Hiện nay đã có bao nhiêu tổ chức hội sinh viên việt nam cấp tỉnh?

ĐTN: Tối 12/01, Tỉnh Đoàn, Hội sinh viên Việt Nam tỉnh đã long trọng tổ chức chương trình kỷ niệm 72 năm ngày Truyền thống Học sinh – Sinh viên Việt Nam và Tuyên dương danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3 tốt”, “Sinh viên Bình Dương những câu chuyện đẹp” năm học 2021 – 2022.

11:10 - 13/01/2022

11:01 - 13/01/2022

09:02 - 12/01/2022

21:16 - 10/01/2022

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I Hội Sinh viên Việt Nam được tổ chức tại thủ đô Hà Nội từ ngày 29 đến 31/7/1955. Tham dự đại hội có 244 đại biểu chính thức và 255 đại biểu dự thính của các trường đại học, đại biểu sinh viên miền Nam và đại biểu lưu học sinh ở nước ngoài. Đại hội quyết định lấy tên mới của tổ chức sinh viên là Hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam.

Đại hội đã đề ra nhiệm vụ đoàn kết, thống nhất mọi lực lượng sinh viên trong Hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam, cùng với thanh niên và nhân dân cả nước đấu tranh cho hòa bình, độc lập và thống nhất Tổ quốc, đòi thực hiện tổng tuyển cử tự do hai miền Nam, Bắc theo đúng tinh thần Hiệp định Giơ-ne-vơ. Đại hội đã thông qua bản điều lệ, chương trình hoạt động và lời kêu gọi sinh viên toàn quốc, bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội do đồng chí Nguyễn Quang Toàn làm chủ tịch.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam được tổ chức tại thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 7/5/1958. Tham dự đại hội có 228 đại biểu chính thức [trong đó có 21 đại biểu sinh viên miền Nam, 22 đại biểu là nữ], 200 đại biểu dự thính; Đoàn đại biểu tổ chức sinh viên quốc tế [UIE], Đại biểu sinh viên Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ... đã tham dự đại hội. Đại hội đã vinh dự được Bác Hồ đến thăm và huấn thị.

Bác dạy: "Thanh niên bây giờ là một thế hệ vẻ vang... Thời đại chúng ta bây giờ là thời đại vệ tinh nhân tạo, nghĩa là thời đại của khoa học phát triển rất mạnh, thời đại XHCN, thời đại anh hùng [không phải là anh hùng cá nhân]. Vậy mong các cháu làm người thanh niên anh hùng trong thời đại anh hùng". Đại hội đã bầu anh Lê Hùng Lâm làm Tổng thư ký Trung ương Hội.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Hội Liên hiệp sinh viên Việt Nam được tổ chức tại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Hà Nội từ ngày 3 – 5/3/1962. Tham dự đại hội có 500 đại biểu thay mặt cho hai vạn sinh viên của 10 trường đại học, cao đẳng.

Đại hội đề ra các nhiệm vụ: động viên sinh viên học tập, rèn luyện, không ngừng bồi dưỡng phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; đẩy mạnh hơn nữa công tác cải thiện đời sống; đoàn kết lực lượng sinh viên, tích cực đẩy mạnh các hoạt động đấu tranh thống nhất Tổ quốc; phát triển quan hệ hữu nghị với sinh viên và thanh niên các nước trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân, bảo vệ hòa bình; cải tiến tổ chức và hoạt động của hội. Đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Quang làm Chủ tịch hội.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Hội Liên hiệp sinh viên Việt Nam được tổ chức tại thủ đô Hà Nội từ ngày 6 – 7/1/1970. Nghị quyết đại hội đã nêu rõ nhiệm vụ của sinh viên các trường đại học, cao đẳng là: "Ra sức thi đua học tập tốt, xây dựng mục đích, động cơ và thái độ học tập đúng, xây dựng nền nếp học tập và rèn luyện tốt... hăng hái tham gia lao động sản xuất, tăng cường đoàn kết với đồng bào miền Nam, kiên quyết đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc". Đại hội rất vinh dự được Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến dự và nói chuyện.

Thủ tướng căn dặn sinh viên Việt Nam ra sức học tập, rèn luyện để trở thành những người vừa "hồng", vừa "chuyên" như Bác Hồ đã dạy. Đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Văn Huê làm Chủ tịch hội. Do tình hình và điều kiện cụ thể nên các trường đại học và các cấp tỉnh, thành chưa tổ chức Hội Sinh viên, Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp sinh viên Việt Nam [từ năm 1970 lấy tên là Hội Liên hiệp sinh viên đại học] chủ yếu làm nhiệm vụ đối ngoại.

