Hát về miền quê mới ca sĩ kiều hưng là ai?

Trong chương trình “Giai điệu tự hào” tháng 7-2014 trên kênh VTV1, nhiều khán giả rất xúc động được “gặp lại” Kiều Hưng trên sân khấu. Với khán giả trẻ hôm nay, không mấy người biết ông cụ có giọng hát trong veo kia là một trong những ca sĩ hàng đầu suốt thập niên 70, 80. Nói như nhiếp ảnh gia trẻ Na Sơn tại sân khấu thì “Kiều Hưng - người hát tình ca số 1 của Việt Nam mọi thời!”.


Ngã rẽ của anh phụ đài


Kiều Hưng được khán giả Hà Nội và miền Bắc biết đến với bài hát “Bài ca trên núi” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, lời của nhà văn Tô Hoài, trong bộ phim “Vợ chồng A Phủ” năm 1961. Hôm ra mắt phim ở rạp Tháng Tám, nhiều người, kể cả nhạc sĩ La Thăng - Đoàn trưởng Đoàn Ca múa nhân dân Trung ương - cũng thốt lên: “Cậu nào hát hay thế?”. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương càng kinh ngạc hơn: “Cậu này hát rất có chất Mèo [tiếng gọi người H’Mông những năm 60], mà lời của mình đâu dài và hay thế?”. Chả là Kiều Hưng thấy lời gốc ngắn quá đã sáng tác thêm lời cho trọn vẹn bản tình ca. Sau đó mới biết anh chàng hát hay kia chính là một người đang làm phụ đài của đoàn mình, nhạc sĩ La Thăng liền cất nhắc lên làm ca sĩ hát bè.


Kiều Hưng sau này kể lại, ông vốn quê Phú Xuyên - Hà Tây, con địa chủ nhưng là phận con vợ lẽ thứ 7 nên Kiều Tất Hưng [tên khai sinh] cũng chẳng sung sướng gì. Sau ngày giải phóng Thủ đô 1954, ông ra Hà Nội học nghề may, thích ca hát nên xin thi vào trường âm nhạc nhưng không đậu. Vậy nhưng, máu văn nghệ trong ông vẫn không buông mặc dù phải làm đủ nghề tự do, kể cả bán báo. May sao, Kiều Tất Hưng xin được vào Đoàn Ca múa nhân dân Trung ương với công việc phụ đài.

Ca sĩ Kiều Hưng hát cùng Nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền.


Tuy hát rất hay nhưng do chỉ được tham gia tốp ca nên Kiều Hưng vẫn lận đận. Chỉ tới khi đi diễn trên các tuyến lửa miền Trung, Quảng Bình hay các trận địa pháo, tên lửa khắp miền Bắc thì Kiều Hưng mới có cơ hội hát đơn. Chính từ đây, chất giọng riêng biệt đầy truyền cảm của Kiều Hưng được mọi người ghi nhận.


Nhiều người vẫn tự hỏi Kiều Hưng tuy là giọng nam cao nhưng khi thể hiện những bài hát rất nhẹ nhàng như không, ông hát dân ca cũng đầy truyền cảm, thoảng đưa như dòng sông Nhuệ quê hương. Cùng lứa thì Trung Kiên hát hào sảng khí thế, Quý Dương hát chất bác học, Trần Hiếu trầm lắng hóm hỉnh, Kiều Hưng hát trong veo, đơn giản mà sang trọng. Tuy có năng khiếu thiên bẩm nhưng do không được đào tạo bài bản nên khi rất thành công những năm cuối thập niên 60, Kiều Hưng đã hiểu sự hạn chế của mình. Vì thế, đầu năm 70, khi chiến tranh còn ác liệt, Kiều Hưng được 2 sự lựa chọn: Đi biểu diễn ở các nước XHCN và dân chủ để tuyên truyền cho thế giới ủng hộ Việt Nam và đi học nhạc ở nước ngoài. Kiều Hưng chọn đi học và Nhạc viện Kiev [Ukraine] thuộc Liên Xô cũ là điểm đến tu nghiệp. Nơi đây, cùng với bạn bè là ca sĩ, nhạc sĩ như: Trung Kiên, Trần Thu Hà [nghệ sĩ piano], Nguyễn Đức Toàn... Kiều Hưng đã được trang bị trọn vẹn kiến thức âm nhạc chuyên nghiệp.


