước: Chế độ quân chủ

+ Sự chuyên chế của nhà vua có từ thời cổ đại. Sang xã hội phong kiến,nhà vua chuyên chế còn tăng thêm quyền lực,trở thành Hoàng để hay Đại vương.

Hãy để Top lời giảigiúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về những nết chung về xã hội phong kiến nhé!

Kiến thức mở rộng về xã hội phong kiến

1. Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến

Quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.

a] Phương Đông

- Hình thành:tương đối sớm, từ trước Công nguyên [như Trung Quốc] hoặc đầu Công nguyên [như các nước Đông Nam Á].

- Phát triển:chậm chạp. Ở Trung Quốc - tới thời Đường [khoảng thế kỉ VII - VIII], còn ở một số nước Đông Nam Á - từ sau thế kỉ X, các quốc gia phong kiến mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển.

- Khủng hoảng và suy vong:kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.

b] Châu Âu

- Xuất hiện:muộn hơn, khoảng thế kỉ V, và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X.

- Phát triển:Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời kì phát triển toàn thịnh.

- Khủng hoảng và suy vong:thế kỉ XV - XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã dần được hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn.

2. Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến

- Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là kinh tế nông nghiệp kết hợp chăn nuôi và một số ngành thủ công.

- Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn [phương Đông] hay trong lãnh địa phong kiến [châu Âu].

- Ruộng đất chủ yếu ở trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ giao cho nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.

3. Nhà nước phong kiến

- Kiểu nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước thứ hai trong lịch sử xã hội loài người, ra đời trên sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ hoặc xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của xã hội cộng sản nguyên thủy.

- Bản chất của nhà nước phong kiến thể hiện ở việc xây dựng bộ máy chuyên chính của vua chúa phong kiến và địa chủ.

- Hình thức phổ biến của nhà nước phong kiến là chính thể quân chủ chuyên chế với quyền lực vô hạn của hoàng đế.

4. Các giai cấp trong xã hội phong kiến

- Xã hội phong kiến gồm có hai giai cấp cơ bản là:địa chủ và nông dân lĩnh canh[ở phương Đông],lãnh chúa phong kiến và nông nô[ở phương Tây].

- Giai cấp thống trị [địa chủ, lãnh chúa phong kiến] có tài sản, quyền lực, chuyên áp bức, bóc lột giai cấp bị trị là những người nghèo khổ, không có tài sản, không có quyền dân chủ [nông dân lĩnh canh, nông nô] chủ yếu bằng địa tô.Tuy nhiên, từ thế kỉ XI, ở phương Tây, sau khi thành thị trung đại, xuất hiện kinh tế công thương nghiệp phát triển và thị dân ra đời.

- Quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội phong kiến:

+ Địa chủ ở phương Đông và lãnh chúa ở phương Tây đều nắm ruộng đất trong tay giao cho nông dân, nông nô cày rồi thu địa tô.

+ Nông dân lĩnh canh ở phương Đông và nông nô ở phương Tây khi nhận ruộng của địa chủ, lãnh chúa phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, lãnh chúa gọi là địa tô.

+ Lãnh chúa có cuộc sống xa hoa, đầy đủ, có quyền lực tối cao, về ruộng đất. Họ đứng đầu cơ quan pháp luật, thống trị nông nô về mặt tinh thần. Nông nô là lực lượng lao động chính nhưng phải sống phụ thuộc vào lãnh chúa, khổ cực và đói nghèo.

- Trong xã hội phong kiến, giai cấp địa chủ, lãnh chúa phong kiến là giai cấp thống trị. Chúng thiết lập bộ máy nhà nước do vua đứng đầu để bóc lột và đàn áp các giai cấp khác. Thể chế nhà nước [do vua đứng đầu] còn được gọi là chế độ quân chủ. Hầu hết các nước phong kiến đều theo chế độ quân chủ, trong đó có Việt Nam.

5. Sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và xã hội phong kiến ở Châu Âu

Nội dung so sánh

Phương Đông

Phương Tây

Thời gian hình thành Từ thế kỉ III TCN đến khoảng thế kỉ X, từ rất sớm. Từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn.
Thời kì phát triển Từ thế kỉ X đến XV, phát triển khá chậm. Từ thế kỉ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh.
Thời kì khủng hoảng Từ thế kỉ XVI đến XIX và kéo dài suốt 3 thế kỉ. Từ thế kỉ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.
Cơ sở kinh tế Nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn. Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa.
Giai cấp cơ bản Địa chủ và nông dân lĩnh canh [bóc lột thông qua tô thuế]. Lãnh chúa và nông nô [bóc lột thông qua tô thuế].
Thể chế chính trị Quân chủ Quân chủ

Video liên quan

Chủ Đề