Để phù hợp với tình hình nhiệm vụ công tác trong giai đoạn mới, Hội nghị đại biểu Hội Sinh viên toàn quốc [7/1985] đã thông qua bản Điều lệ Hội trong điều kiện mới và quyết định đổi tên Hội Liên hiệp sinh viên Việt Nam thành Hội Sinh viên Việt Nam với nhiệm vụ: tổ chức, đoàn kết, hướng dẫn và cổ vũ sinh viên Việt Nam thi đua học tập và rèn luyện; cùng với các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho sinh viên; động viên sinh viên hăng hái tham gia hoạt động xã hội; tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị với sinh viên các nước XHCN và phong trào sinh viên dân chủ trên thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Hội nghị lần này đã hiệp thương thông qua danh sách Ban Chấp hành Trung ương Hội gồm 49 ủy viên do đồng chí Vũ Quốc Hùng - Bí thư Trung ương Đoàn làm Chủ tịch Hội, đồng chí Hồ Đức Việt làm Tổng thư ký; năm 1988, đồng chí Hồ Đức Việt giữ trách nhiệm Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thay đồng chí Vũ Quốc Hùng nhận công tác mới.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Hội Sinh viên Việt Nam

Trong khí thế sôi nổi thi đua thành lập thành tích cao chào mừng Đảng ta 40 tuổi và thực hiện di chúc thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ tư của Hội liên hiệp sinh viên Việt Nam đã họp trong hai ngày 6 và 7/1/1970 tại Hà Nội.

Đại hội đã ra Nghị quyết nêu rõ phương hướng và nhiệm vụ của sinh viên đại học là: Ra sức thi đua học tốt, xây dựng mục đích, động cơ và thái độ học tập đúng, xây dựng nề nếp học tập và rèn luyện tốt. Tăng cường đoàn kết, phát huy dân chủ và vai trò làm chủ của học sinh – sinh viên trong nhà trường XHCN; hăng hái tham gia lao động sản xuất; tăng cường đoàn kết với đồng bào miền Nam, kiên quyết đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, tăng cường đoàn kết học sinh – sinh viên trên thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

Trong nhiệm kỳ này, phong trào sinh viên phát triển mạnh mẽ trên mọi lãnh vực. “Thanh niên hăng hái tiến lên hàng đầu trong chiến đấu, học tập và xây dựng cuộc sống mới” – Đó là khẩu hiệu hành động của tuổi trẻ trong giai đoạn cách mạng mới.

Nhiều gương sinh viên, thanh niên đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V Hội Sinh viên Việt Nam được tổ chức tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Hà Nội từ ngày 21 đến 23/11/1993. Tham dự đại hội có 255 đại biểu chính thức là những sinh viên tiêu biểu của trên 100 trường đại học, cao đẳng trong cả nước.

Đại hội rất vinh dự được đón đồng chí Đỗ Mười, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến dự.

Trong bài phát biểu, đồng chí Đỗ Mười đã đánh giá: "Hơn nửa thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sinh viên và học sinh nước ta luôn luôn là lực lượng hăng hái tham gia các phong trào cách mạng, cùng giai cấp công nhân, nông dân, giới trí thức và đồng bào cả nước đấu tranh quyết liệt, lâu dài, giành độc lập, tự do, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...".

Đại hội đã thống nhất thông qua 5 chương trình hành động với các nội dung như: Người sinh viên - nhà trí thức - chuyên gia tương lai; hỗ trợ sinh viên học tập - nghiên cứu khoa học và phát triển tài năng; chăm lo đời sống, quyền lợi, nghĩa vụ của sinh viên; hoạt động văn hóa - thể thao và công tác xã hội; tiếp tục củng cố và phát triển Hội.

Đại hội đã hiệp thương và cử ra Ban Chấp hành trung ương Hội khóa V gồm 49 ủy viên, đồng chí Hồ Đức Việt, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn được hiệp thương tiếp tục giữ chức Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam.

Tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội sinh viên Việt Nam [mở rộng] lần thứ 6 [khóa V], đồng chí Hoàng Bình Quân, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn được hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thay đồng chí Hồ Đức Việt nhận công tác mới.

Đại hội đại biểu toàn quốc Hội sinh viên Việt Nam nhiệm kỳ VI [1998 – 2003]đã xác định các phong trào cần thực hiện bằng những giải pháp chính sau:

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức thực hiện hoạt động Hội và phong trào sinh viên

Khẩn trương nghiên cứu xây dựng và ban hành các chính sách đối với sinh viên vàcông tác sinh viên để bồi dưỡng, giáo dục và phát huy lực lượng sinh viên

Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động Hội và phong trào sinh viên

Củng cố và phát triển tổ chức Hội sinh viên Việt Nam

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò nòng cốt của Đoàn TNCS HCM đối với các phong trào sinh viên và hoạt động Hội

Nhiệm kỳ VI đã tập trung vào các công tác sau:

Tập trung phát triển chi Hội theo lớp. Khoa. Đa dạng các hình thức tập hợp sinh viên

Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng trình độ năng lực cho cán bộ Hội

Cải tiến lề lối làm việc, nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả

Đại hội đại biểu toàn quốc Hội sinh viên Việt Nam lần VII

Trong những ngày cuối năm 2003, sinh viên cả nước tích cực thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội sinh viên Việt Nam lần 7 diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 29 đến 31/12/2003 tại thủ đô Hà Nội.