Khi trở về, với hành trang học tập bài bản, Kiều Hưng trở thành ca sĩ hàng đầu, toàn diện ở mọi thể loại nhạc nhẹ. Càng hay nữa, Kiều Hưng dù học ở phương Tây nhưng khi hát, nhất là thể loại dân ca, ông vẫn giữ hồn cốt quê hương dân tộc mà mọi người vẫn nhớ như: Bèo dạt mây trôi, Inh lả ơi, Xuân bản mèo... Đặc biệt, những bản nhạc có âm hưởng dân ca thì Kiều Hưng xử lý quá tuyệt vời.


Ngày trở về


Kiều Hưng đã đứng trên đỉnh cao âm nhạc gần 20 năm cho tới năm 1991. Đây chính là khoảng lặng dẫn đến một ngả rẽ khác của danh ca này. Ông theo vợ sang Liên Xô, Đông Âu sụp đổ, ông sang Đức định cư. Có thời điểm vì miếng cơm manh áo xứ người, ông đi hát cho các trung tâm hải ngoại với những bài hát thuộc loại “nhạc vàng” đã làm cho tên tuổi Kiều Hưng “biến mất” tại quê nhà. Ngay cả việc về nước thăm nhà cũng “nghìn trùng cách trở” vì Kiều Hưng cảm thấy mình như có lỗi với đất nước. Trong một lần sang Pháp, bạn ông, Nghệ sĩ Nhân dân Trung Kiên khi đó với tư cách là Thứ trưởng Bộ Văn hóa đã đứng ra bảo lãnh cho ông về thăm quê mà Kiều Hưng vẫn băn khoăn. Mãi cho đến sau năm 2000, ông mới về. Một nhà báo đi du lịch ở Đức kể, Kiều Hưng với con của mình đã giúp cộng đồng người Việt định cư ở Đức hòa nhập với văn hóa Đức bằng việc dạy nhạc. Ngoài dạy nhạc bác học, Kiều Hưng còn dạy dân ca Việt nên nhiều đứa trẻ ở đây rất thích bác Kiều Hưng hát dân ca!


Kiều Hưng đã trở lại quê hương với tâm thế của một người con của đất nước. Chẳng ai trách gì nhưng ông vẫn nặng lòng về thời gian xa cách.


Tôi xem trên youtube có nhiều đoạn phim do bạn bè, khán giả hâm mộ Kiều Hưng tự quay mới thấy, hóa ra cái tên Kiều Hưng không bao giờ phai nhạt. Mỗi khi ông từ Đức trở về, từ sân bay tới ngôi nhà nhỏ ở ngõ Hào Nam gần Nhạc viện luôn có bạn bè, người hâm mộ mang hoa đón và thăm vui. Chỉ có điều, ngày ra đi còn trung niên khỏe mạnh, nay trở về thành ông lão gần 80 tuổi [ông sinh năm 1937]. Vậy nhưng gương mặt ông luôn rạng rỡ. Trong hàng trăm bài hát mà Kiều Hưng thể hiện có bài “Về thăm mẹ” của nhạc sĩ Trần Chung, trong đó có câu: Rạo rực niềm vui, nhớ về thăm mẹ. Rộn ràng bàn chân, đường quê mong nhớ!… Đó chính là nỗi lòng của ông, Nghệ sĩ Ưu tú Kiều Hưng, người hát tình ca hay nhất mọi thời!


Dương Trang Hương

Kiều Hưng [sinh 1937] là một trong những ca sĩ xuất sắc được nhiều người ưa thích của miền Bắc Việt Nam, được Nhà nước Việt Nam tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú[1]. Giọng hát của ông là giọng nam cao trữ tình. Ông là người đã ứng dụng rất thành công nghệ thuật thanh nhạc phương Tây vào ca khúc Việt Nam.

Thân thế sự nghiệp

Ông tên thật là Kiều Tất Hưng, sinh năm 1937 tại làng Thường Xuyên, bên bờ sông Nhuệ, thuộc huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông [nay thuộc Hà Nội] trong một gia đình địa chủ. Thuở nhỏ, cha mất sớm, ông được anh nuôi dưỡng. Đến tuổi thiếu niên, gia đình đưa ông ra Hà Nội.

Ông có dự thi vào khóa thanh nhạc đầu tiên của Nhạc viện Hà Nội, mặc dù được giám khảo khen ngợi nhưng không được nhận vào trường. Sau đó, ông được nhận vào làm hợp xướng viên của Đoàn Ca múa nhạc Trung ương.

