Hiệp sĩ đường phố nguyễn văn minh tiến

Nay, giấc mơ ấy gần như... vỡ vụn, khi thời hạn được thuê mua căn hộ xã hội mà UBND TPHCM dành cho “hiệp sĩ” Minh Tiến đã hết hạn.

Tháng 6/2011, Báo Lao Động từng có bài “3 điều ước của “hiệp sĩ” bắt cướp” nói về hoàn cảnh ở thuê và ước mơ có được một chỗ ở cho bản thân và vợ con của “hiệp sĩ” Nguyễn Văn Minh Tiến.

Ngày 7/5/2012, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Hứa Ngọc Thuận đã ký công văn gửi Sở Xây dựng và Quỹ Phát triển nhà ở TP, theo đó, UBND TP chấp thuận hỗ trợ “hiệp sĩ” Minh Tiến được thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

Cụ thể, anh Tiến sẽ được thuê mua nhà ở xã hội tại căn hộ số 3.02, chung cư Đông Hưng Thuận 2, P.Tân Hưng Thuận, Q.12. Đây là căn hộ loại B, có diện tích sử dụng 66,4m2, do Quỹ Phát triển nhà ở TP đang quản lý.

Ngày 23/5/2012, Hội đồng xét duyệt cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội đã ra Quyết định 05/QĐ-HĐXD, giải quyết cho anh Tiến được thuê mua căn hộ trên.

Tuy nhiên, tâm sự với báo chí, “hiệp sĩ” Minh Tiến cho biết: “Tôi rất biết ơn lãnh đạo chính quyền và cơ quan chức năng TP đã quan tâm đến tôi. Song, căn hộ trên có giá 680 triệu đồng, muốn được ký hợp đồng thuê mua, tôi phải nộp ngay 120 triệu đồng. Với tôi, nghề nghiệp, thu nhập không ổn định; hằng tháng chỉ kiếm được tiền nuôi vợ con, trả tiền thuê nhà 3 triệu đồng/tháng, coi như hết sạch tiền, làm sao kiếm đâu ra 120 triệu đồng tức thời nộp để có nhà ở đây ?”.

Mặc dầu vậy, “hiệp sĩ” Minh Tiến vẫn chấp nhận phương án thuê mua nhà, theo phương thức nộp trước 120 triệu đồng; số tiền còn lại sẽ trả góp trong nhiều năm. Suốt 2 tháng liền chạy đôn chạy đáo vay mượn 120 triệu đồng để nộp tiền mua nhà.

Thế nhưng, đến đầu tháng 7/2012, “hiệp sĩ” Minh Tiến vẫn... trắng tay, không thể mượn đâu ra 120 triệu đồng. Cực chẳng đã, ngày 4/7/2012, anh Tiến viết đơn gửi Hội đồng xét duyệt, xin được chậm ký hợp đồng và thanh toán tiền thuê mua lần đầu căn hộ số 3.02 chung cư Đông Hưng Thuận.

Ngày 20/8/2012, ông Đỗ Phi Hùng - Phó Chủ tịch Hội đồng xét duyệt cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội TPHCM - đã có công văn số 09/HĐXD trả lời “hiệp sĩ” Minh Tiến rằng: Trong thời hạn 20 ngày, nếu không liên hệ với Quỹ Phát triển nhà ở TP, Hội đồng xét duyệt sẽ “không xem xét việc bảo lưu kết quả xét duyệt và sẽ ban hành quyết định thu hồi căn hộ số 3.02”.

Đến nay [10/9], thời hạn trên cũng vừa hết hạn; đồng nghĩa, Hội đồng xét duyệt cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội TP rút lại quyết định cho “hiệp sĩ” Minh Tiến được thuê mua căn hộ.

Trao đổi với chúng tôi, “hiệp sĩ” Minh Tiến không trách chính quyền, cơ quan chức năng TPHCM trong việc làm trên, mà anh chỉ than thở cho cái số nghèo, không tiền của mình đã làm cho “giấc mơ” có được một căn nhà tan tành mây khói.

Báo Lao Động & Đời sống hồi cuối năm 2013 đã có bài “Hiệp sĩ” săn bắt cướp đường phố Nguyễn Văn Minh Tiến bị tố cáo lừa đảo”. Đến nay, sau khi thụ lý đơn tố cáo, Cơ quan CSĐT đã ra thông báo, không có dấu hiệu tội phạm hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản như đơn tố cáo.

Anh Nguyễn Văn Minh Tiến.

"Hiệp sĩ" không lừa đảo

Từ cuối năm 2013 đến nay, “hiệp sĩ” Tiến luôn sống trong sự bức xúc và mệt mỏi bởi hàng ngàn cuộc gọi và nhiều lời “hỏi thăm” xoáy vào việc anh bị tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Gia đình anh cũng rơi vào hoàn cảnh éo le, vợ chồng lục đục, con cái bị búa rìu dư luận dèm pha. Điều đáng thương nhất cho “hiệp sĩ” đường phố Sài Gòn từng lập hàng ngàn chiến công săn bắt cướp ấy là những đối tượng xấu đã lợi dụng vụ việc “tranh tối tranh sáng” này, nhắn tin đe dọa, xúc phạm danh dự nhân phẩm của anh. Theo nguồn tin riêng của Báo Lao Động & Đời sống, sau khi thụ lý đơn tố cáo của bà Hồ Thị Thanh Vân [SN 1976, thường trú số 3/8/3 đường Thành Thái, phường 14, quận 10, TPHCM] cho rằng “hiệp sĩ” Nguyễn Văn Minh Tiến đã “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, mới đây Cơ quan CSĐT Công an quận Gò Vấp, TPHCM đã có thông báo khẳng định, “không có dấu hiệu hình sự của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự.