Đại hội đã tổng kết công tác Hội trong nhiệm kỳ IV, đánh giá tình hình sinh viên hiện nay để xây dựng phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ mới hiệu quả và thiết thực, thảoluận thông qua điều lệ Hội sinh viên sửa đổi.

Từ những năm 20 của thế kỷ trước, khi người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, lớp trẻ học đường trong nước đã dấy lên phong trào "tìm đường hướng mới" bàn việc vận động sinh viên tranh đấu và tìm đọc những tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc.

Học sinh, sinh viên đi đầu trong các cuộc đấu tranh đòi trả tự do cho cụ Phan Bội Châu bị mật thám bắt cóc ở Thượng Hải đưa về giam ở Hỏa Lò [Hà Nội]; xuống đường đưa tang cụ Phan Châu Trinh; đòi trả tự do cho trí thức trẻ yêu nước Nguyễn An Ninh... tinh thần đó đã cổ vũ cho các cuộc đấu tranh của nhân dân và thanh niên học sinh trước cách mạng.

Các thế hệ thanh niên Việt Nam tự hào về lớp thanh niên, học sinh, sinh viên, trí thức trẻ sớm đi theo con đường của Nguyễn Ái Quốc, trực tiếp tham gia dựng Đảng, dựng Đoàn dưới ngọn cờ của Người.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, nhân dân và tuổi trẻ Việt Nam sau hơn 80 năm dưới ách nô lệ của thực dân, phong kiến đã trở thành người chủ thực sự của đất nước mình.

Với khí thế ấy, học sinh, sinh viên nước ta vô cùng phấn khởi, tự hào về thắng lợi vĩ đại của dân tộc, đã nêu cao tinh thần yêu nước, vừa tích cực học tập, vừa tham gia bảo vệ, xây dựng chính quyền nhân dân non trẻ và anh dũng đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược theo lời kêu gọi thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu.

Ngay sau ngày độc lập, đông đảo học sinh, sinh viên đã hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh tích cực tham gia phong trào "diệt giặc dốt" xóa nạn mù chữ cho đồng bào, trước hết là cho bộ phận không nhỏ trong thanh niên; hàng ngàn học sinh, sinh viên của các trường ở thủ đô Hà Nội, thành phố Huế... hăng hái, tình nguyện ra các vùng ngoại vi của thành phố, về nông thôn cùng nông dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất để "diệt giặc đói"; đặc biệt trong các đoàn quân Nam tiến, có trên 2 vạn học sinh, sinh viên các tỉnh Trung Bộ, Bắc Bộ và thủ đô Hà Nội đã tình nguyện lên đường chi viện cho chiến trường phía Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam [nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh], phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của học sinh, sinh viên ngày một dâng cao, tiêu biểu cho tinh thần ấy là cuộc đấu tranh ngày 9/1/1950 của hơn 2.000 học sinh, sinh viên Sài Gòn - Chợ Lớn đòi thả ngay những người bạn bị bắt và mở lại trường học.

Trong cuộc đấu tranh ấy đã xuất hiện tấm gương hy sinh anh dũng của Trần Văn Ơn..., sự hy sinh đó đã dấy lên trong thanh niên và nhân dân cả nước lòng căm thù giặc và ý chí đấu tranh kiên cường chống thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Với tinh thần đó, Đại hội toàn quốc Liên đoàn Thanh niên Việt Nam lần thứ nhất [tháng 2/1950] tại căn cứ Việt Bắc đã quyết định lấy ngày 9/1 hằng năm làm ngày Truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam.

Trong 53 năm qua, Hội Sinh viên Việt Nam đã có những cống hiến xuất sắc trong mỗi bước trưởng thành của phong trào thanh niên Việt Nam, của cách mạng Việt Nam, được công nhận là tổ chức chính trị - xã hội của sinh viên Việt Nam. Năm 2000, Hội Sinh viên Việt Nam đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng phần thưởng cao quý "Huân chương Độc lập hạng nhất".

Tính đến nay, Hội Sinh viên Việt Nam đã trải qua 6 kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc, mỗi đại hội là một mốc son đánh dấu sự phát triển của sinh viên Việt Nam, của phong trào sinh viên và công tác Hội Sinh viên Việt Nam.