Ca khúc đơn ca được ghi âm đầu tiên của Kiều Hưng là bản Bài ca trên núi-một sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, trong bộ phim Vợ chồng A Phủ [1961]. Ông cũng trở thành nghệ sĩ hát đơn ca từ đó.

Từ năm 1968 đến năm 1972, Kiều Hưng được cử đi học tại Nhạc viện Kiev [Liên Xô cũ, nay thuộc Ucraina], Ông đã tốt nghiệp năm 1972, đồng thời và có cùng thầy dạy với Nghệ sĩ Nhân dân Trung Kiên. Ông cũng đã từng là thực tập sinh thanh nhạc tại Đại học Văn hóa Moskva [Nga, khi đó còn thuộc Liên Xô] vào năm 1991.

Ông đã từng tham gia giảng dạy tại Khoa Thanh nhạc-Nhạc viện Hà Nội và lớp Đại học Thanh nhạc Dân tộc của trường Nghệ thuật Sân khấu 2 tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong số học trò của ông có các nghệ sĩ như Mạnh Hưng, Tiến Hỷ sau này cũng được Nhà nước tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.

Ông vào sống tại thành phố Hồ Chí Minh khoảng năm 1988. Năm 1991, ông sang sống tại Nga. Từ năm 1995, ông sống tại Đức. Ông có ý định trở về Việt Nam và thực hiện một số dự định về ca hát của mình.
Một vài ca khúc do Kiều Hưng trình bày

Sau đây là danh sách một số ca khúc Kiều Hưng trình bày:

  • Bèo dạt mây trôi [dân ca]
    Tình ca [Hoàng Việt]
    Đường lên Tây Bắc [Văn An] [cùng Thu Phương]
    Bài ca trên núi [Phim Vợ chồng A Phủ]
    Bài ca Hà Nội [Vũ Thanh]
    Bài ca người thợ rừng [Phạm Tuyên]
    Bài ca trên núi [nhạc Nguyễn Văn Thương, lời Tô Hoài & Kiều Hưng].[Bài hát này trích từ bộ phim Vợ chồng A Phủ]
    Bài ca xây dựng [Thanh Phúc] [song ca cùng Thúy Hà]
    Bên Lăng Bác Hồ [Dân Huyền]
    Bông hoa Hồng Chiêm [Dân Huyền]
    Cả cuộc đời về ta [Lưu Hữu Phước] [song ca cùng Bích Liên]
    Cảm xúc tháng Mười [nhạc Nguyễn Thành, lời thơ Tạ Hữu Yên]
    Cây trúc quê hương [Lê Việt Hòa]
    Chào em cô gái Lam Hồng [Ánh Dương]
    Con kênh ta đào [Phạm Tuyên] [song ca cùng Lê Dung]
    Cung đàn tuổi xanh [Dân Huyền]
    Dáng đứng Bến Tre [Nguyễn Văn Tý]
    Dòng sông quê anh dòng sông quê em [nhạc Đoàn Bổng, lời thơ Lai Vu] [song ca cùng Lê Dung]
    Du kích sông Thao [Đỗ Nhuận]
    Đất nước chung một màu xanh [Trương Châu Mỹ]
    Đường lên Tây Bắc [Văn An] [cùng Thu Phương & tốp ca nữ Đài TNVN]
    Đường vùng chiêm [Hoàng Hiệp] [song ca cùng Bích Liên]
    Em bé Bảo Ninh [nhạc Trần Hữu Pháp, lời thơ Nguyễn Văn Dinh]
    Em có nghe âm thanh ngày mới [Nguyễn An]
    Em ở nơi đâu [Phan Nhân]
    Em và quê hương [Tô Hải]
    Gió lộng đất rừng [Thái Cơ] [song ca cùng Bích Liên]
    Gửi em chiếc nón bài thơ [nhạc Lê Việt Hòa, lời phỏng thơ Sơn Tùng]
    Gửi nắng cho em [nhạc Phạm Tuyên, lời thơ Bùi Văn Dung]
    Hà Giang quê tôi [Thanh Phúc]
    Hà Nội mến yêu ơi [Trần Nhơn]
    Hát lên em ơi cô gái xã viên [Trần Chung]
    Hát về cây lúa [Hoàng Vân]
    Hát về người thợ xây [Hồ Hữu Thới]
    Hát về quê hương rừng cọ đồi chè [An Chung]
    Hát về Tổ Quốc tôi [Hữu Xuân]
    Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người [Trần Kiết Tường] [cùng tốp ca nữ Đài TNVN]
    Khơi dòng nước mát [Trọng Loan] [song ca cùng Thanh Huyền]
    Ký họa mùa xuân [nhạc Phan Huỳnh Điểu, lời thơ Chính Hữu]
    Kỷ niệm không quên [Nguyễn Đức Chính]
    Lá đỏ [nhạc Hoàng Hiệp, lời thơ Nguyễn Đình Thi]
    Lời ca gửi Hà Nội [nhạc Văn Chung, lời thơ Nam Hà]
    Lời cây sáo trúc [Thái Cơ]
    Một ngày mới trên đất mỏ [Tân Huyền] [song ca cùng Bích Liên]
    Muôn nẻo đường quê hương [Phó Đức Phương] [song ca cùng Tuyết Thanh]
    Nghe tiếng trống quê hương [Thái Cơ]
    Người đi xây hồ Kẻ Gỗ [Nguyễn Văn Tý] [song ca cùng Thu Hiền]
    Nhịp bước đôi ta [nhạc Ngô Hoàng Thi, lời Hoàng Anh Thơ] [song ca cùng Bích Liên]
    Nhịp cầu nối những bờ vui [nhạc Văn An, lời thơ Phan Văn Từ]
    Những thành phố bên bờ biển cả [nhạc Phạm Đình Sáu, lời thơ Huy Cận]
    Niềm tin dâng Đảng [Trọng Loan]
    Nụ cười chiến thắng [Trương Tuyết Mai]
    Rặng trâm bầu [Thái Cơ] [song ca cùng Thanh Huyền]
    Rừng Hà Tuyên mến yêu [Lê Việt Hòa] [song ca cùng Lê Dung]
    Sông Dak'rong mùa xuân về [Tố Hải]
    Sông Hàn vang tiếng hát [nhạc Huy Du, lời thơ Dương Hương Ly]
    Thành phố đỏ thành phố xanh [Dân Huyền]
    Thành phố hoa phượng đỏ [nhạc Lương Vĩnh, lời thơ Hải Như]
    Thành phố tiếng thoi [Huy Thục]
    Tiếng đàn bầu [nhạc Nguyễn Đình Phúc, lời thơ Lữ Giang]
    Tiếng gọi núi rừng [Nguyễn An] [cùng Tuyết Thanh & hợp xướng Đài TNVN]
    Tiếng hát trên thảo nguyên mênh mông [Bảo Chung]
    Tiếng hát trái tim [Dân Huyền]
    Tiếng hát từ thành phố mang tên Người [nhạc Cao Việt Bách, lời thơ Đăng Trung]
    Tình ca Tây Bắc [nhạc Bùi Đức Hạnh, lời thơ Cầm Giang]
    Tình em biển cả [Nguyễn Đức Toàn]
    Tổ quốc yêu thương [Hồ Bắc]
    Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ [nhạc Nguyễn Văn Thương, lời thơ Tố Hữu]
    Trên phá Tam Giang em hát [Lê Anh] [song ca cùng Thanh Huyền]
    Trên quê hương Xô Viết Nghệ Tĩnh [Dân Huyền] [song ca cùng Thúy Hà]
    Từ mùa xuân này hát chung bài ca [Trọng Loan] [song ca cùng Thanh Huyền]
    Tuổi hai mươi đi xây thành phố tương lai [Lê Lôi]
    Tuổi trẻ trên đồng lúa [Đức Minh] [song ca cùng Bích Liên]
    Ước vọng màu xanh [Hoàng Hà] [song ca cùng Vân Khánh]
    Về đây với đường tàu [Lưu Cầu]
    Về thăm mẹ [Trần Chung]
    Vì Người ta hát muôn lời ca [Nguyễn Văn Thương]
    Việt – Lào hai nước chúng ta tình sâu hơn nước Hồng Hà – Cửu Long [Trần Chương] [song ca cùng Lê Dung]
    Việt Nam – Hồ Chí Minh rực sáng muôn đời [Thuận Yến]
    Việt Nam ơi ta bước tiếp [Huy Du]
    Việt Nam quê hương tôi [Đỗ Nhuận] [song ca cùng Tuyết Thanh]
    Vinh – thành phố bình minh [Lê Hàm] [song ca cùng Phương Nhung]
    Vượt cầu Mây [nhạc Nguyễn Thịnh, lời thơ: Phương Bắc]
  • Và nhiều bài dân ca cũng như nhiều tác phẩm cổ điển thính phòng nước ngoài khác.
Theo wikipedia

Video liên quan

Chủ Đề