Có thể nói, vào những ngày cuối tháng 12 này, “hiệp sĩ” Nguyễn Văn Minh Tiến - người nổi tiếng TPHCM và cả nước với hàng ngàn chiến công bắt cướp đường phố - đã lấy lại niềm vui, khi anh được minh oan một cách rõ ràng. Tiến cho biết: “Tôi vui lắm! Cảm ơn cơ quan điều tra đã xác minh để cho tôi có sự công bằng... ”.

Nỗi oan được giải tỏa

Theo đơn tố cáo, bà Vân cho rằng vào năm 2000, anh Tiến bán cho ông Nguyễn Hữu Mạch [ngụ quận Tân Bình, TPHCM] lô đất tại số 21/39 đường Thống Nhất, phường 16, quận Gò Vấp với giá 120 triệu đồng. Việc mua bán chỉ làm giấy tờ viết tay vì nguồn gốc đất do ông Nguyễn Văn Lài [cha đẻ của anh Tiến] chia lại cho con. Đến năm 2009, anh Tiến bán miếng đất trên cho bà Vân với giá 160 triệu đồng. Bà Vân đặt cọc trước 50 triệu đồng, sau đó đưa tiếp cho anh Tiến 43 triệu đồng. Đầu năm 2010, khi bà Vân rào miếng đất lại thì ông Mạch tới ngăn chặn và nói đất này là của ông Mạch. Sau khi 3 người gồm ông Mạch, bà Vân và anh Tiến gặp nhau để thỏa thuận thì anh Tiến trình bày là ông Mạch nhờ anh bán giúp miếng đất với giá 80 triệu đồng, ông Mạch không thừa nhận. Ngày 4.10.2013, ông Mạch và bà Vân viết giấy tay mua bán miếng đất với giá 80 triệu đồng, ông Mạch đã nhận đủ tiền. Do anh Tiến không làm hợp thức hóa sang tên chủ quyền cho bà Vân, bà Vân cho rằng anh Tiến đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên làm đơn tố cáo gửi Cơ quan CSĐT Công an quận Gò Vấp, TPHCM.

Lý giải về vụ việc này, anh Tiến cho biết, ngày 7.4.1999, ông Nguyễn Văn Lài cho anh mảnh đất 32m2 tại địa chỉ số 21/39 đường Thống Nhất, phường 16, quận Gò Vấp. Đến năm 2000 do khó khăn, anh Tiến đã bán miếng đất cho ông Nguyễn Hữu Mạch. Năm 2009, ông Mạch lại nhờ anh Tiến tìm người bán lại miếng đất này với giá 80 triệu đồng. Qua quen biết, anh Tiến mời vợ chồng bà Vân mua miếng đất với giá 130 triệu đồng [anh Tiến cho rằng mình làm cò môi giới bán đất cho ông Mạch]. Sau đó, vợ chồng bà Vân có gặp ông Mạch để thỏa thuận giá cả. Lúc này, bà Vân đưa cho Tiến 50 triệu đồng, số tiền còn lại 80 triệu đồng bà Vân hứa sẽ trả cho ông Mạch trong thời gian ngắn. Song do không có tiền, mãi đến tháng 10.2013, bà Vân mới đưa cho ông Mạch số tiền 80 triệu đồng.

Do có tranh chấp giữa 4 hộ gia đình xung quanh và xảy ra vướng mắc, nên bà Vân không xây được nhà trên mảnh đất này. Đến khi có mảnh đất 20m2 bên cạnh - là phần mộ của gia đình anh Tiến, bà Vân đã thỏa thuận mua thêm. Ngày 15.12, “hiệp sĩ” Tiến cho biết: “Tôi sẽ đi tới cùng sự việc này, bởi sau khi bị tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản sai sự thật, tôi đã phải mang tiếng oan rất nặng nề, ảnh hưởng đến gia đình, con cái, ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội… trong suốt thời gian dài. Nay tôi đã làm đơn khiếu nại, đề nghị xem xét giải quyết đến các cơ quan chức năng về hành vi bôi nhọ danh dự của tôi cũng như cố tình vu khống cho tôi”.

Mới đây, trong quá trình truy bắt 2 tên cướp giật chiếc điện thoại trên đường Bàu Cát, phường 14, quận Tân Bình, TPHCM, anh Tiến và đồng đội đã phải đuổi theo bọn chúng trên nhiều tuyến đường, từ Bàu Cát ra Trường Chinh, Âu Cơ... và Lũy Bán Bích. Khi đuổi kịp 2 tên cướp sử dụng xe gắn máy phân khối lớn, bất ngờ anh Tiến bị tên cướp ngồi sau rút súng điện tự chế bắn vào người. Do đang đi với tốc độ cao, anh Tiến ngã khỏi xe và bị đa chấn thương. Hai tên cướp tẩu thoát còn anh Tiến được người dân đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Chủ Đề