Trong những năm 1949-1950, phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh diễn ra rầm rộ, liên tục và rộng khắp, đòi đảm bảo an ninh cho sinh viên, học sinh, đòi được học bằng tiếng mẹ đẻ … Ngày 9-1-1950, Đoàn thanh niên Cứu quốc và Đoàn học sinh Sài Gòn - Chợ Lớn đã vận động và tổ chức cho gần 10.000 SVHS nhân dân Sài Gòn- Chợ Lớn, biểu tình và bị đàn áp dã man.

Anh Trần Văn Ơn, một thanh niên tiêu biểu cho lòng yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của HSSV đã hy sinh. Thanh niên học sinh cả nước đều tổ chức bãi khóa phản đối địch khủng bố tàn sát học sinh Sài Gòn và làm lễ truy điệu anh Trần Văn Ơn khiến Thủ hiến Trần Văn Hữu đã hứa thỏa mãn các yêu sách: mở cửa các trường, trả tự do cho các học sinh bị bắt, nhận những công nhân bị sa thải, cho phép ra lại những tờ báo đã bị đóng cửa.

Tháng 2 năm 1950, Đại hội Liên đoàn thanh niên Việt Nam tại Việt Bắc đã quyết định chọn ngày 09/01 làm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam.

Đại hội đại biểu toàn quốc Hội sinh viên Việt Nam lần thứ 5 [11/1993] tổ chức tại thủ đô Hà Nội đã quyết định lấy ngày 9 tháng 1 làm ngày truyền thống Hội sinh viên Việt Nam.

Phong trào học sinh - sinh viên phát triển ngày càng sâu rộng với sự phát triển của nền giáo dục nước nhà, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc.

Đại hội lần thứ nhất Hội sinh viên Việt Nam được tổ chức từ ngày 29 – 31/7/1955 tại Hà Nội. Đại hội thống nhất các tổ chức sinh viên thành Hội liên hiệp sinh viên Việt Nam và đề ra nhiệm vụ: đoàn kết mọi lực lượng sinh viên cùng với nhân dân cả nước đấu tranh cho hòa bình, độc lập và Thống nhất Tổ quốc.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Hội liên hiệp sinh viên Việt Nam được tổ chức vào ngày 5 - 5 - 1958 tại thủ đô Hà Nội. Đại hội vinh dự được Bác Hồ đến thăm, động viên và giao nhiệm vụ, đó là: phải gắn lý luận với thực hành, học tập kết hợp với lao động; học để xây dựng chủ nghĩa xã hội, phục vụ nhân dân đất nước.

Đại hội đại biểu Hội liên hiệp sinh viên Việt Nam lần thứ 4 đã họp trong hai ngày 6 - 7 /01/1970 tại Hà Nội. Đại hội đã ra nghị quyết đổi tên thành Hội Liên hiệp học sinh Đại học Việt Nam. Các chi hội sinh viên và sinh viên quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ học tập, lao động và xây dựng cuộc sống mới. Hàng nghìn sinh viên đã lên đường theo lời kêu gọi của Tổ quốc vào Nam đánh Mỹ.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 5 Hội sinh viên Việt Nam [22 - 23/ 11/1993] được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, một lần nữa khẳng định vai trò, vị trí của Hội sinh viên Việt Nam trong sinh viên và xã hội.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Hội sinh viên Việt Nam được tổ chức tại thủ đô Hà Nội vào ngày 22 - 23/12/1998.

Đại hội đã thống nhất phương hướng hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đất nước đối với sinh viên và tổ chức Hội sinh viên trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Chúng ta có thể tự hào rằng, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, học sinh, sinh viên Việt Nam luôn kế tục phát huy những truyền thống vẻ vang của thế hệ cha anh, được Đảng và Nhà nước dày công bồi dưỡng. Đó là:

- Truyền thống yêu nước nồng nàn, gắn bó với chế độ xã hội chủ nghĩa, trung thành với Đảng, với nhân dân, tự hào về dân tộc, về Bác Hồ kính yêu, về lực lượng vũ trang anh hùng, về Đoàn và Hội.
- Truyền thống hiếu học, say mê sáng tạo, nghiên cứu để vươn tới đỉnh cao của khoa học, công nghệ, văn học- nghệ thuật, thể dục thể thao. . . trong những giai đoạn khó khăn ở các thời kỳ Cách mạng của đất nước.
- Truyền thống đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau trong học tập, nghiên cứu khoa học, chia sẻ khó khăn với nhân dân, không đòi hỏi cho riêng mình khi đất nước còn nghèo, nhân dân còn thiếu thốn

sinh viên, đại hội, việt nam

Video liên quan

Chủ Đề